Trang bị kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ em là cách tốt nhất để các em có thể tự bảo vệ bản thân trong khoảng thời gian chờ cơ quan chức năng đến ứng cứu.
Thời gian vừa qua xảy ra không ít các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người thương vong. Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), từ ngày 15/01 - 14/6/2023, toàn quốc xảy ra 881 vụ cháy, làm 45 người chết, bị thương 43 người. Gần đây nhất ngày 15/7 đã xảy ra vụ cháy nhà tại phường Tân Thịnh (Thành phố Hòa Bình) khiến 2 trẻ nhỏ tử vong và 4 người khác bị thương.
Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, lúc xảy ra hỏa hoạn, mọi người thường không đủ tỉnh táo để tìm được lối thoát hiểm ngay lúc đó. Do vậy, việc trang bị kỹ năng thoát hiểm là điều vô cùng cần thiết cho các con.
Chị Hoàng Lan (TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho hay, do gia đình ở chung cư đồng thời lại ở trên tầng cao, vì thế trong tình huống chỉ có con nhỏ ở nhà mà chẳng may chung cư có đám cháy thì không biết phải xử lý như thế nào?
Giống như tâm trạng của chị Lan, anh Nguyễn Minh (phường Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ: "Ngay khi 2 con nhà mình được nghỉ hè, lo lắng về việc trẻ thiếu kỹ năng sống, vì thế anh đã đăng ký cho 2 bé đi học tại trung tâm kỹ năng sống. Cháu được học kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân... Đây thực sự là những kiến thức mà trẻ nhỏ cần được trang bị".
Các chuyên gia cho rằng, trẻ em cần được trang bị những kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ. Ngoài ra trẻ cần biết thoát nạn trong môi trường khói, khí độc.
Nhà trường trang bị cách phòng cháy chữa cháy cho trẻ.
Theo cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Long (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết: "Việc trang bị những kỹ năng sống trong đó kỹ năng thoát nạn khi có đám cháy là một trong những chương trình không thể thiếu trong nhà trường. Hàng năm trường sẽ phối hợp với cán bộ chiến sĩ cứu hỏa hoặc liên kết với các trung tâm kỹ năng sống để tổ chức những tiết học trang bị về những kỹ năng thoát hiểm, cách sử dụng bình cứu hỏa và tổ chức các buổi diễn tập để các em học sinh có thể thực hành".Một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻTheo bà Trương Bích Nguyệt - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống Skill Edu, trẻ em luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi có hỏa hoạn, việc trang bị những kỹ năng thoát hiểm đồng thời cách sơ cứu cơ bản khi có cháy giúp trẻ bình tĩnh xử lý tình huống hơn nếu xảy ra cháy.Bà Nguyệt cho rằng, một số những kỹ năng có thể áp dụng cho trẻ khi có hỏa hoạn như:
- Đầu tiên, cha mẹ cần chỉ cho bé những chỗ thoát hiểm khi cần trong gia đình và nơi sinh sống quanh nhà mình. Với những gia đình sống tại chung cư, cần dạy con cách thoát hiểm bằng cách sử dụng cầu thang bộ và sử dụng công cụ báo cháy tại tòa nhà.
- Khi ngửi thấy có mùi khét và không có người lớn ở nhà thì cần phải báo cho những nhà bên cạnh giúp đỡ. Các con cũng cần nhớ số điện thoại của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn là 114 để gọi ứng cứu.
- Đối với trường hợp cháy từ bên ngoài, khói từ phòng khác bay sang, cần dạy trẻ nhỏ tuyệt đối không được mở cửa phòng, phòng trường hợp khói bay vào gây ngạt khí. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do ngạt khí từ đám cháy.
Hướng dẫn trẻ nhỏ cần bình tĩnh chạy theo lối thoát hiểm. (Ảnh minh họa)
- Trong trường hợp lửa bắt đầu từ chính nhà mình, bố mẹ cần dạy trẻ cách bình tĩnh vì theo tâm lý lúc này trẻ rất hoang mang lo sợ và tìm chỗ trú. Khi trẻ tìm chỗ ẩn nấp thì việc cơ quan chức năng tìm kiếm rất khó khăn, mất thời gian và nguy hiểm. Khi có khói bay ra, cần lấy khăn có nước bịt lên miệng, mũi để giảm ngạt khói, khi di chuyển thì đi với tư thế khom hoặc hạ thấp người, bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.
- Ngoài ra, cha mẹ cần phải hướng dẫn con cách sử dụng đồ điện trong nhà an toàn, tuyệt đối không được chơi đùa với những vật dụng dễ gây cháy nổ. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được sự nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
Việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy giúp các con bình tĩnh khi gặp sự cố hỏa hoạn, từ đó giảm nguy cơ thương vong, tổn hại về sức khỏe và tinh thần đối với trẻ nhỏ.
