Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nhiều chuyên gia du lịch hy vọng chuyến thăm của ông Tập tuần này sẽ giúp thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt tỷ lệ phục hồi 80%- 90% vào năm 2024.
"Thị trường khách Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo động lực phát triển khách quốc tế không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước ASEAN và toàn thế giới", Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính nhận xét.
Trước dịch Trung Quốc luôn là thị trường gửi khách lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2019, khi du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao nhất trong lịch sử với hơn 18 triệu lượt, khách Trung đến nhiều nhất với 5,8 triệu lượt và chiếm 32,2% thị phần, theo Cục Du lịch Quốc gia.
Đoàn khách Trung Quốc cập cảng Hạ Long cuối tháng 11. Ảnh: Lê Tân
Sau dịch, thị trường khách Trung sụt giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đón hơn 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm 13,4% thị phần và xếp thứ hai sau Hàn Quốc. Tỷ lệ phục hồi của khách Trung tại Việt Nam là 28,8% so với trước dịch.
Theo ông Chính sự hồi phục này "khá chậm" khi toàn bộ thị trường khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi 68,9%. Một số thị trường có tỷ lệ phục hồi tốt là Mỹ (96,3%), Đài Loan (89,6%), Hàn Quốc (83,4%). Có nhiều nguyên nhân cho việc "mất ngôi vương" này như Trung Quốc mở lại biên giới muộn so với khu vực, nền kinh tế gặp khó khăn sau đại dịch, người dân ưu tiên du lịch trong nước và lựa chọn điểm đến quốc tế khắt khe hơn.
Ông Chính nhận xét chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12-13/12 có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc tin tưởng về sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. "Chúng tôi hy vọng sau chuyến đi này của ông Tập sẽ giúp thị trường khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt tỷ lệ phục hồi 80%- 90% vào năm 2024", ông Chính nói.
Viện trưởng Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cũng cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho mối quan hệ giữa hai nước, tác động tích cực đến ngành du lịch. "Tiềm năng thị trường du lịch Trung Quốc tại Việt Nam năm 2024 có thể tăng trở lại nếu có các chính sách thúc đẩy hợp tác và quảng bá du lịch một cách hiệu quả", ông Quỳnh cho biết.
Thị trường khách Trung phục hồi sẽ giúp các điểm đến du lịch của Việt Nam vốn đã được khách Trung yêu thích như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc khởi sắc. Tỷ lệ phòng nhờ đó lấp đầy tốt hơn, mang lại nhiều hơn nguồn thu từ du lịch cho các địa phương, tạo nhiều việc làm hơn trong ngành du lịch, qua đó giúp kinh tế của các địa phương phát triển tốt hơn, theo ông Chính.
Theo PGS. TS Phạm Hồng Long, khách Trung Quốc là những người "tiếp cận điểm đến bao dung". "Họ có cái nhìn về sản phẩm du lịch nhẹ nhàng, không quá khắt khe, hòa nhập nhanh với môi trường văn hóa Việt Nam vì có nhiều tương đồng. Họ cũng là những vị khách chi mạnh tay", ông Long nói.
Dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Du lịch toàn cầu (GTERC) cho thấy năm 2018 chi tiêu của khách Trung đi nước ngoài đạt 277 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng chi tiêu du lịch quốc tế của khu vực châu Á và 20% của thế giới. Năm 2019 khách Trung Quốc thực hiện 154,6 triệu chuyến du lịch nước ngoài, đứng đầu thế giới về chi tiêu khi du lịch nước ngoài với 255 tỷ USD.
Khách Trung Quốc có mức chi tiêu bình quân chuyến đi cao, đạt 1.850 USD một chuyến đi, nằm trong top ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Australia (3.370 USD) và Singapore (2.440 USD). Chi tiêu trung bình của một khách Trung đến Việt Nam năm 2019 là 1.022 USD.
