Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì?

Nguyễn Thị Minh Tú

Minh Tú Nguyễn
Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì?
Nếu không phải là người theo đạo Kitô giáo thì chắc chắn bạn sẽ rất thắc mắc về lễ Phục sinh. Vậy lễ Phục sinh là ngày gì? Easter Day là ngày gì?

Lễ Phục sinh (hay còn được gọi là Easter Day, ngày Chúa sống lại, ngày Chúa phục sinh...) chính là một ngày lễ rất quan trọng đối với những người theo Kitô giáo (bao gồm Công giáo, Đạo Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo).

Ngày lễ này thường được diễn ra vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 Dương lịch hằng năm. Ngày lễ Phục sinh được tổ chức với ý nghĩa lớn nhất là để tưởng nhớ tới cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.

Lễ Phục sinh 2023 là ngày nào?
Lễ Phục sinh là ngày lễ không có thời gian cố định. Để tính ngày lễ Phục sinh, người ta cần căn cứ vào các yếu tố như sau:

  • Lễ Phục sinh bắt buộc phải vào ngày Chủ Nhật.
  • Lễ Phục sinh phải đứng sau ngày rằm (tức là ngày trăng tròn).
  • Và cuối cùng, ngày rằm ấy phải đứng kề sau Tiết Xuân phân.
Như vậy, lễ Phục sinh năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật mùng 9 tháng 4 Dương lịch.


Ngày lễ Phục sinh



Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phục sinh

Tìm hiểu nguồn gốc lễ Phục sinh
Tương truyền, con cháu của Adam và Eva (Adam và Eva được xem là tổ tiên của loài người theo đạo Thiên Chúa) sau khi phạm tội và bị đuổi khỏi vườn địa đàng đã sinh sôi, nảy nở khắp mặt đất. Với tội lỗi gây ra, họ mất ơn nghĩa với Chúa. Tuy nhiên, vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã sai Chúa Giê-su hạ phàm và chịu chết trên thập giá để cứu nhân gian.

Năm 30 tuổi, Chúa Giê-su bắt đầu rời quê hương nơi ngài sinh ra và bắt đầu rao giảng tin mừng. Trong một lần vào thành Jerusalem đúng dịp lễ Vượt Qua (nghi lễ của người Do Thái), ngài đã được dân chúng đón tiếp bằng lá cây lót đường và vẫy tay mừng.

Vào ngày thứ 5, Chúa Giê-su thực hiện nghi thức rửa chân cùng các môn đồ và dùng bữa tối cuối cùng. Ngay buổi tối hôm đó, ngài bị bắt theo lệnh của Tòa Công luận.

Tòa Công luận đã cáo buộc ngài tội phạm thượng và giao cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin án tử hình. Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Chúa Giê-su vào ngày thứ sáu dưới áp lực quá lớn của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái.

Tuy nhiên, khi tới thăm mộ của ngài, người ta chỉ thấy ngôi mộ trống rỗng. Chính vì vậy, các Kitô hữu tin rằng Chúa Giê-su đã sống lại vào ngày Chủ Nhật (tức 3 ngày sau khi chết trên thập tự giá).

Sự kiện này đã được đề cập đến theo thuật ngữ của Kitô giáo là sự phục sinh của Chúa Giê-su.


Ý nghĩa của lễ Phục sinh
Trong tâm niệm của người theo đạo Thiên Chúa, sự hồi sinh của Chúa Giê-su sau khi bị chết trên thập tự giá đã khiến cho ngài trở thành người có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và chính niềm tin ấy là điều mà người theo đạo Thiên Chúa xướng lên hằng năm trong dịp lễ Phục sinh.

Với họ, Chúa Giê-su và ngày lễ Phục sinh như một biểu tượng cho sự hồi sinh, mang lại sự sống mới.

Bên cạnh đó, ngày lễ Phục sinh còn diễn ra vào mùa Xuân - mùa của sự sinh sôi, nảy nở nên lại càng tiếp thêm sức mạnh để họ tin vào những điều tốt đẹp, những sự hồi phục kỳ diệu và một tương lai tốt đẹp hơn.

Lễ Phục sinh


Biểu tượng của lễ Phục sinh
Vào ngày lễ Phục sinh, người ta thường tặng nhau những món quà là biểu tượng của ngày lễ này. Vậy biểu tượng lễ Phục sinh là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây để biết được điều đó bạn nhé.


Trứng Phục sinh
Trứng được coi là biểu tượng nguyên thủy, cổ xưa nhất của lễ hội Phục sinh. Người ta thường tặng cho nhau những quả trứng do chính tay mình trang trí để nhằm cầu chúc cho bạn bè, người thân những điều may mắn, tốt lành nhất trong cuộc sống.

Lý do trứng được coi là một biểu tượng của ngày lễ Phục sinh đó chính là từ xa xưa, quả trứng đã gắn liền với ý nghĩa của sự tái sinh, sinh sôi, nảy nở. Người phương Tây còn tin rằng, trái đất này được tạo ra từ một quả trứng khổng lồ.

Trứng Phục sinh



Thỏ Phục sinh
Giống với những quả trứng, thỏ được xem là một biểu tượng vô cùng đặc trưng cho ngày lễ Phục sinh. Thỏ cũng là một loài vật có tốc độ sinh sản khá "chóng mặt", vậy nên thật dễ hiểu khi người ta xem nó là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh đó, những con thỏ còn gắn liền với truyền thuyết về Ostara (hay Eostre) - một nữ thần của mùa Xuân, người được lấy tên để đặt cho ngày lễ Phục sinh.

Thỏ Phục sinh



Hoa Phục sinh
Người Đức thường sử dụng các cành cây tươi, chậu hoa để treo vỏ trứng gà có sơn nhiều màu cùng những con thỏ bằng socola cho trẻ em vào ngày lễ Phục sinh.

Một số loại hoa thường được sử dụng vào ngày lễ Phục sinh đó là uất kim cương, cúc đồng, thủy tiên, phong tín tử...

Hoa Phục sinh


Jambon
Trên bàn ăn của các tín đồ Thiên Chúa giáo chưa bao giờ vắng bóng món jambon vào ngày lễ Phục sinh. Với họ, thịt lợn luôn được coi là món ăn của Chúa. Họ coi rằng nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc thích hợp để làm món thịt lợn muối dự trữ thì thời điểm lễ Phục sinh chính là lúc phù hợp nhất để họ thưởng thức món ăn này.

Jambon



Thánh ca Phục sinh
Bên cạnh những biểu tượng trên thì các bài thánh ca Phục sinh, bài hát lễ Phục sinh cũng chính là một phần quan trọng của ngày lễ đặc biệt này. Ca từ, giai điệu của những bài hát lễ Phục sinh đều bày tỏ sự vui mừng, hân hoan vì sự sống lại của Chúa Giê-su, bên cạnh đó còn là sự biết ơn và mong ước cho một sức sống mới đầy sự tích cực, may mắn, tươi sáng hơn.
 
Bên trên