Kinh nghiệm “chống con vắt” khi leo núi, trekking đường rừng

Nguyễn May

Well-known member
Với thâm niên nhiều năm băng rừng lội suối từ Bắc vào Nam, anh Lâm Hoàng Tiến đã có chia sẻ một số kinh nghiệm để chống vắt hoặc khi bị vắt cắn.

Kinh nghiệm “chống con vắt” khi leo núi, trekking đường rừng - 1

Đi leo núi gặp loài vắt là điều thường thấy.

Là hướng dẫn viên chuyên nghiệp gần 10 năm nay, anh Lâm Hoàng Tiến cho biết: “Khách nhà mình thường chia ra 2 phe. Một phe nghe đến vắt là sợ xanh mặt. Phe còn lại là “ùi ôi vắt kìa vắt kìa, ở thành phố không có con này đâu xem đi mọi người ơi”. Nhưng dù thuộc phe nào thì khi bị vắt cắn mấy nhát đầu cũng “rén” như nhau”.

Kinh nghiệm “chống con vắt” khi leo núi, trekking đường rừng - 2

Vắt cắn thì đau và ngứa, chưa kể nó còn hút máu người.

Chính vì vậy, anh Tiến tổng kết một số kinh nghiệm đối với con vắt để du khách chuẩn bị cho mình trong hành trình leo núi.

1. Mang tất dày hoặc hai lớp tất.

Anh Tiến cho biết, nếu đi tất mỏng, vắt sẽ luồn được vào trong và cắn no… luôn. Vì vậy, khi đi leo núi, bạn nên chọn tất dày và màu sáng cùng với quần vải nylon, len. Bởi khi con vắt bò sẽ tiết chất nhờn, hai loại vải này sẽ làm khô chất nhờn và vắt sẽ rụng xuống, không bám vào chân du khách nữa. Ngoài ra, phần giao giữa ống quần và tất thì du khách nên quấn xà cạp để vắt không bò lên trên.

Kinh nghiệm “chống con vắt” khi leo núi, trekking đường rừng - 3

Những chặng đường leo núi gian nan nhưng luôn thử thách sự kiên trì và lòng can đảm, chính vì thế đây là bộ môn yêu thích của nhiều người.

Kinh nghiệm “chống con vắt” khi leo núi, trekking đường rừng - 4

Băng rừng lội suối và bạn cần trang bị đầy đủ để có một hành trình hoàn hảo.

2. Bôi tinh dầu sả lên giày, quần, áo. Loài vắt rất ghét mùi sả nên nếu có bấu vào chúng ta mà gặp phải mùi tinh dầu này, nó cũng sẽ “ngại” cắn.

3. Bôi thuốc DEP lên da. Đây là loại thuốc có ở mọi nơi và giá rất rẻ, nên rất tiện dụng. Theo anh Tiến, những phần hở như cổ, nách, bẹn bạn cần đặc biệt bôi vì vắt cắn nơi nền nhiệt cao.

Anh Lâm Hoàng Tiến lưu ý nếu áp dụng cách thứ 2 và 3 thì bạn nên bôi lại khi đi qua nước vì khi bạn lội nước tinh dầu và kem sẽ bị trôi đi.

4. Xịt Remos hoặc xịt cồn khi vắt đu lên. Nếu phát hiện có vắt bám vào mình, bạn chỉ cần xịt một trong hai loại trên, vắt sẽ tự rơi ra.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

Nếu lỡ như bị vắt cắn, khi nó đang cắn mà giật ra thì bản thân mình sẽ khó cầm máu hơn và vết cắn thâm hơn. Lúc này, bạn cần xử lý như sau: một là cho nó hút no tự rụng, hai là khi vắt vừa bâu lên người thì “tiễn nó” đi liền bằng cách phun nước miếng hoặc xịt cồn và lấy cây gạt nó ra.

Nếu bạn lỡ giật vắt ra rồi thì dùng tay xịt qua cồn khử trùng và dính chặt vết cắn để cầm máu, dùng băng keo cá nhân dán lại.

Nếu là chị em phụ nữ, bạn hãy lưu ý dưỡng vùng bị vắt cắn cẩn thận tránh để lại thâm.
 
Bên trên