Lập trình viên là gì? Công việc của một lập trình viên

Thanh Nam

Guest
1. Lập trình viên là ai?
Lập trình viên (tiếng anh là Programmer) hay còn được gọi là Nhà phát triển (Developer – viết tắt là DEV). Đây là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết, sửa lỗi và cho chạy các đoạn mã nhằm tạo ra các phần mềm, ứng dụng có thể hoạt động trên các thiết bị điện thoại di động, máy tính,...

Hiện nay có rất nhiều chức danh cho vị trí công việc này như:
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer).
- Nhà phát triển phần mềm (Software Developer).
- Lập trình viên máy tính (Computer Programmer).
- Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay gọi tắt là Coder.

Lập trình viên cần phải biết rất nhiều kiến thức chuyên môn và các ngôn ngữ lập trình như C++, Java (J2EE), XML, Python,…

2. Công việc của lập trình viên là gì?
Công việc của lập trình viên thường bao gồm những nhiệm vụ:

- Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
- Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.
- Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng.
- Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
- Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
- Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.

3. Những mảng công việc của lập trình viên
3.1 Lập trình web
Lập trình web hay Web Developer là vị trí có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính. Ngoài ra, nhân viên lập trình web cũng có thể đảm nhận thêm những nhiệm vụ như quản trị web, hỗ trợ kiểm tra các chỉ số web, bảo trì, nâng cấp các tính năng,... để website hoạt động tốt hơn.

3.2 Lập trình mobile
Lập trình mobile hay Mobile Developer là những chuyên viên xây dựng, phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, iOS,... Bên cạnh đó là không ngừng cải thiện và tối ưu hóa các ứng dụng này để đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.

3.3 Lập trình Embedded
Trước tiên, bạn cần biết về hệ thống nhúng (Embedded System) bao gồm phần cứng (hardware), phần mềm (software) và phần sụn (firmware) được nhúng trong một hệ thống lớn hơn để thực hiện một chức năng cụ thể dựa trên bộ vi xử lý hoặc vi điều khiển. Cụ thể:

- Embedded software là phần mềm ghi vào bộ nhớ của thiết bị, thực hiện các nhiệm vụ cấp cao như xử lý dữ liệu, tương tác với các thiết bị khác. Nó có thể được cập nhật, nâng cấp.

- Firmware là chương trình hướng dẫn được ghi vào bộ nhớ của thiết bị với các nhiệm vụ cụ thể, thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp như chuyển đổi tín hiệu cảm biến. Firmware thường không cần phải cập nhật.


Vậy lập trình Embedded thường có nhiệm vụ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như đồ gia dụng, máy móc công nghiệp, ô tô, máy bay, máy bán hàng tự động,... Đây là vị trí đòi hỏi kiến thức sâu rộng về phần mềm và hệ thống.

3.4 Lập trình viên cơ sở dữ liệu
Lập trình cơ sở dữ liệu hay lập trình database là vị trí chuyên về lập trình, vận hành và phát triển các hệ thống lưu trữ thông tin của các doanh nghiệp, công ty. Vì số lượng data lớn được lưu trữ nên lập trình viên sẽ cần thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo tính an toàn, không xảy ra lỗi gây thất lạc thông tin.

4. Cơ hội và thách thức khi trở thành lập trình viên
4.1 Cơ hội
4.1.1 Nhu cầu tuyển dụng cao
Hiện nay, nhu cầu về web, ứng dụng, phần mềm hệ thống ngày càng tăng dẫn đến các doanh nghiệp rất cần nguồn nhân lực để có thể tạo ra những sản phẩm này như các nhà lập trình. Bên cạnh cơ hội việc làm trong các tập đoàn công nghệ lớn, lập trình viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty game, ứng dụng di động, bộ phát triển kỹ thuật/IT của các công ty sản xuất,... Ngoài ra, nhiều lập trình viên còn nhận việc làm theo dự án, freelance khi rảnh tại nhà để tăng mức thu nhập.

4.1.2 Môi trường làm việc năng động, hiện đại
Do đặc thù công việc được tiếp xúc nhiều với các thiết bị, công nghệ hiện đại, các lập trình viên luôn có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình mỗi ngày. Với môi trường làm việc năng động, luôn biến đổi và đầy thử thách mới sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các nhà phát triển thỏa sức khám phá.

