đinhlinh11
Bé Tleoo
Đây là đất sét có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Loại đất này vừa ăn được, vừa có thể sử dụng vào sản xuất gạch, gốm sứ…
Đất cao lanh là một loại đất sét có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong loại đất này là kaolinit và một số khoáng chất khác. Cao lanh được cho là an toàn với con người.
Loại đất này có màu trắng ngà, giòn và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nó thường được ứng dụng vào làm gạch hay gốm sứ… Điều đặc biệt là loại đất này còn ăn được, nhiều người dân còn nướng lên và ăn như một món ăn bình thường.
Theo tìm hiểu, đất cao lanh là đặc sản ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ở đây, có một ngôi làng được gọi với cái tên kỳ lạ là "làng ăn đất" hay "làng ăn đặc sản". Tại làng này, nhiều người đã từng xem đất cao lanh là một món ăn khoái khẩu và không thể thiếu.
“Thời điểm này vẫn có nhiều người vẫn hun khói hay nướng đất để ăn. Tôi cũng ở Lập Thạch nhưng tôi thuộc thế hệ 9x, nhìn đất là không muốn ăn rồi. Tôi cũng chưa thử bao giờ mà chỉ thấy nướng lên cũng thấy đất có mùi thơm thơm”, chị Hằng chia sẻ.
Đất cao lanh đang được bán với mức giá 10.000 đồng/kg.
Theo chị, có thể ngày xưa, các ông bà đói kém nên mới ăn đất để chống đói. Còn thời nay, mọi thứ đầy đủ hơn, giới trẻ chẳng ai ăn đất nữa cả. Nhưng trong làng, chị cho biết vẫn thấy một số người cao tuổi giữ thói quen cũ là ăn đất.
Tục ăn đất ở ngôi làng đó có từ bao giờ thì không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đã có từ rất lâu. Nhiều người cao tuổi trong làng kể lại là từ khi sinh ra đã thấy cha, ông cầm miếng đất ăn rồi. Với người dân ở đây, đất là món quà vặt không thể thiếu…
Anh Nguyễn Huân – một dân buôn đất cao lanh ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết đất cao lanh hiện tại được nhiều nơi mua về để sản xuất gạch hay gốm sứ… chứ ít ai mua về ăn.
“Ngày trước, ông bà ta đói kém nên mới sử dụng đất này ăn chống đói, giờ mấy ai ăn đâu. Có một số người có tuổi vẫn giữ thói quen thì họ nướng lên ăn thôi. Thực tế, tôi nghĩ đất chẳng có mùi vị gì đâu, chắc ăn cho vui”, anh nói.
Đất có thể ăn sống hoặc nướng lên ăn sẽ thấy thơm thơm và có mùi hơi hắc.
Hiện tại, anh đang bán đất cao lanh với mức giá là 10.000 đồng/kg. Những nơi sản xuất gạch hay gốm sứ mua nhiều vì đất này chịu được nhiệt độ rất cao. Đặc biệt, loại đất này cũng không phổ biến mà có thể dễ dàng tìm thấy được.
“Công ty tôi tìm thấy một mỏ đất cao lanh nên vẫn đang khai thác từ năm 2017 đến giờ. Đất giờ họ chủ yếu dùng trong sản xuất nên họ mua số lượng lớn lắm, chưa thấy ai mua để ăn nhưng nó vẫn có thể ăn được.
Đất khai thác xong từ mỏ cần trải qua rất nhiều công đoạn để loại bỏ tạp chất, rễ cây hay sỏi đá, sạn… Sau đó, cần phải tách đất thành những viên nhỏ để dễ vận chuyển hơn”, anh chia sẻ.
Theo anh chia sẻ, đất cao lanh tại quê hương anh do bị khai thác diễn ra qua nhiều đời nên hiện nay số lượng chỉ còn rất ít. Dân đào tìm để ăn hay công ty tìm nguồn bán cũng không hề đơn giản.
Đất cao lanh là một loại đất sét có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong loại đất này là kaolinit và một số khoáng chất khác. Cao lanh được cho là an toàn với con người.
Loại đất này có màu trắng ngà, giòn và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nó thường được ứng dụng vào làm gạch hay gốm sứ… Điều đặc biệt là loại đất này còn ăn được, nhiều người dân còn nướng lên và ăn như một món ăn bình thường.
Theo tìm hiểu, đất cao lanh là đặc sản ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ở đây, có một ngôi làng được gọi với cái tên kỳ lạ là "làng ăn đất" hay "làng ăn đặc sản". Tại làng này, nhiều người đã từng xem đất cao lanh là một món ăn khoái khẩu và không thể thiếu.
“Thời điểm này vẫn có nhiều người vẫn hun khói hay nướng đất để ăn. Tôi cũng ở Lập Thạch nhưng tôi thuộc thế hệ 9x, nhìn đất là không muốn ăn rồi. Tôi cũng chưa thử bao giờ mà chỉ thấy nướng lên cũng thấy đất có mùi thơm thơm”, chị Hằng chia sẻ.
Đất cao lanh đang được bán với mức giá 10.000 đồng/kg.
Theo chị, có thể ngày xưa, các ông bà đói kém nên mới ăn đất để chống đói. Còn thời nay, mọi thứ đầy đủ hơn, giới trẻ chẳng ai ăn đất nữa cả. Nhưng trong làng, chị cho biết vẫn thấy một số người cao tuổi giữ thói quen cũ là ăn đất.
Tục ăn đất ở ngôi làng đó có từ bao giờ thì không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đã có từ rất lâu. Nhiều người cao tuổi trong làng kể lại là từ khi sinh ra đã thấy cha, ông cầm miếng đất ăn rồi. Với người dân ở đây, đất là món quà vặt không thể thiếu…
Anh Nguyễn Huân – một dân buôn đất cao lanh ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết đất cao lanh hiện tại được nhiều nơi mua về để sản xuất gạch hay gốm sứ… chứ ít ai mua về ăn.
“Ngày trước, ông bà ta đói kém nên mới sử dụng đất này ăn chống đói, giờ mấy ai ăn đâu. Có một số người có tuổi vẫn giữ thói quen thì họ nướng lên ăn thôi. Thực tế, tôi nghĩ đất chẳng có mùi vị gì đâu, chắc ăn cho vui”, anh nói.
Hiện tại, anh đang bán đất cao lanh với mức giá là 10.000 đồng/kg. Những nơi sản xuất gạch hay gốm sứ mua nhiều vì đất này chịu được nhiệt độ rất cao. Đặc biệt, loại đất này cũng không phổ biến mà có thể dễ dàng tìm thấy được.
“Công ty tôi tìm thấy một mỏ đất cao lanh nên vẫn đang khai thác từ năm 2017 đến giờ. Đất giờ họ chủ yếu dùng trong sản xuất nên họ mua số lượng lớn lắm, chưa thấy ai mua để ăn nhưng nó vẫn có thể ăn được.
Đất khai thác xong từ mỏ cần trải qua rất nhiều công đoạn để loại bỏ tạp chất, rễ cây hay sỏi đá, sạn… Sau đó, cần phải tách đất thành những viên nhỏ để dễ vận chuyển hơn”, anh chia sẻ.
Theo anh chia sẻ, đất cao lanh tại quê hương anh do bị khai thác diễn ra qua nhiều đời nên hiện nay số lượng chỉ còn rất ít. Dân đào tìm để ăn hay công ty tìm nguồn bán cũng không hề đơn giản.