Nguyễn Mai
Well-known member
Lòng lợn là món ăn được nhiều người yêu thích bởi kết cấu dai, mềm, ăn rất "cuốn". Khi chế biến lòng lợn cần phải kỹ càng để tránh mùi tanh và cặn bẩn còn sót lại.
Việc làm sạch lòng lợn là bước quan trọng nhất, nó sẽ quyết định thành phẩm sau này có ngon và thơm không. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch lòng lợn, đánh bật mùi tanh, lòng trắng và ngon hơn rất nhiều.
Cách sơ chế lòng lợn
Đầu tiên, bạn cho lòng lợn vào chậu, thêm nước nóng rồi rửa sạch, bước này sẽ giúp lòng được mềm. Sau đó, chắt hết nước, chỉ để lại lòng lợn, thêm bột bắp, trộn đều. Bột bắp đóng vai trò như chất tẩy rửa, cuốn sạch chất nhầy và cặn bẩn trong lòng lợn. Dùng tay chà xát mạnh từ 3 – 5 phút, lúc này bạn sẽ thấy chất nhầy trôi ra rất nhiều.
Tiếp theo, rửa lòng lợn lại bằng nước sạch, lộn ngược, cho bột bắp vào mặt còn lại chà xát mạnh. Bằng cách làm sạch cả 2 mặt như vậy, lòng sẽ không còn mùi hôi nữa.
Một số người thường cho giấm và muối thay thế bột bắp nhưng nó không thể làm sạch hoàn toàn chất nhầy bên trong lòng lợn. Bột bắp lại dễ dàng làm được điều này, chỉ cần loại bỏ chất nhầy, mùi tanh sẽ biến mất.
Bên cạnh đó, việc cho giấm vào để khử mùi tanh nhưng sau khi rửa sạch vẫn còn sót lại nhiều axit axetic, nó sẽ ảnh hưởng tới mùi vị sau khi chế biến.
Để thay thế giấm, bạn có thể sử dụng rượu trắng 50 độ, thêm khoảng 100ml vào và chà xát mạnh lòng lợn. Bước này không chỉ có thể loại bỏ mùi tanh và tăng hương thơm mà còn khử trùng. Sau khi thêm rượu, chà xát trong 3 - 5 phút, rồi rửa lại lần cuối.
Bạn sẽ nhận thấy lòng lợn rất sạch sẽ, sạch chất nhầy, các đốm đen, đốm vàng đều bị loại bỏ, mùi tanh giảm đáng kể. Ở bước này, bạn có thể mang đi chế biến ngay hoặc có thể thêm 1 bước nữa để lòng lợn ngon hơn.
Chuẩn bị một cái chậu, cho một nắm nhỏ hạt tiêu Tứ Xuyên vào rồi ủ với nước sôi trong vòng 5 đến 10 phút. Đợi nước sôi không còn nóng nữa thì cho lòng lợn vào, dùng tay rửa sạch khoảng 3 phút, lật lại và rửa sạch lần nữa. Cuối cùng, mang lòng lợn đi chế biến.
Cách làm lòng lợn om
Lòng lợn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như xào, om, nướng, luộc chấm mắm… Dưới đây là cách làm lòng lợn om:
- Cho lòng lợn đã làm sạch vào nước lạnh, cho hành tím, gừng, rượu nấu vào đun từ từ trên lửa vừa cho đến khi lòng lợn nhăn lại.
- Sau khi sôi, vớt bỏ bọt, nấu trong 3 phút rồi vớt lòng lợn ra rửa lại bằng nước sạch.
- Chuẩn bị hành, gừng, tỏi, hạt tiêu, hoa hồi, quế, lá nguyệt quế, thì là, ớt khô, bạch chỉ, bạch đậu khấu. Thêm 2 thìa nước tương, 2 thìa nước tương đen, 3 thìa dầu hào, 2 thìa hạt nêm, tiêu trắng, trộn đều với lòng lợn rồi đun trên lửa nhỏ trong 1 tiếng. Bạn cũng có thể cho vào nồi áp suất và nấu trong 20 phút.
- Vớt lòng lợn ra, cắt thành từng miếng nhỏ và thưởng thức hoặc có thể mang đi xào với rau củ.
- Đổ một lượng dầu thích hợp vào, cho hành tây vào xào cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho cà rốt vào tiếp tục xào đều, vị ngọt của cà rốt sẽ khiến cả món ăn thêm thơm ngon.
