TRUONGTRINH
Well-known member
Đại diện FPT cho biết lương kỹ sư cao cấp trong lĩnh vực AI, Data tại tập đoàn lên đến hơn 10 tỷ mỗi năm, ngang thị trường Nhật Bản, Italy, Tây Ban Nha.
Chiều 13/6, đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính Trung ương, thường trực Tiểu ban Văn kiện, dẫn đầu, đã đi khảo sát thực địa tại FPT Đà Nẵng. Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc FPT, cho biết một trong những khoản chi lớn nhất của tập đoàn là lương cho nhân viên. "Chỉ riêng trong mảng phần mềm, mỗi ngày FPT tốn hơn 2 triệu USD để chi trả lương cho hơn 30.000 người", ông Tuấn nói.
Theo đó, thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường vào FPT khoảng 10 triệu một tháng. Đặc biệt, chuyên gia AI, phân tích dữ liệu làm tại Việt Nam có thu nhập ngang với kỹ sư châu Âu, Nhật Bản, thấp hơn ở Pháp khoảng 10%.
"Con số tối đa thì vô chừng nhưng có kỹ sư lương cao nhất tại tập đoàn lên đến tiền tỷ mỗi tháng, cả năm có thể hơn 10 tỷ đồng", Phó tổng giám đốc FPT nói.
Ông Tuấn lưu ý đây là lương tập đoàn trả cho kỹ sư cao cấp. FPT không giới hạn mức lương trần mà tính theo năng lực, hưởng theo lao động. Nếu kỹ sư giỏi, có thể tạo ra những công cụ, phần mềm hỗ trợ, họ có thể tăng thu nhập của mình. Trong một số giai đoạn, lương của kỹ sư AI, Data tại FPT thậm chí cao hơn của Tổng giám đốc.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc FPT, trong buổi làm việc với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV ở Đà Nẵng chiều 13/6. Ảnh: Thanh Bình
Lãnh đạo FPT chỉ ra thế mạnh của kỹ sư Việt là trẻ, năng động và giỏi công nghệ. Nhưng cũng có một số lĩnh vực người Việt thiếu kinh nghiệm so với nhân sự quốc tế như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông. Do đó cơ cấu hiện tại của tập đoàn có khoảng 10% nhân sự là người nước ngoài. FPT đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tới, cơ cấu này tăng lên 20%. "Mục đích là có thể tận dụng trí tuệ của thế giới, xây dựng đội quân thiện chiến có thể làm trọn vẹn công việc của một dự án", ông Tuấn chia sẻ.
Nhìn về tương lai, ông Phạm Minh Tuấn tin AI gần như là vũ khí quyết định thành công và sự trường tồn của các công ty phần mềm Việt Nam cũng như đảm bảo vị thế lâu dài của kỹ sư Việt.
Tại buổi làm việc, ông Phan Đình Trạc đánh giá FPT là tập đoàn đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cao, đặt nền móng để lan tỏa, hiện thực hóa cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam. "Chúng ta có thể khẳng định nhân sự chất lượng cao Việt Nam không thua kém thế giới về sự thông minh, sáng tạo", ông Trạc nói.
Theo báo cáo thường niên của TopCV về thị trường tuyển dụng 2023 và nhu cầu 2024, IT - phần mềm là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao thứ hai tại Việt Nam, sau nhóm kinh doanh/bán hàng. Tùy theo từng nhóm ngành, mức lương của kỹ sư Việt cũng có nhiều chênh lệch. Cùng kinh nghiệm trên 5 năm, lập trình viên web có mức trung vị 36-48 triệu đồng mỗi tháng, trong khi lương chuyên viên bảo mật là 26-42 triệu đồng, còn chuyên viên quản lý dữ liệu là 30-50 triệu đồng.
Còn theo thống kê công bố cuối tháng 5 của Levels.fyi, mỗi kỹ sư phần mềm AI tại Mỹ đang có lương trung vị 300.000 USD (7,6 tỷ đồng) tính theo năm, trong khi lập trình viên và kỹ sư phần mềm không chuyên về trí tuệ nhân tạo là khoảng 100.000 USD. "Chênh lệch mức lương giữa kỹ sư chuyên AI và người không có chuyên môn là khoảng 30% hồi giữa 2022, nhưng giờ tăng gần 50%. Rõ ràng các doanh nghiệp đề cao kỹ năng AI và sẵn sàng trả nhiều hơn hẳn, không cần xét đến phân loại công việc của người lao động", nhà phân tích dữ liệu Alina Kolesnikova nhận xét trong báo cáo của Levels.fyi.
Theo lãnh đạo FPT, nhân lực luôn là nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành công nghệ. Ngày nay thế giới đã phẳng, các công ty nước ngoài có thể thuê người Việt, ngồi tại Việt Nam làm việc nhưng nhận lương của Mỹ, châu Âu. Các công ty trong nước không thể "be bờ" giữ chân người tài bằng thu nhập mà còn phải tính toán đến những phúc lợi mềm như môi trường hấp dẫn, công sở hạnh phúc, trao quyền...