Martin Koerner, Giám đốc Thương mại Tập đoàn The Anam, cho biết trước dịch khách Trung chiếm thị phần lớn nhất tại khu nghỉ dưỡng The Anam Cam Ranh, Khánh Hòa, với 35%. "Chúng tôi đánh giá cao tệp khách hàng này vì họ chi tiêu nhiều tại các nhà hàng, spa và sử dụng nhiều tiện ích tại resort, giúp tăng doanh thu của khu nghỉ", ông Joerner cho biết.
Giám đốc truyền thông Vietluxtour Trần Thị Bảo Thu cho biết lượng khách Trung đến Việt Nam hiện nay tuy giảm nhưng "dần hồi phục" và "có sự chọn lọc hơn trong phân khúc khách". Khách trung lưu hiện chiếm số đông và cũng là thị phần khách mà các công ty lữ hành đang hướng đến bên cạnh việc mở thêm thị trường khách Trung cao cấp với các dịch vụ, mức chi tiêu tốt hơn.
Theo các chuyên gia, ngành du lịch Việt "còn có nhiều việc phải làm" để thu hút khách Trung trở lại bằng và nhiều hơn trước dịch. Về chính sách nới lỏng hoặc miễn visa như Malaysia, Singapore và Thái Lan đang áp dụng với khách Trung Quốc, ông Long cho rằng "Việt Nam không nhất thiết phải làm theo". Korakot Chatasingha, giám đốc thương mại của hãng hàng không quốc gia Thai Airways, hồi cuối tháng 11 cũng từng nhận định "sáng kiến miễn thị thực không thúc đẩy đáng kể thị trường Trung Quốc".
Ông Long cho hay sau dịch khách Trung Quốc vẫn có nhu cầu đi du lịch quốc tế nhưng kén chọn điểm đến hơn, muốn ghé những nơi an toàn và thân thiện sau đại dịch. "Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá là điểm đến an toàn, thân thiện và chào đón khách Trung", ông Long nói thêm.
Trưởng ban Thư ký TAB Hoàng Nhân Chính cũng đồng tình với chính sách tăng cường tiếp thị về điểm đến Việt Nam với thị trường khách Trung. Các trang giới thiệu sản phẩm, tiếp thị số cần có chức năng đặt chỗ trực tiếp. WeChat và Weibo cần được sử dụng để tăng hiệu quả hơn tại thị trường đông dân thứ hai thế giới này.
Việt Nam cũng cần tăng cường tiếp thị trực tiếp thông qua các kênh khác nhau như mở Văn phòng Xúc tiến du lịch của Việt Nam tại các trung tâm du lịch lớn của Trung Quốc. Tổ chức các chuyến quảng bá du lịch roadshow hoặc ngày hội văn hóa Việt Nam tại một số địa phương trọng điểm ở nước bạn.
Áp dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế phù hợp với thói quen của khách Trung Quốc cũng là gợi ý được ông Chính đưa ra. Những năm gần đây khách Trung thói quen thanh toán khi đi du lịch qua các ứng dụng như Alipay và WeChat pay, những phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục.
Để đẩy mạnh du lịch quốc tế, hiện nay nhiều nước cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong thanh toán xuyên biên giới. Ngân hàng Dự trữ Singapore (MAS) và Ngân hàng Thái Lan (BOT) đã triển khai hệ thông liên kết ngân hàng cho phép thanh toán trực tuyến giữa hai nước theo thời gian thực trên nền tảng PayNow của Singapore và PromptPay của Thái Lan. Việt Nam hiện nay cũng đã có hợp tác giữa ngân hàng VietinBank và Postal Savings Bank của Trung Quốc trong thanh toán xuyên biên giới. Ông Chính mong rằng những cách thanh toán này cần nhân rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách Trung tiêu tiền tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Lệ Bình, Phó giám đốc Phòng Du lịch Việt Nam, Công ty Du lịch Hải ngoại Quảng Tây, TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, cho biết thêm khách Trung yêu thích mua các sản phẩm địa phương và thích đi nghỉ dưỡng bên cạnh các tour truyền thống. Để thu hút tệp khách này quay lại Việt Nam, cần có nhiều sản phẩm địa phương kèm chất lượng dịch vụ xứng đáng.