Thời gian vừa qua xảy ra không ít các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người thương vong. Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), từ ngày 15/01 - 14/6/2023, toàn quốc xảy ra 881 vụ cháy, làm 45 người chết, bị thương 43 người. Gần đây nhất ngày 15/7 đã xảy ra vụ cháy nhà tại phường Tân Thịnh (Thành phố Hòa Bình) khiến 2 trẻ nhỏ tử vong và 4 người khác bị thương.
Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, lúc xảy ra hỏa hoạn, mọi người thường không đủ tỉnh táo để tìm được lối thoát hiểm ngay lúc đó. Do vậy, việc trang bị kỹ năng thoát hiểm là điều vô cùng cần thiết cho các con.
Chị Hoàng Lan (TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho hay, do gia đình ở chung cư đồng thời lại ở trên tầng cao, vì thế trong tình huống chỉ có con nhỏ ở nhà mà chẳng may chung cư có đám cháy thì không biết phải xử lý như thế nào?
Giống như tâm trạng của chị Lan, anh Nguyễn Minh (phường Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ: "Ngay khi 2 con nhà mình được nghỉ hè, lo lắng về việc trẻ thiếu kỹ năng sống, vì thế anh đã đăng ký cho 2 bé đi học tại trung tâm kỹ năng sống. Cháu được học kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân... Đây thực sự là những kiến thức mà trẻ nhỏ cần được trang bị".
Các chuyên gia cho rằng, trẻ em cần được trang bị những kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ. Ngoài ra trẻ cần biết thoát nạn trong môi trường khói, khí độc.
Nhà trường trang bị cách phòng cháy chữa cháy cho trẻ.
Theo cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Long (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết: "Việc trang bị những kỹ năng sống trong đó kỹ năng thoát nạn khi có đám cháy là một trong những chương trình không thể thiếu trong nhà trường. Hàng năm trường sẽ phối hợp với cán bộ chiến sĩ cứu hỏa hoặc liên kết với các trung tâm kỹ năng sống để tổ chức những tiết học trang bị về những kỹ năng thoát hiểm, cách sử dụng bình cứu hỏa và tổ chức các buổi diễn tập để các em học sinh có thể thực hành".Một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻTheo bà Trương Bích Nguyệt - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống Skill Edu, trẻ em luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi có hỏa hoạn, việc trang bị những kỹ năng thoát hiểm đồng thời cách sơ cứu cơ bản khi có cháy giúp trẻ bình tĩnh xử lý tình huống hơn nếu xảy ra cháy.Bà Nguyệt cho rằng, một số những kỹ năng có thể áp dụng cho trẻ khi có hỏa hoạn như:
- Đầu tiên, cha mẹ cần chỉ cho bé những chỗ thoát hiểm khi cần trong gia đình và nơi sinh sống quanh nhà mình. Với những gia đình sống tại chung cư, cần dạy con cách thoát hiểm bằng cách sử dụng cầu thang bộ và sử dụng công cụ báo cháy tại tòa nhà.
- Khi ngửi thấy có mùi khét và không có người lớn ở nhà thì cần phải báo cho những nhà bên cạnh giúp đỡ. Các con cũng cần nhớ số điện thoại của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn là 114 để gọi ứng cứu.
- Đối với trường hợp cháy từ bên ngoài, khói từ phòng khác bay sang, cần dạy trẻ nhỏ tuyệt đối không được mở cửa phòng, phòng trường hợp khói bay vào gây ngạt khí. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do ngạt khí từ đám cháy.
Hướng dẫn trẻ nhỏ cần bình tĩnh chạy theo lối thoát hiểm. (Ảnh minh họa)
- Trong trường hợp lửa bắt đầu từ chính nhà mình, bố mẹ cần dạy trẻ cách bình tĩnh vì theo tâm lý lúc này trẻ rất hoang mang lo sợ và tìm chỗ trú. Khi trẻ tìm chỗ ẩn nấp thì việc cơ quan chức năng tìm kiếm rất khó khăn, mất thời gian và nguy hiểm. Khi có khói bay ra, cần lấy khăn có nước bịt lên miệng, mũi để giảm ngạt khói, khi di chuyển thì đi với tư thế khom hoặc hạ thấp người, bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.
- Ngoài ra, cha mẹ cần phải hướng dẫn con cách sử dụng đồ điện trong nhà an toàn, tuyệt đối không được chơi đùa với những vật dụng dễ gây cháy nổ. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được sự nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
Việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy giúp các con bình tĩnh khi gặp sự cố hỏa hoạn, từ đó giảm nguy cơ thương vong, tổn hại về sức khỏe và tinh thần đối với trẻ nhỏ.