4.1.3 Mức thu nhập hấp dẫn
Mức lương lập trình viên bình quân hiện nay đang ở mức khá cao, rơi vào khoảng từ 500 - 2500 đô/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm cá nhân. Đây đang là một trong những nghề mang lại mức thu nhập đáng mơ ước với nhiều người.

4.2 Thách thức, khó khăn
4.2.1 Áp lực công việc lớn
Một vấn đề mà nghề lập trình viên thường hay gặp phải là áp lực công việc lớn do có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Cùng với đó là luôn phải cập nhật kiến thức về công nghệ mới để phù hợp với thời đại. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với những ai yêu thích thử thách, chịu được áp lực cao và có đam mê với nghề.
4.2.2 Luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức mới trong nghề
Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày và để bắt kịp nó, các nhà lập trình cần phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Đi cùng với nhu cầu tuyển dụng cao, đây cũng là nghề có mức đào thải cao nếu bạn không biết cập nhật kiến thức mỗi ngày để phát triển bản thân.

5. Những yêu cầu công việc đối với lập trình viên
5.1 Trình độ chuyên môn
Nghề lập trình viên đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cao với học vấn từ cấp bậc cao đẳng/đại học trở lên. Các ngành học liên quan đến lập trình như:

- Công nghệ thông tin.
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật phần mềm hay Công nghệ phần mềm.
- Kỹ thuật máy tính.
- Hệ thống thông tin.
- Truyền thông và mạng máy tính.

5.2 Trình độ ngoại ngữ
Nhân sự lập trình cần có trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh cơ bản - thành thạo để tiện làm việc với các ngôn ngữ lập trình và hiểu được giao diện của một chương trình. Mặt khác, một chuyên viên công nghệ thông tin có kiến thức về tiếng Anh có thể tham gia các dự án quốc tế hoặc làm việc tại nước khác.

5.3 Kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm cần thiết đòi hỏi nhà lập trình cần có như:

- Kỹ năng phân tích: Khả năng nắm bắt, phân tích vấn đề một cách tường tận, chính xác.
- Tư duy logic: Có khả năng giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả.
- Khả năng tập trung: Khi làm việc với code, các nhà phát triển luôn phải tập trung cao độ để chú ý đến từng chi tiết, tránh những sai sót dù nhỏ nhất.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ có lúc các phần mềm, ứng dụng xảy ra lỗi mà các nhà lập trình cần phải biết cách tìm ra nguyên nhân và có phương hướng khắc phục, xử lý thích hợp.
- Kỹ năng tự học: Sự nghiệp lập trình là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi bạn luôn phải chủ động học hỏi, thực hành thường xuyên để nâng cao tay nghề mỗi ngày.

5.4 Tố chất
Một vài tố chất quan trọng mà một nhà lập trình cần có cho công việc là:

- Cẩn trọng, tỉ mỉ: Do tính chất phức tạp của công việc đòi hỏi người lập trình phải vô cùng cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Bởi vì nếu có một lỗi nhỏ thôi cũng có thể khiến sản phẩm thất bại hoặc tốn rất nhiều chi phí, thời gian để sửa chữa.
- Kiên nhẫn: Nhẫn nại, không nóng vội vì điều đó rất dễ dẫn đến sai sót trong công việc.
- Nhạy bén: Nhanh nhạy với cái mới để bắt kịp thời đại, tránh để mình bị “tụt hậu”.

6. Cơ hội nghề nghiệp đối với nghề lập trình viên
Hiện nay, nhu cầu về tuyển dụng lập trình viên đang tăng nhanh, hàng ngày có hàng trăm việc làm mới cần nhân lực đáp ứng cho vị trí này. Bên cạnh đó, với những cơ hội việc làm fulltime, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các lập trình viên trẻ cho các vị trí freelancer, làm việc từ xa, thực tập sinh,...

7. Mức lương của lập trình viên hiện nay
Mức lương lập trình viên hiện nay ở mức tương đối cao, tùy thuộc vào vị trí và bề dày kinh nghiệm mà sẽ có các mức thu nhập khác nhau
 
Bên trên