"Thị trường khách Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo động lực phát triển khách quốc tế không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước ASEAN và toàn thế giới", Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính nhận xét.
Trước dịch Trung Quốc luôn là thị trường gửi khách lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2019, khi du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao nhất trong lịch sử với hơn 18 triệu lượt, khách Trung đến nhiều nhất với 5,8 triệu lượt và chiếm 32,2% thị phần, theo Cục Du lịch Quốc gia.
Đoàn khách Trung Quốc cập cảng Hạ Long cuối tháng 11. Ảnh: Lê Tân
Sau dịch, thị trường khách Trung sụt giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đón hơn 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm 13,4% thị phần và xếp thứ hai sau Hàn Quốc. Tỷ lệ phục hồi của khách Trung tại Việt Nam là 28,8% so với trước dịch.
Theo ông Chính sự hồi phục này "khá chậm" khi toàn bộ thị trường khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi 68,9%. Một số thị trường có tỷ lệ phục hồi tốt là Mỹ (96,3%), Đài Loan (89,6%), Hàn Quốc (83,4%). Có nhiều nguyên nhân cho việc "mất ngôi vương" này như Trung Quốc mở lại biên giới muộn so với khu vực, nền kinh tế gặp khó khăn sau đại dịch, người dân ưu tiên du lịch trong nước và lựa chọn điểm đến quốc tế khắt khe hơn.
Ông Chính nhận xét chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12-13/12 có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc tin tưởng về sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. "Chúng tôi hy vọng sau chuyến đi này của ông Tập sẽ giúp thị trường khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt tỷ lệ phục hồi 80%- 90% vào năm 2024", ông Chính nói.
Viện trưởng Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cũng cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho mối quan hệ giữa hai nước, tác động tích cực đến ngành du lịch. "Tiềm năng thị trường du lịch Trung Quốc tại Việt Nam năm 2024 có thể tăng trở lại nếu có các chính sách thúc đẩy hợp tác và quảng bá du lịch một cách hiệu quả", ông Quỳnh cho biết.
Thị trường khách Trung phục hồi sẽ giúp các điểm đến du lịch của Việt Nam vốn đã được khách Trung yêu thích như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc khởi sắc. Tỷ lệ phòng nhờ đó lấp đầy tốt hơn, mang lại nhiều hơn nguồn thu từ du lịch cho các địa phương, tạo nhiều việc làm hơn trong ngành du lịch, qua đó giúp kinh tế của các địa phương phát triển tốt hơn, theo ông Chính.
Theo PGS. TS Phạm Hồng Long, khách Trung Quốc là những người "tiếp cận điểm đến bao dung". "Họ có cái nhìn về sản phẩm du lịch nhẹ nhàng, không quá khắt khe, hòa nhập nhanh với môi trường văn hóa Việt Nam vì có nhiều tương đồng. Họ cũng là những vị khách chi mạnh tay", ông Long nói.
Dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Du lịch toàn cầu (GTERC) cho thấy năm 2018 chi tiêu của khách Trung đi nước ngoài đạt 277 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng chi tiêu du lịch quốc tế của khu vực châu Á và 20% của thế giới. Năm 2019 khách Trung Quốc thực hiện 154,6 triệu chuyến du lịch nước ngoài, đứng đầu thế giới về chi tiêu khi du lịch nước ngoài với 255 tỷ USD.
Khách Trung Quốc có mức chi tiêu bình quân chuyến đi cao, đạt 1.850 USD một chuyến đi, nằm trong top ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Australia (3.370 USD) và Singapore (2.440 USD). Chi tiêu trung bình của một khách Trung đến Việt Nam năm 2019 là 1.022 USD.
