Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Khu chợ ẩm thực gây chú ý trong phim 'Gia tài của ngoại'
BangkokBộ phim Thái Lan đang gây sốt phòng vé Việt không chỉ vì nội dung xúc động mà còn bởi bối cảnh là một khu chợ ẩm thực.
Bộ phim "Gia tài của ngoại" (How to make millions before grandma dies) được quay tại chợ Phlu (Phlu Market) ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Chợ nằm trên đường Thoet Thai, một trong những điểm đến thu hút khách du lịch.
Trong phim, nam diễn viên chính "M" đến sống tại nhà bà ngoại ở khu chợ này, đi mua đồ ăn, hằng ngày đẩy xe cháo bán và thường xuyên đi qua đường tàu chạy dọc chợ. Phim có nhiều hình ảnh về một cuộc sống tiêu biểu ở Thái Lan, với lối sống cộng đồng tồn tại từ xa xưa nay vẫn hiện hữu.
Để tới đây, du khách đi tàu điện trên cao (BTS) đến ga Wutthakat Station sau đó bắt thêm taxi khoảng 5 phút (35 đến 50 baht) để tới chợ.
Vị trí của chợ Plu trên bản đồ Bangkok (biểu tượng màu trắng). Ảnh: GGMaps
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 294.547px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Vị trí của chợ Plu trên bản đồ Bangkok (biểu tượng màu trắng). Ảnh: GGMaps
Chợ Phlu nằm trong khu phố cổ đã tồn tại từ thời Thon Buri thế kỷ thứ XVIII và là nơi sinh sống của người dân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có người Hoa và một số quốc gia khác theo đạo Hồi. Nơi đây còn có ga xe lửa Phlu, một trong những ga của tuyến đường sắt Mae Klong kết nối với tỉnh Samut Songkhram, miền Trung Thái Lan.
Chợ Phlu là thiên đường ẩm thực của Bangkok, tập trung nhiều đầu bếp nổi tiếng, có nhiều quán ăn được Michelin giới thiệu. Nơi đây cũng có nhiều xe lưu động bán đồ ăn.
Theo Nation, món ăn nhất định phải thử khi ghé thăm chợ Phlu là bánh bao hẹ hấp. Nhiều cửa hàng bán món ăn này, trong đó nổi tiếng nhất là một xe lưu động đã tồn tại 40 năm của một ông chủ tóc dài. Khi mới mở bán, giá mỗi chiếc bánh là 1 baht, nay bánh có giá 10 baht. Mỗi ngày xe bán khoảng 500 chiếc và thường hết trong 20 phút. Một số khách xếp hàng hai tiếng chỉ để mua một hộp bánh bao hẹ.
Mì gạo giòn (Mee krob) của Tek Heng là quán được vinh danh Michelin Bib Gourmand (đồ ăn ngon và giá hợp lý) ba năm liên tiếp. Món ăn tương tự Pad Thái nhưng phần mì giòn. Đây cũng chính là món ăn xuất hiện từ thời Vua Rama V, được người Thái yêu thích suốt 200 năm qua.
Đường tàu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Một góc khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Gánh bánh bao hấp ở chợ Phlu. Ảnh: Nation
Món mì giòn. Ảnh: Nation
Quầy ẩm thực trong khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Đường tàu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Một góc khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
1 / 5
Ngoài ra, ở chợ Phlu còn có súp bụng cá, cá biển hấp sốt chanh, các quán mì lâu đời, hay những đồ ăn tráng miệng của Thái Lan như bánh pancake, bánh pandan nhiều lớp hấp hay xôi sầu riêng.
Ngoài đồ ăn, khu vực quanh chợ Phlu còn có những ngôi chùa cổ như Chantharam Worawihan được xây dựng dưới thời vua Rama III và có kiến trúc Trung Hoa. Đền Ubosot có tượng Phật với tư thế ngăn chặn giông bão, phía trước Ubosot là một bức tranh tường nghệ thuật Trung Quốc.