Chiều 13/6, đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính Trung ương, thường trực Tiểu ban Văn kiện, dẫn đầu, đã đi khảo sát thực địa tại FPT Đà Nẵng. Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc FPT, cho biết một trong những khoản chi lớn nhất của tập đoàn là lương cho nhân viên. "Chỉ riêng trong mảng phần mềm, mỗi ngày FPT tốn hơn 2 triệu USD để chi trả lương cho hơn 30.000 người", ông Tuấn nói.
Theo đó, thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường vào FPT khoảng 10 triệu một tháng. Đặc biệt, chuyên gia AI, phân tích dữ liệu làm tại Việt Nam có thu nhập ngang với kỹ sư châu Âu, Nhật Bản, thấp hơn ở Pháp khoảng 10%.
"Con số tối đa thì vô chừng nhưng có kỹ sư lương cao nhất tại tập đoàn lên đến tiền tỷ mỗi tháng, cả năm có thể hơn 10 tỷ đồng", Phó tổng giám đốc FPT nói.
Ông Tuấn lưu ý đây là lương tập đoàn trả cho kỹ sư cao cấp. FPT không giới hạn mức lương trần mà tính theo năng lực, hưởng theo lao động. Nếu kỹ sư giỏi, có thể tạo ra những công cụ, phần mềm hỗ trợ, họ có thể tăng thu nhập của mình. Trong một số giai đoạn, lương của kỹ sư AI, Data tại FPT thậm chí cao hơn của Tổng giám đốc.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc FPT, trong buổi làm việc với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV ở Đà Nẵng chiều 13/6. Ảnh: Thanh Bình
Lãnh đạo FPT chỉ ra thế mạnh của kỹ sư Việt là trẻ, năng động và giỏi công nghệ. Nhưng cũng có một số lĩnh vực người Việt thiếu kinh nghiệm so với nhân sự quốc tế như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông. Do đó cơ cấu hiện tại của tập đoàn có khoảng 10% nhân sự là người nước ngoài. FPT đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tới, cơ cấu này tăng lên 20%. "Mục đích là có thể tận dụng trí tuệ của thế giới, xây dựng đội quân thiện chiến có thể làm trọn vẹn công việc của một dự án", ông Tuấn chia sẻ.
Nhìn về tương lai, ông Phạm Minh Tuấn tin AI gần như là vũ khí quyết định thành công và sự trường tồn của các công ty phần mềm Việt Nam cũng như đảm bảo vị thế lâu dài của kỹ sư Việt.
Tại buổi làm việc, ông Phan Đình Trạc đánh giá FPT là tập đoàn đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cao, đặt nền móng để lan tỏa, hiện thực hóa cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam. "Chúng ta có thể khẳng định nhân sự chất lượng cao Việt Nam không thua kém thế giới về sự thông minh, sáng tạo", ông Trạc nói.
Theo báo cáo thường niên của TopCV về thị trường tuyển dụng 2023 và nhu cầu 2024, IT - phần mềm là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao thứ hai tại Việt Nam, sau nhóm kinh doanh/bán hàng. Tùy theo từng nhóm ngành, mức lương của kỹ sư Việt cũng có nhiều chênh lệch. Cùng kinh nghiệm trên 5 năm, lập trình viên web có mức trung vị 36-48 triệu đồng mỗi tháng, trong khi lương chuyên viên bảo mật là 26-42 triệu đồng, còn chuyên viên quản lý dữ liệu là 30-50 triệu đồng.
Còn theo thống kê công bố cuối tháng 5 của Levels.fyi, mỗi kỹ sư phần mềm AI tại Mỹ đang có lương trung vị 300.000 USD (7,6 tỷ đồng) tính theo năm, trong khi lập trình viên và kỹ sư phần mềm không chuyên về trí tuệ nhân tạo là khoảng 100.000 USD. "Chênh lệch mức lương giữa kỹ sư chuyên AI và người không có chuyên môn là khoảng 30% hồi giữa 2022, nhưng giờ tăng gần 50%. Rõ ràng các doanh nghiệp đề cao kỹ năng AI và sẵn sàng trả nhiều hơn hẳn, không cần xét đến phân loại công việc của người lao động", nhà phân tích dữ liệu Alina Kolesnikova nhận xét trong báo cáo của Levels.fyi.
Theo lãnh đạo FPT, nhân lực luôn là nền tảng quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành công nghệ. Ngày nay thế giới đã phẳng, các công ty nước ngoài có thể thuê người Việt, ngồi tại Việt Nam làm việc nhưng nhận lương của Mỹ, châu Âu. Các công ty trong nước không thể "be bờ" giữ chân người tài bằng thu nhập mà còn phải tính toán đến những phúc lợi mềm như môi trường hấp dẫn, công sở hạnh phúc, trao quyền...