Nguyễn May
Well-known member
Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ là món rau mà lá tía tô còn là cây thuốc Đông y rất dễ trồng. Vậy, lá tía tô có tác dụng gì?
Lá tía tô có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột.
Lá tía tô còn làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn. Loại lá này tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu.
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau.
Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.
Dưới đây là những công dụng của nước lá tía tô với sức khỏe:
Hỗ trợ giải cảm lạnh
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Chăm sóc làn da từ bên trong
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)
Trong lá tía tô chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Lá tía tô có tác dụng gì?". Hãy sử dụng lá tía tô đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
Lá tía tô có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột.
Lá tía tô còn làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn. Loại lá này tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu.
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau.
Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.
Dưới đây là những công dụng của nước lá tía tô với sức khỏe:
Hỗ trợ giải cảm lạnh
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Chăm sóc làn da từ bên trong
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)
Trong lá tía tô chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Lá tía tô có tác dụng gì?". Hãy sử dụng lá tía tô đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.