Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Đại học không đủ sức đầu tư trang thiết bị hiện đại, sinh viên ra trường chủ yếu phải 'tự bơi', nên không thể đòi hỏi biết làm việc ngay.
Nhiều nhà tuyển dụng than phiền "Sinh viên bằng giỏi nhưng hỏi gì cũng không biết". Để lý giải điều này, hãy tìm hiểu sinh viên đang được đào tạo thế nào? Tôi chia sẻ chương trình đại học chuyên ngành cơ khí của con tôi. Sinh viên muốn tốt nghiệp ngành này sẽ phải hoàn thành tổng cộng 180 tín chỉ, trong đó bao gồm cả lý thuyết và đồ án tốt nghiệp của từng sinh viên. Tài liệu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Văn bằng do một trường đại học được xếp hạng trong nhóm 350 trên thế giới cấp, có giá trị toàn cầu.
Năm thứ nhất, con tôi học những môn học thuật, và có tám tuần thực tập cơ bản làm quen với thiết bị tại trường. Những tín chỉ năm nhất này không tính là tín chỉ tích lũy trong 180 tín chỉ của khóa học. Từ năm thứ hai, con bắt đầu học lý thuyết cả môn chuyên ngành cho đến hết học kỳ I của năm ba. Từ học kỳ II năm bốn, sinh viên sẽ có 4-6 tháng đi thực tập tại công ty. Sau khi thực tập xong, các con phải viết báo cáo thực tập.
Khi báo cáo thực tập được thông qua thì sinh viên mới bắt đầu nhận đồ án từ giáo sư - người sẽ hướng dẫn tốt nghiệp. Con tôi nhận một đồ án và bắt đầu nghiên cứu thực hiện từ A đến Z sau kỳ nghỉ Tết 2023. Kinh phí được tài trợ bởi giáo sư hướng dẫn. Từ lúc bắt tay vào làm cho đến khi bảo vệ, thời gian tổng cộng là chín tháng, và con tôi chỉ mới vừa hoàn thành trong tháng 10.
Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay than phiền rằng phải đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp từ đầu, vậy chúng ta cần dạy gì trong trường đại học?
Con tôi bắt đầu đi làm cách đây hai tháng, mặc dù vẫn trong giai đoạn chờ bảo vệ đồ án. Tuần đầu tiên vào công ty FDI, con phải học nội quy và văn hóa doanh nghiệp. Từ tuần thứ hai, con được bố trí làm ở phòng kỹ thuật. Trưởng phòng giao cho con công việc đi theo một chuyên viên lắp đặt thiết bị máy mới nhập về, để học và nhận bàn giao bên phía bán thiết bị.
Khó khăn đầu tiên là chuyên viên lắp đặt thiết bị không sử dụng được tiếng Anh, phần mền của thiết bị cũng không có tiếng Anh. Công ty phải thuê thông dịch viên nhưng lại không có kinh nghiệm về kỹ thuật. Cuối cùng, sau hai tuần, họ cũng bàn giao xong thiết bị. Còn việc vận hành và đưa vào sản xuất là do con tôi "tự bơi". Rồi mọi việc cũng xong sau khoảng một tháng. Con tôi đã hướng dẫn lại cho các kỹ thuật viên vận hành thiết bị đó để đưa vào sản xuất.
Sang tháng thứ hai, con tiếp tục tiếp nhận một thiết bị khác để nghiên cứu tạo ra được sản phẩm có độ thiết kế phức tạp hơn, theo yêu cầu của khách hàng. Con tôi được đào tạo theo một chương trình tiên tiến, được thực tập, tiếp cận công việc thực tế từ sớm mà còn vất vả để bắt nhịp với môi trường làm việc chuyên nghiệp như vậy, huống hồ là các sinh viên đại học hệ chính quy bình thường.
Khi học đại học, thử hỏi có trường nào đầu tư những thiết bị này để dạy cho sinh viên mà các nhà tuyển dụng lại đòi hỏi các em phải biết làm ngay sau khi mới ra trường? Sinh viên ra trường đi làm hầu như cũng phải tự tìm tòi, mày mò, học hỏi, chứ chẳng có ai kè kè hướng dẫn cho các em từng chút một. Công nghệ thay đổi liên tục, người làm việc lâu năm ai cũng có công việc của người đó, đâu ai có thời gian chỉ dạy cho nhân viên mới?
Tóm lại, đại học chỉ là nơi cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng. Còn khi bắt đầu đi làm, việc trau dồi thực tế, trực tiếp bắt tay vào làm việc, người ta mới có thể đúc rút được kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ, kỹ năng.
