Nguyễn May
Well-known member
Hiện không ít sinh viên lựa chọn làm thêm ngoài giờ học với mong muốn tăng thêm thu nhập, trang trải cuộc sống khi xa nhà và tích luỹ kinh nghiệm sống.
Với nhiều bạn sinh viên, việc làm thêm ngoài giờ giúp tăng thu nhập, học hỏi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, làm sao để việc học và làm thêm không ảnh hưởng đến nhau là câu hỏi mà có rất ít bạn sinh viên tìm ra được đáp án.
Dưới đây là một số bí kíp giúp cân bằng giữa việc học và làm thêm, mọi người có thể tham khảo để tìm cho bản thân hướng đi phù hợp nhất.
Làm sao để cân bằng giữa việc học và làm thêm đang vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm. (Ảnh minh họa)
Tìm kiếm công việc phù hợp
Nếu đang xem xét việc làm thêm, hãy chắc chắn rằng công việc này phù hợp với mục tiêu lâu dài của bạn, đó là tích lũy kinh nghiệm cho tương lai sau khi tốt nghiệp. Ví dụ, bạn đang theo học ngành Ngôn ngữ Anh, có thể tìm kiếm công việc như gia sư tại nhà, trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh, dịch sách, tài liệu.
Bạn cần phải lưu ý, công việc làm thêm nên mang lại lợi ích cho việc học tập cũng như tương lai nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp cân bằng việc học và làm thêm dễ dàng hơn.
Không nên lựa chọn những công việc làm thêm khác xa với chuyên ngành bản thân đang học, rất dễ ảnh hưởng thời gian học và không giúp ích được bạn quá nhiều ngoài vấn đề về tài chính ít ỏi.
Đồng thời, sinh viên cần chú ý tìm hiểu kỹ công việc, môi trường làm việc, giờ làm việc, mức lương và cách thức tuyển dụng xem phù hợp với bản thân không.
Sắp xếp thời gian hợp lý
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều dạy học theo tín chỉ, giúp sinh viên có thêm thời gian rảnh nếu biết cách sắp xếp lịch học và làm thêm một cách khoa học. Bạn nên đăng ký lịch học vào buổi sáng vì lúc này cơ thể tỉnh táo nhất, dễ tiếp thu bài học. Buổi trưa để nghỉ ngơi, làm bài tập.
Riêng việc làm thêm bạn hãy sắp xếp vào buổi chiều hoặc tối. Thời gian kết thúc công việc làm thêm lý tưởng nhất là trước 9 - 10h tối. Như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau.
Ghi lại thành quả làm thêm vào CV xin việc
Các nhà tuyển dụng rất ấn tượng với những bạn sinh viên có kinh nghiệm làm việc bán thời gian trong CV.
Thông qua việc làm này, họ có thể thấy được tiềm năng của ứng viên như có kỹ năng mềm cần thiết hay không, khả năng chủ động và trách nhiệm với công việc như thế nào.
Học cách sử dụng và quản lý thời gian
Thiết lập sẵn thời gian biểu và số lượng công việc cần hoàn thành trong tuần sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng quá tải, căng thẳng do có quá nhiều nhiệm vụ.
Đồng thời, điều này còn giúp tránh tình trạng mệt mỏi tinh thần và kiệt quệ, tiếp thêm năng lượng để học tập, làm việc hiệu quả hơn.
Chăm sóc bản thân
Hãy nhớ rằng một ngày chỉ có 24 giờ nên ngoài việc học, làm thêm thì bạn còn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để giải trí, tập thể dục hoặc theo đuổi đam mê nghệ thuật mà bản thân yêu thích. Sức khỏe luôn là điều quan trọng nhất, khi bạn có được sự cân bằng giữa học, làm và thư giãn thì mới có thể hoàn thành tốt mọi việc.
Với nhiều bạn sinh viên, việc làm thêm ngoài giờ giúp tăng thu nhập, học hỏi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, làm sao để việc học và làm thêm không ảnh hưởng đến nhau là câu hỏi mà có rất ít bạn sinh viên tìm ra được đáp án.
Dưới đây là một số bí kíp giúp cân bằng giữa việc học và làm thêm, mọi người có thể tham khảo để tìm cho bản thân hướng đi phù hợp nhất.
Làm sao để cân bằng giữa việc học và làm thêm đang vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm. (Ảnh minh họa)
Tìm kiếm công việc phù hợp
Nếu đang xem xét việc làm thêm, hãy chắc chắn rằng công việc này phù hợp với mục tiêu lâu dài của bạn, đó là tích lũy kinh nghiệm cho tương lai sau khi tốt nghiệp. Ví dụ, bạn đang theo học ngành Ngôn ngữ Anh, có thể tìm kiếm công việc như gia sư tại nhà, trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh, dịch sách, tài liệu.
Bạn cần phải lưu ý, công việc làm thêm nên mang lại lợi ích cho việc học tập cũng như tương lai nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp cân bằng việc học và làm thêm dễ dàng hơn.
Không nên lựa chọn những công việc làm thêm khác xa với chuyên ngành bản thân đang học, rất dễ ảnh hưởng thời gian học và không giúp ích được bạn quá nhiều ngoài vấn đề về tài chính ít ỏi.
Đồng thời, sinh viên cần chú ý tìm hiểu kỹ công việc, môi trường làm việc, giờ làm việc, mức lương và cách thức tuyển dụng xem phù hợp với bản thân không.
Sắp xếp thời gian hợp lý
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều dạy học theo tín chỉ, giúp sinh viên có thêm thời gian rảnh nếu biết cách sắp xếp lịch học và làm thêm một cách khoa học. Bạn nên đăng ký lịch học vào buổi sáng vì lúc này cơ thể tỉnh táo nhất, dễ tiếp thu bài học. Buổi trưa để nghỉ ngơi, làm bài tập.
Riêng việc làm thêm bạn hãy sắp xếp vào buổi chiều hoặc tối. Thời gian kết thúc công việc làm thêm lý tưởng nhất là trước 9 - 10h tối. Như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau.
Ghi lại thành quả làm thêm vào CV xin việc
Các nhà tuyển dụng rất ấn tượng với những bạn sinh viên có kinh nghiệm làm việc bán thời gian trong CV.
Thông qua việc làm này, họ có thể thấy được tiềm năng của ứng viên như có kỹ năng mềm cần thiết hay không, khả năng chủ động và trách nhiệm với công việc như thế nào.
Học cách sử dụng và quản lý thời gian
Thiết lập sẵn thời gian biểu và số lượng công việc cần hoàn thành trong tuần sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng quá tải, căng thẳng do có quá nhiều nhiệm vụ.
Đồng thời, điều này còn giúp tránh tình trạng mệt mỏi tinh thần và kiệt quệ, tiếp thêm năng lượng để học tập, làm việc hiệu quả hơn.
Chăm sóc bản thân
Hãy nhớ rằng một ngày chỉ có 24 giờ nên ngoài việc học, làm thêm thì bạn còn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để giải trí, tập thể dục hoặc theo đuổi đam mê nghệ thuật mà bản thân yêu thích. Sức khỏe luôn là điều quan trọng nhất, khi bạn có được sự cân bằng giữa học, làm và thư giãn thì mới có thể hoàn thành tốt mọi việc.