BangkokBộ phim Thái Lan đang gây sốt phòng vé Việt không chỉ vì nội dung xúc động mà còn bởi bối cảnh là một khu chợ ẩm thực.
Bộ phim "Gia tài của ngoại" (How to make millions before grandma dies) được quay tại chợ Phlu (Phlu Market) ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Chợ nằm trên đường Thoet Thai, một trong những điểm đến thu hút khách du lịch.
Trong phim, nam diễn viên chính "M" đến sống tại nhà bà ngoại ở khu chợ này, đi mua đồ ăn, hằng ngày đẩy xe cháo bán và thường xuyên đi qua đường tàu chạy dọc chợ. Phim có nhiều hình ảnh về một cuộc sống tiêu biểu ở Thái Lan, với lối sống cộng đồng tồn tại từ xa xưa nay vẫn hiện hữu.
Để tới đây, du khách đi tàu điện trên cao (BTS) đến ga Wutthakat Station sau đó bắt thêm taxi khoảng 5 phút (35 đến 50 baht) để tới chợ.
Vị trí của chợ Plu trên bản đồ Bangkok (biểu tượng màu trắng). Ảnh: GGMaps
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 294.547px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Vị trí của chợ Plu trên bản đồ Bangkok (biểu tượng màu trắng). Ảnh: GGMaps
Chợ Phlu nằm trong khu phố cổ đã tồn tại từ thời Thon Buri thế kỷ thứ XVIII và là nơi sinh sống của người dân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có người Hoa và một số quốc gia khác theo đạo Hồi. Nơi đây còn có ga xe lửa Phlu, một trong những ga của tuyến đường sắt Mae Klong kết nối với tỉnh Samut Songkhram, miền Trung Thái Lan.
Chợ Phlu là thiên đường ẩm thực của Bangkok, tập trung nhiều đầu bếp nổi tiếng, có nhiều quán ăn được Michelin giới thiệu. Nơi đây cũng có nhiều xe lưu động bán đồ ăn.
Theo Nation, món ăn nhất định phải thử khi ghé thăm chợ Phlu là bánh bao hẹ hấp. Nhiều cửa hàng bán món ăn này, trong đó nổi tiếng nhất là một xe lưu động đã tồn tại 40 năm của một ông chủ tóc dài. Khi mới mở bán, giá mỗi chiếc bánh là 1 baht, nay bánh có giá 10 baht. Mỗi ngày xe bán khoảng 500 chiếc và thường hết trong 20 phút. Một số khách xếp hàng hai tiếng chỉ để mua một hộp bánh bao hẹ.
Mì gạo giòn (Mee krob) của Tek Heng là quán được vinh danh Michelin Bib Gourmand (đồ ăn ngon và giá hợp lý) ba năm liên tiếp. Món ăn tương tự Pad Thái nhưng phần mì giòn. Đây cũng chính là món ăn xuất hiện từ thời Vua Rama V, được người Thái yêu thích suốt 200 năm qua.
Đường tàu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Một góc khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Gánh bánh bao hấp ở chợ Phlu. Ảnh: Nation
Món mì giòn. Ảnh: Nation
Quầy ẩm thực trong khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Đường tàu chợ Phlu. Ảnh: Nation
Một góc khu chợ Phlu. Ảnh: Nation
1 / 5
Ngoài ra, ở chợ Phlu còn có súp bụng cá, cá biển hấp sốt chanh, các quán mì lâu đời, hay những đồ ăn tráng miệng của Thái Lan như bánh pancake, bánh pandan nhiều lớp hấp hay xôi sầu riêng.
Ngoài đồ ăn, khu vực quanh chợ Phlu còn có những ngôi chùa cổ như Chantharam Worawihan được xây dựng dưới thời vua Rama III và có kiến trúc Trung Hoa. Đền Ubosot có tượng Phật với tư thế ngăn chặn giông bão, phía trước Ubosot là một bức tranh tường nghệ thuật Trung Quốc.