Martin Koerner, Giám đốc Thương mại Tập đoàn The Anam, cho biết trước dịch khách Trung chiếm thị phần lớn nhất tại khu nghỉ dưỡng The Anam Cam Ranh, Khánh Hòa, với 35%. "Chúng tôi đánh giá cao tệp khách hàng này vì họ chi tiêu nhiều tại các nhà hàng, spa và sử dụng nhiều tiện ích tại resort, giúp tăng doanh thu của khu nghỉ", ông Joerner cho biết.
Giám đốc truyền thông Vietluxtour Trần Thị Bảo Thu cho biết lượng khách Trung đến Việt Nam hiện nay tuy giảm nhưng "dần hồi phục" và "có sự chọn lọc hơn trong phân khúc khách". Khách trung lưu hiện chiếm số đông và cũng là thị phần khách mà các công ty lữ hành đang hướng đến bên cạnh việc mở thêm thị trường khách Trung cao cấp với các dịch vụ, mức chi tiêu tốt hơn.
Theo các chuyên gia, ngành du lịch Việt "còn có nhiều việc phải làm" để thu hút khách Trung trở lại bằng và nhiều hơn trước dịch. Về chính sách nới lỏng hoặc miễn visa như Malaysia, Singapore và Thái Lan đang áp dụng với khách Trung Quốc, ông Long cho rằng "Việt Nam không nhất thiết phải làm theo". Korakot Chatasingha, giám đốc thương mại của hãng hàng không quốc gia Thai Airways, hồi cuối tháng 11 cũng từng nhận định "sáng kiến miễn thị thực không thúc đẩy đáng kể thị trường Trung Quốc".
Ông Long cho hay sau dịch khách Trung Quốc vẫn có nhu cầu đi du lịch quốc tế nhưng kén chọn điểm đến hơn, muốn ghé những nơi an toàn và thân thiện sau đại dịch. "Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá là điểm đến an toàn, thân thiện và chào đón khách Trung", ông Long nói thêm.
Trưởng ban Thư ký TAB Hoàng Nhân Chính cũng đồng tình với chính sách tăng cường tiếp thị về điểm đến Việt Nam với thị trường khách Trung. Các trang giới thiệu sản phẩm, tiếp thị số cần có chức năng đặt chỗ trực tiếp. WeChat và Weibo cần được sử dụng để tăng hiệu quả hơn tại thị trường đông dân thứ hai thế giới này.
Việt Nam cũng cần tăng cường tiếp thị trực tiếp thông qua các kênh khác nhau như mở Văn phòng Xúc tiến du lịch của Việt Nam tại các trung tâm du lịch lớn của Trung Quốc. Tổ chức các chuyến quảng bá du lịch roadshow hoặc ngày hội văn hóa Việt Nam tại một số địa phương trọng điểm ở nước bạn.
Áp dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế phù hợp với thói quen của khách Trung Quốc cũng là gợi ý được ông Chính đưa ra. Những năm gần đây khách Trung thói quen thanh toán khi đi du lịch qua các ứng dụng như Alipay và WeChat pay, những phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục.
Để đẩy mạnh du lịch quốc tế, hiện nay nhiều nước cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong thanh toán xuyên biên giới. Ngân hàng Dự trữ Singapore (MAS) và Ngân hàng Thái Lan (BOT) đã triển khai hệ thông liên kết ngân hàng cho phép thanh toán trực tuyến giữa hai nước theo thời gian thực trên nền tảng PayNow của Singapore và PromptPay của Thái Lan. Việt Nam hiện nay cũng đã có hợp tác giữa ngân hàng VietinBank và Postal Savings Bank của Trung Quốc trong thanh toán xuyên biên giới. Ông Chính mong rằng những cách thanh toán này cần nhân rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách Trung tiêu tiền tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Lệ Bình, Phó giám đốc Phòng Du lịch Việt Nam, Công ty Du lịch Hải ngoại Quảng Tây, TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, cho biết thêm khách Trung yêu thích mua các sản phẩm địa phương và thích đi nghỉ dưỡng bên cạnh các tour truyền thống. Để thu hút tệp khách này quay lại Việt Nam, cần có nhiều sản phẩm địa phương kèm chất lượng dịch vụ xứng đáng.