- Tiếp tục cho lòng lợn vào tiếp tục xào, thêm gia vị, nêm nếm cho vừa miệng là xong.
Việc làm sạch lòng lợn là bước quan trọng nhất, nó sẽ quyết định thành phẩm sau này có ngon và thơm không. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch lòng lợn, đánh bật mùi tanh, lòng trắng và ngon hơn rất nhiều.
Cách sơ chế lòng lợn
Đầu tiên, bạn cho lòng lợn vào chậu, thêm nước nóng rồi rửa sạch, bước này sẽ giúp lòng được mềm. Sau đó, chắt hết nước, chỉ để lại lòng lợn, thêm bột bắp, trộn đều. Bột bắp đóng vai trò như chất tẩy rửa, cuốn sạch chất nhầy và cặn bẩn trong lòng lợn. Dùng tay chà xát mạnh từ 3 – 5 phút, lúc này bạn sẽ thấy chất nhầy trôi ra rất nhiều.
Tiếp theo, rửa lòng lợn lại bằng nước sạch, lộn ngược, cho bột bắp vào mặt còn lại chà xát mạnh. Bằng cách làm sạch cả 2 mặt như vậy, lòng sẽ không còn mùi hôi nữa.
Một số người thường cho giấm và muối thay thế bột bắp nhưng nó không thể làm sạch hoàn toàn chất nhầy bên trong lòng lợn. Bột bắp lại dễ dàng làm được điều này, chỉ cần loại bỏ chất nhầy, mùi tanh sẽ biến mất.
Bên cạnh đó, việc cho giấm vào để khử mùi tanh nhưng sau khi rửa sạch vẫn còn sót lại nhiều axit axetic, nó sẽ ảnh hưởng tới mùi vị sau khi chế biến.
Để thay thế giấm, bạn có thể sử dụng rượu trắng 50 độ, thêm khoảng 100ml vào và chà xát mạnh lòng lợn. Bước này không chỉ có thể loại bỏ mùi tanh và tăng hương thơm mà còn khử trùng. Sau khi thêm rượu, chà xát trong 3 - 5 phút, rồi rửa lại lần cuối.
Bạn sẽ nhận thấy lòng lợn rất sạch sẽ, sạch chất nhầy, các đốm đen, đốm vàng đều bị loại bỏ, mùi tanh giảm đáng kể. Ở bước này, bạn có thể mang đi chế biến ngay hoặc có thể thêm 1 bước nữa để lòng lợn ngon hơn.
Chuẩn bị một cái chậu, cho một nắm nhỏ hạt tiêu Tứ Xuyên vào rồi ủ với nước sôi trong vòng 5 đến 10 phút. Đợi nước sôi không còn nóng nữa thì cho lòng lợn vào, dùng tay rửa sạch khoảng 3 phút, lật lại và rửa sạch lần nữa. Cuối cùng, mang lòng lợn đi chế biến.
Cách làm lòng lợn om
Lòng lợn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như xào, om, nướng, luộc chấm mắm… Dưới đây là cách làm lòng lợn om:
- Cho lòng lợn đã làm sạch vào nước lạnh, cho hành tím, gừng, rượu nấu vào đun từ từ trên lửa vừa cho đến khi lòng lợn nhăn lại.
- Sau khi sôi, vớt bỏ bọt, nấu trong 3 phút rồi vớt lòng lợn ra rửa lại bằng nước sạch.
- Chuẩn bị hành, gừng, tỏi, hạt tiêu, hoa hồi, quế, lá nguyệt quế, thì là, ớt khô, bạch chỉ, bạch đậu khấu. Thêm 2 thìa nước tương, 2 thìa nước tương đen, 3 thìa dầu hào, 2 thìa hạt nêm, tiêu trắng, trộn đều với lòng lợn rồi đun trên lửa nhỏ trong 1 tiếng. Bạn cũng có thể cho vào nồi áp suất và nấu trong 20 phút.
- Vớt lòng lợn ra, cắt thành từng miếng nhỏ và thưởng thức hoặc có thể mang đi xào với rau củ.
- Đổ một lượng dầu thích hợp vào, cho hành tây vào xào cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho cà rốt vào tiếp tục xào đều, vị ngọt của cà rốt sẽ khiến cả món ăn thêm thơm ngon.
- Tiếp tục cho lòng lợn vào tiếp tục xào, thêm gia vị, nêm nếm cho vừa miệng là xong.