Võ Xuân Trường
Well-known member
Lạ lùng phiên bản hủ tiếu phá lấu khìa chỉ có ở Sài Gòn
Hủ tiếu phá lấu khìa là món ngon hiếm thấy của người miền Tây, bởi kết hợp phá lấu khìa nước dừa trộn với hủ tiếu khô.
Phá lấu vốn là đặc sản gốc Triều Châu, theo người Hoa du nhập vào Việt Nam và nhiều quốc gia lân cận. Phá lấu có nhiều phiên bản nhưng phiên bản khìa nước dừa được coi là độc đáo, mang phong vị đặc trưng của ẩm thực miền Tây.
Khìa là kỹ thuật nấu nướng đặc trưng của miền Tây, áp dụng cho nhiều món khác . Theo đó, các nguyên liệu sẽ được chiên hoặc chao với dầu, mỡ nóng cho thơm rồi nấu cùng nước dừa với lửa nhỏ.
Hủ tiếu kết hợp với phá lấu khìa là món khá mới mẻ và độc đáo. Ảnh: Riviu
Hủ tiếu phá lấu khìa là món ăn ít người biết tới vì còn khá mới mẻ. Người bán sẽ phục vụ cho thực khách một bát hủ tiếu khô trộn với nước sốt khìa phá lấu để tránh món ăn bị mặn. Tuy nhiên, thực khách cũng có thể xin thêm nước phá lấu để chan thêm ít nhiều, tùy khẩu vị.
Vị ngon của hủ tiếu phá lấu heo kết hợp giữa bao tử dai dai, ruột non, lưỡi, tai... mềm tan, thơm thoang thoảng mùi nước dừa, ăn kèm với với sợi hủ tiếu khô ngấm nước phá lấu đậm đà. Phần tôm, trứng cút, thịt nạc băm có vị ngọt thanh nhẹ hơn sẽ cân bằng lại vị đậm của phá lấu.
Hủ tiếu khô được ăn cùng phá lấu khìa đậm đà. Ảnh: Cooky
Hủ tiếu phá lấu cũng ăn kèm các loại rau sống như xà lách, hẹ, giá, cải cúc... Ngoài ra, còn có một bát canh nóng hổi thơm mùi hành ngò để chan thêm tránh hủ tiếu bị mặn.
Có lẽ bởi hương vị đậm đà của phá lấu khìa nước dừa, phiên bản hủ tiếu này chỉ phục vụ hủ tiêu khô, trộn thêm nước sốt khìa phá lấu. Bởi nếu chan nước ngay từ đầu, tô hủ tiếu khó giữ trọn vẹn hương vị.
Giá một phần hủ tiếu phá lấu khìa khoảng 35.000 - 50.000 đồng/bát tùy loại. Địa chỉ gợi ý cho thực khách tại TPHCM là quán cô Kim trên đường Cù Lao (Quận Phú Nhuận), Hương Quán trên đường Chiến Thắng (Quận Phú Nhuận).
Hủ tiếu phá lấu khìa là món ngon hiếm thấy của người miền Tây, bởi kết hợp phá lấu khìa nước dừa trộn với hủ tiếu khô.
Phá lấu vốn là đặc sản gốc Triều Châu, theo người Hoa du nhập vào Việt Nam và nhiều quốc gia lân cận. Phá lấu có nhiều phiên bản nhưng phiên bản khìa nước dừa được coi là độc đáo, mang phong vị đặc trưng của ẩm thực miền Tây.
Khìa là kỹ thuật nấu nướng đặc trưng của miền Tây, áp dụng cho nhiều món khác . Theo đó, các nguyên liệu sẽ được chiên hoặc chao với dầu, mỡ nóng cho thơm rồi nấu cùng nước dừa với lửa nhỏ.
Hủ tiếu kết hợp với phá lấu khìa là món khá mới mẻ và độc đáo. Ảnh: Riviu
Hủ tiếu phá lấu khìa là món ăn ít người biết tới vì còn khá mới mẻ. Người bán sẽ phục vụ cho thực khách một bát hủ tiếu khô trộn với nước sốt khìa phá lấu để tránh món ăn bị mặn. Tuy nhiên, thực khách cũng có thể xin thêm nước phá lấu để chan thêm ít nhiều, tùy khẩu vị.
Vị ngon của hủ tiếu phá lấu heo kết hợp giữa bao tử dai dai, ruột non, lưỡi, tai... mềm tan, thơm thoang thoảng mùi nước dừa, ăn kèm với với sợi hủ tiếu khô ngấm nước phá lấu đậm đà. Phần tôm, trứng cút, thịt nạc băm có vị ngọt thanh nhẹ hơn sẽ cân bằng lại vị đậm của phá lấu.
Hủ tiếu phá lấu cũng ăn kèm các loại rau sống như xà lách, hẹ, giá, cải cúc... Ngoài ra, còn có một bát canh nóng hổi thơm mùi hành ngò để chan thêm tránh hủ tiếu bị mặn.
Có lẽ bởi hương vị đậm đà của phá lấu khìa nước dừa, phiên bản hủ tiếu này chỉ phục vụ hủ tiêu khô, trộn thêm nước sốt khìa phá lấu. Bởi nếu chan nước ngay từ đầu, tô hủ tiếu khó giữ trọn vẹn hương vị.
Giá một phần hủ tiếu phá lấu khìa khoảng 35.000 - 50.000 đồng/bát tùy loại. Địa chỉ gợi ý cho thực khách tại TPHCM là quán cô Kim trên đường Cù Lao (Quận Phú Nhuận), Hương Quán trên đường Chiến Thắng (Quận Phú Nhuận).