[Kinh nghiệm FnB] ‼️ BÁN ĐỒ UỐNG GIÁ RẺ - NÊN HAY KHÔNG?

binhtrieu

Administrator
Staff member
“Tôi sẽ bán đồ uống giá rẻ hơn mặt bằng chung để thu hút khách hàng” - Đây là suy nghĩ của nhiều anh chị mới mở quán. Suy nghĩ này liệu có đúng hay chưa? Có thật sự là giá rẻ sẽ thu hút khách?
Đây là một SAI LẦM. Giảm giá chính là một chiến lược thất bại trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại sao ư?

1685096508900.png


📌
KHÁCH HÀNG NGHI NGỜ VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chủ quán sau khi tham khảo nơi khác bán 30.000 – 35.000 đồng/ly cafe sữa, liền quay về bán 15.000 đồng/ly để thu hút khách đến mua.
Nhiều khách sẽ ngay lập tức sẽ có ý nghĩ nghi ngờ: Liệu có phải quán này bán cafe trộn kém chất lượng hay không?”.
Chủ quán không thể đến từng khách hàng giải thích rằng đây là chiến lược giá rẻ chứ không phải bởi vì cafe kém chất lượng. Hơn nữa, dù có giải thích được, khách hàng liệu có tin?

📌
CHỦ QUÁN KHÓ CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TỐT
Trong thời gian đầu, bạn có thể chấp nhận bù lỗ cho giá bán rẻ, nhưng liệu được bao lâu? Hàng tháng quán có vô vàn các loại chi phí khác điện nước, mặt bằng, nhân viên,…
Việc bán giá rẻ khiến quán gặp nhiều khó khăn về tài chính, rất có thể, nhiều chủ quán đã chọn cách cắt giảm nhân sự hoặc giảm chất lượng nguyên liệu pha chế.
Hệ lụy là quán cafe không thể đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trong ngành dịch vụ F&B, điều khách hàng muốn không phải là giá rẻ mà là SỰ THỎA MÃN về sản phẩm, dịch vụ chứ không phải giá rẻ.

📌
KHÔNG ĐẢM BẢO KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Trước khi đi vào hoạt động, chủ quán sẽ lên bản kế hoạch tài chính để vận hành quán trơn tru. Nhưng, nếu quán liên tục bán giá rẻ và không thu về lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến dòng tiền.
Không có tiền đồng nghĩa với việc thiếu đi trụ cột để duy trì hoạt động, khiến chủ quán lại phải tìm cách xoay xở, huy động vốn từ bên ngoài.
Sẽ ra sao nếu quán cafe kinh doanh mãi mà vẫn không đến được “điểm hòa vốn”, không có lãi để xoay chuyển dòng tiền?
Giá bán cho một sản phẩm đồ uống sẽ phải chi trả cho chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận hành, chi phí marketing,… Nếu bán với giá quá thấp, quán cafe không biết bao giờ mới hòa vốn, chứ đừng nói đến ngày có lãi.

📌
KHÁCH HÀNG SẼ “BỎ CHẠY” NẾU SẢN PHẨM ĐỘT NGỘT TĂNG GIÁ
Trên thực tế, có nhiều chủ quán cafe cũng áp dụng chiến lược giá rẻ nhưng sau một thời gian thì không đông khách như mong đợi, dẫn đến càng thâm hụt vốn vì chi phí bỏ ra quá lớn.
Theo một kịch bản thường thấy, chủ quán buộc phải đột ngột tăng giá sản phẩm để có thể duy trì hoạt động, “cứu vớt” lấy quán cafe của mình.
Quyết định này là được nhiều khách hàng xem như một “cú lật mặt” bất ngờ. Cho dù quán chỉ tăng vài nghìn đồng cũng có thể khiến khách hàng rời bỏ để đến với quán khác.
Định giá sản phẩm sai lệch có thể dẫn chủ quán đến những hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” như vậy. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ liệu chiến lược giá rẻ có thực sự phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn hay không.
 
Bên trên