Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Đều đặn vào các ngày cuối tuần, tại trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương lại vang lên tiếng đờn, tiếng ca và tiếng cười ấm áp. Trong không gian ấm cúng của lớp học, những giai điệu ngọt ngào của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) ngân nga, thẩm thấu vào tâm hồn người mộ điệu.
Những tâm hồn đồng điệu
Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo của bộ môn nghệ thuật ĐCTT, Bình Dương đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy, thu hút hàng trăm lượt người tham gia học tập và thực hành biểu diễn. Mới đây, vào đầu tháng 9 vừa qua, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã tổ chức lớp “Truyền dạy ca tài tử cho người dân” trên địa bàn tỉnh năm 2023. Lớp học có 35 học viên là người mộ điệu đến từ các địa phương trong tỉnh. Tuy xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng mọi người đều có chung một tình yêu và niềm đam mê âm nhạc dân tộc, nhất là với ĐCTT.
NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn học viên thực hành thể điệu Ngũ đối hạ với bài ca “Tri ân tổ nghiệp nhạc sư”
Trò chuyện với chúng tôi với vẻ mặt đầy tự hào, anh Nguyễn Trọng Huy (nhân viên một công ty kiểm toán tại TP.Thủ Dầu Một), cho biết yêu thích vọng cổ trên đài phát thanh đã lâu, nay theo học lớp này anh mới biết sự khác nhau giữa vọng cổ và ĐCTT. Với một người đến học vỡ lòng như anh Huy, đây là dịp biết thêm nhiều kiến thức phong phú của nghệ thuật ĐCTT. Đây không chỉ là loại hình chỉ phục vụ nhạc lễ mà còn là loại hình sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần vừa uyên bác vừa dân dã của các thế hệ đi trước. “Tôi thực sự rất tự hào vì bộ môn nghệ thuật ngũ âm này đang ngày càng phát triển trong cộng đồng và có nhiều người gắn bó để lan tỏa, gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, anh Huy nói thêm.
Còn với chị Nguyễn Thị Ngọc Thủy (ngụ tại phường Bình Hòa, TP.Thuận An), một gương mặt luôn tích cực trong các lớp truyền dạy ĐCTT từ trước đến nay, dù đã tham gia học nhiều lần nhưng mỗi lần học là mỗi lần tích lũy thêm sự hiểu biết về bộ môn nghệ thuật mà chị rất đam mê. Do bận rộn với công tác xã hội tại địa phương nên chị chỉ tham gia biểu diễn trong các chương trình văn nghệ chào mừng của các đoàn thể tại phường. Lần này, NSƯT Huỳnh Khải giảng dạy rất nhiều bài bản cơ bản giúp chị vững vàng hơn về các thể điệu đờn ca.
Bảo tồn và phát huy
Dù thời lượng chỉ trong một tháng, nhưng khóa học lần này có rất nhiều nội dung thiết thực về 20 bài bản Tổ của nghệ thuật đờn ca, thu hút sự quan tâm, theo dõi, học hỏi của rất nhiều người mới. Để bộ môn nghệ thuật di sản này ngày càng thu hút người dân đến học tập và thực hành hơn thì rất cần những lớp học sơ cấp như vậy. Bởi nội dung càng đơn giản, càng dễ học như nhạc lý sẽ giúp các học viên dễ tiếp thu, dễ thực hành hơn. Từ đó, người học sẽ có thêm nhiều động lực để phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn niềm đam mê của bản thân.
Những thanh âm cần được nắm vững của các học viên. Ảnh: D.Thủy
Theo NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh, ĐCTT rất phong phú. Trong đó, lồng bản được ví như là gốc cây, những bài ca được viết lời mới được ví như là những chiếc lá, bông hoa tô điểm cho cây thêm đẹp. Tùy vào từng thời điểm, chiếc lá và bông hoa sẽ rụng đi, thay vào đó là những chiếc lá mới, bông hoa mới với sự đa dạng và sắc nét hơn. Vì vậy, bảo tồn ĐCTT là bảo tồn ngôn ngữ của người Việt Nam, bảo tồn những làn hơi, chiêu thức nghệ thuật độc đáo của người dân Nam bộ. Nếu như chúng ta thường xuyên vun bón cho cây thì rễ sẽ bám sâu và thân cây ngày càng vững chắc, góp thêm cho đời những hương sắc ngọt lành. Vì vậy, những lớp truyền dạy ĐCTT như thế này sẽ góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam, nuôi dưỡng tâm hồn Việt, giữ gìn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải trực tiếp truyền dạy lại bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử tại lớp học ở Bình Dương. Ảnh: D.Thủy
Ông Lê Quang Lợi, Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương, cho biết lớp học diễn ra từ ngày 9-9 đến 22-10-2023 với sự tham gia học tập của 35 học viên đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Việc tổ chức lớp học nhằm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt. Qua đó, lớp học góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của nghệ thuật ĐCTT, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những tâm hồn đồng điệu
Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo của bộ môn nghệ thuật ĐCTT, Bình Dương đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy, thu hút hàng trăm lượt người tham gia học tập và thực hành biểu diễn. Mới đây, vào đầu tháng 9 vừa qua, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã tổ chức lớp “Truyền dạy ca tài tử cho người dân” trên địa bàn tỉnh năm 2023. Lớp học có 35 học viên là người mộ điệu đến từ các địa phương trong tỉnh. Tuy xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng mọi người đều có chung một tình yêu và niềm đam mê âm nhạc dân tộc, nhất là với ĐCTT.
NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn học viên thực hành thể điệu Ngũ đối hạ với bài ca “Tri ân tổ nghiệp nhạc sư”
Trò chuyện với chúng tôi với vẻ mặt đầy tự hào, anh Nguyễn Trọng Huy (nhân viên một công ty kiểm toán tại TP.Thủ Dầu Một), cho biết yêu thích vọng cổ trên đài phát thanh đã lâu, nay theo học lớp này anh mới biết sự khác nhau giữa vọng cổ và ĐCTT. Với một người đến học vỡ lòng như anh Huy, đây là dịp biết thêm nhiều kiến thức phong phú của nghệ thuật ĐCTT. Đây không chỉ là loại hình chỉ phục vụ nhạc lễ mà còn là loại hình sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần vừa uyên bác vừa dân dã của các thế hệ đi trước. “Tôi thực sự rất tự hào vì bộ môn nghệ thuật ngũ âm này đang ngày càng phát triển trong cộng đồng và có nhiều người gắn bó để lan tỏa, gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, anh Huy nói thêm.
Còn với chị Nguyễn Thị Ngọc Thủy (ngụ tại phường Bình Hòa, TP.Thuận An), một gương mặt luôn tích cực trong các lớp truyền dạy ĐCTT từ trước đến nay, dù đã tham gia học nhiều lần nhưng mỗi lần học là mỗi lần tích lũy thêm sự hiểu biết về bộ môn nghệ thuật mà chị rất đam mê. Do bận rộn với công tác xã hội tại địa phương nên chị chỉ tham gia biểu diễn trong các chương trình văn nghệ chào mừng của các đoàn thể tại phường. Lần này, NSƯT Huỳnh Khải giảng dạy rất nhiều bài bản cơ bản giúp chị vững vàng hơn về các thể điệu đờn ca.
Bảo tồn và phát huy
Dù thời lượng chỉ trong một tháng, nhưng khóa học lần này có rất nhiều nội dung thiết thực về 20 bài bản Tổ của nghệ thuật đờn ca, thu hút sự quan tâm, theo dõi, học hỏi của rất nhiều người mới. Để bộ môn nghệ thuật di sản này ngày càng thu hút người dân đến học tập và thực hành hơn thì rất cần những lớp học sơ cấp như vậy. Bởi nội dung càng đơn giản, càng dễ học như nhạc lý sẽ giúp các học viên dễ tiếp thu, dễ thực hành hơn. Từ đó, người học sẽ có thêm nhiều động lực để phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn niềm đam mê của bản thân.
Những thanh âm cần được nắm vững của các học viên. Ảnh: D.Thủy
Theo NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh, ĐCTT rất phong phú. Trong đó, lồng bản được ví như là gốc cây, những bài ca được viết lời mới được ví như là những chiếc lá, bông hoa tô điểm cho cây thêm đẹp. Tùy vào từng thời điểm, chiếc lá và bông hoa sẽ rụng đi, thay vào đó là những chiếc lá mới, bông hoa mới với sự đa dạng và sắc nét hơn. Vì vậy, bảo tồn ĐCTT là bảo tồn ngôn ngữ của người Việt Nam, bảo tồn những làn hơi, chiêu thức nghệ thuật độc đáo của người dân Nam bộ. Nếu như chúng ta thường xuyên vun bón cho cây thì rễ sẽ bám sâu và thân cây ngày càng vững chắc, góp thêm cho đời những hương sắc ngọt lành. Vì vậy, những lớp truyền dạy ĐCTT như thế này sẽ góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam, nuôi dưỡng tâm hồn Việt, giữ gìn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
NSƯT - Thạc sĩ Huỳnh Khải trực tiếp truyền dạy lại bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử tại lớp học ở Bình Dương. Ảnh: D.Thủy
Ông Lê Quang Lợi, Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương, cho biết lớp học diễn ra từ ngày 9-9 đến 22-10-2023 với sự tham gia học tập của 35 học viên đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Việc tổ chức lớp học nhằm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt. Qua đó, lớp học góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của nghệ thuật ĐCTT, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.