Nhiều nhà tuyển dụng than phiền "Sinh viên bằng giỏi nhưng hỏi gì cũng không biết". Để lý giải điều này, hãy tìm hiểu sinh viên đang được đào tạo thế nào? Tôi chia sẻ chương trình đại học chuyên ngành cơ khí của con tôi. Sinh viên muốn tốt nghiệp ngành này sẽ phải hoàn thành tổng cộng 180 tín chỉ, trong đó bao gồm cả lý thuyết và đồ án tốt nghiệp của từng sinh viên. Tài liệu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Văn bằng do một trường đại học được xếp hạng trong nhóm 350 trên thế giới cấp, có giá trị toàn cầu.
Năm thứ nhất, con tôi học những môn học thuật, và có tám tuần thực tập cơ bản làm quen với thiết bị tại trường. Những tín chỉ năm nhất này không tính là tín chỉ tích lũy trong 180 tín chỉ của khóa học. Từ năm thứ hai, con bắt đầu học lý thuyết cả môn chuyên ngành cho đến hết học kỳ I của năm ba. Từ học kỳ II năm bốn, sinh viên sẽ có 4-6 tháng đi thực tập tại công ty. Sau khi thực tập xong, các con phải viết báo cáo thực tập.
Khi báo cáo thực tập được thông qua thì sinh viên mới bắt đầu nhận đồ án từ giáo sư - người sẽ hướng dẫn tốt nghiệp. Con tôi nhận một đồ án và bắt đầu nghiên cứu thực hiện từ A đến Z sau kỳ nghỉ Tết 2023. Kinh phí được tài trợ bởi giáo sư hướng dẫn. Từ lúc bắt tay vào làm cho đến khi bảo vệ, thời gian tổng cộng là chín tháng, và con tôi chỉ mới vừa hoàn thành trong tháng 10.
Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay than phiền rằng phải đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp từ đầu, vậy chúng ta cần dạy gì trong trường đại học?
Con tôi bắt đầu đi làm cách đây hai tháng, mặc dù vẫn trong giai đoạn chờ bảo vệ đồ án. Tuần đầu tiên vào công ty FDI, con phải học nội quy và văn hóa doanh nghiệp. Từ tuần thứ hai, con được bố trí làm ở phòng kỹ thuật. Trưởng phòng giao cho con công việc đi theo một chuyên viên lắp đặt thiết bị máy mới nhập về, để học và nhận bàn giao bên phía bán thiết bị.
Khó khăn đầu tiên là chuyên viên lắp đặt thiết bị không sử dụng được tiếng Anh, phần mền của thiết bị cũng không có tiếng Anh. Công ty phải thuê thông dịch viên nhưng lại không có kinh nghiệm về kỹ thuật. Cuối cùng, sau hai tuần, họ cũng bàn giao xong thiết bị. Còn việc vận hành và đưa vào sản xuất là do con tôi "tự bơi". Rồi mọi việc cũng xong sau khoảng một tháng. Con tôi đã hướng dẫn lại cho các kỹ thuật viên vận hành thiết bị đó để đưa vào sản xuất.
Sang tháng thứ hai, con tiếp tục tiếp nhận một thiết bị khác để nghiên cứu tạo ra được sản phẩm có độ thiết kế phức tạp hơn, theo yêu cầu của khách hàng. Con tôi được đào tạo theo một chương trình tiên tiến, được thực tập, tiếp cận công việc thực tế từ sớm mà còn vất vả để bắt nhịp với môi trường làm việc chuyên nghiệp như vậy, huống hồ là các sinh viên đại học hệ chính quy bình thường.
Khi học đại học, thử hỏi có trường nào đầu tư những thiết bị này để dạy cho sinh viên mà các nhà tuyển dụng lại đòi hỏi các em phải biết làm ngay sau khi mới ra trường? Sinh viên ra trường đi làm hầu như cũng phải tự tìm tòi, mày mò, học hỏi, chứ chẳng có ai kè kè hướng dẫn cho các em từng chút một. Công nghệ thay đổi liên tục, người làm việc lâu năm ai cũng có công việc của người đó, đâu ai có thời gian chỉ dạy cho nhân viên mới?
Tóm lại, đại học chỉ là nơi cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng. Còn khi bắt đầu đi làm, việc trau dồi thực tế, trực tiếp bắt tay vào làm việc, người ta mới có thể đúc rút được kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ, kỹ năng.