hagn449
Well-known member
Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000 vnđ, khi xảy ra tình trạng làm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 30.000 vnđ.
Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia theo đó:
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
- Lạm phát có 3 mức độ:
+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
+ Siêu lạm phát: trên 1000%
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay?
Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:
- Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.
- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.
Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát tốc độ lạm phát tại Việt Nam? (Hình từ internet)
Nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát lạm phát?
Nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Theo đó ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Giải pháp kiểm soát lạm phát
- Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông:
Tiền bơm vào nền kinh tế quá nhiều làm cho tiền mặt mất giá trong nền kinh tế, do đó nên ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các cách như: nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh:
Một nguyên nhân lớn gây lạm phát mạnh là do cung quá thấp so với cầu. Do đó cần phải tăng cường sản xuất kinh doanh đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn không ít so với mức cầu đề giảm tỷ lệ lạm phát.
Như vậy, trên đây là giải thích về lạm phát, nguyên nhân và biện pháp hạn chế lạm phát mà bạn cần phải nắm bắt.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000 vnđ, khi xảy ra tình trạng làm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 30.000 vnđ.
Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia theo đó:
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
- Lạm phát có 3 mức độ:
+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
+ Siêu lạm phát: trên 1000%
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay?
Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:
- Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.
- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.
Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát tốc độ lạm phát tại Việt Nam? (Hình từ internet)
Nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát lạm phát?
Nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Theo đó ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Giải pháp kiểm soát lạm phát
- Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông:
Tiền bơm vào nền kinh tế quá nhiều làm cho tiền mặt mất giá trong nền kinh tế, do đó nên ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các cách như: nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh:
Một nguyên nhân lớn gây lạm phát mạnh là do cung quá thấp so với cầu. Do đó cần phải tăng cường sản xuất kinh doanh đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn không ít so với mức cầu đề giảm tỷ lệ lạm phát.
Như vậy, trên đây là giải thích về lạm phát, nguyên nhân và biện pháp hạn chế lạm phát mà bạn cần phải nắm bắt.