nhatlinh2000
Well-known member
Từ xa xưa, người Mông thường có thói quen sống trên các dãy núi cao, cuộc sống của họ gắn truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác... Thói quen sống của dân tộc Mông đã tạo rất nhiều nét văn hoá đặc sắc như một điều bí ẩn, thu hút sự tò mò, hiếu kỳ muốn được khám phá khi ai đó được nghe và nhắc đến.
Một trong những nét độc đáo đó là thói quen treo ngô trên gác nhà và các món ăn từ ngô của người Mông, một cách bảo quản nông sản mỗi khi đến mùa thu hoạch bắp trên non cao.
Mèn mén: Đặc sản với tên gọi độc lạ
Tháng 10 đến tháng 11 hàng năm khi những nương ngô ngả màu vàng, bà con người Mông lại hối hả lên nương thu hoạch ngô. Thu hoạch ngô đến đâu, gùi về nhà đến đó. Vào ngày mùa, trong nhà người Mông, nhà ai cũng treo đầy bắp xung quanh.
Ngô được buộc thành từng túm nhỏ treo kín mít bên hiên nhà và cả trong gian nhà bếp. Ngô được treo như vậy đến khoảng tháng 4, tháng 5 năm sau, đến khi bà con bắt đầu vào vụ gieo trồng mới.
Vì thế, ngô được bảo quản sử dụng quanh năm, những bắp ngô tốt, hạt to, sáng mịn không bị mối mọt, sâu đục. Loại ngô nào bị hỏng được lọc ra để nuôi gà, vịt, lợn… Cứ thế, người Mông duy trì tục treo bắp trên gác nhà nhiều đời nay.
Từ nguồn lương thực này, đồng bào Mông đã chế biến thành món ăn với hương vị đậm đà, trở thành văn hóa ẩm thực độc đáo, mang bản sắc của người Mông. Đó là mèn mén.
Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén.
Trong mèn mén Hà Giang, cái tên mèn mén được bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp. Món ăn dân dã được làm từ ngô này đã khiến bao thực khách mê mẩn vì hương vị khác lạ mà nó mang lại.
Đặc biệt, mèn mén là món ăn giàu dinh dưỡng nên hầu hết trẻ em người Mông đều mau lớn, khỏe mạnh nhờ được bổ sung nguồn thức ăn nhiều năng lượng này.
Mèn mén có hương vị đặc biệt là bởi nó được chế biến từ giống ngô ngon nhất của vùng, ngô đã lai hay ngô nơi khác cũng không có được hương vị thơm ngon giống như ngô địa phương này.
Món "cơm" hàng ngày của người Mông
Cách làm mèn mén Hà Giang không quá phức tạp, nhưng nó lại đòi hỏi nhiều công đoạn. Đặc biệt món ăn này cần đến những đôi bàn tay khéo léo có kinh nghiệm để làm ra thành phẩm ngon nhất.
Mèn mén được làm từ ngô tẻ sau đó sẽ tách hạt ngô, loại bỏ các hạt sâu, mốc rồi đem xay thành bột mịn. Thông thường, người dân địa phương sẽ sử dụng cối đá truyền thống để xay ngô. Đây được coi là công đoạn vất vả nhất.
Ngô xay được cho vào sàng để loại bỏ mày và sạn, rồi đổ ra nia, trộn nước để nhào bột. Bột mèn mén không được quá khô hoặc quá ướt. Nếu quá khô, mèn mén dễ bị sống, còn quá ướt sẽ làm món ăn bị nhão, không ngon.
Sau khi nhào trộn, bột mèn mén được đưa vào hấp 2 lần trên một chiếc chảo lớn chứa nước, ở giữa đặt một chõ cao. Tùy từng loại ngô mà thời gian hấp khác nhau. Ngô già sẽ hấp lâu hơn ngô non khoảng 10-15 phút.
Sau khi chín, mèn mén được đổ ra mẹt, chờ nguội bớt rồi đem đi vò tơi. Chưa hết, người ta sẽ cho thêm nước vào bột rồi trộn đều, tiếp tục cho lên chõ hấp lần 2. Khi hương thơm bốc lên, mèn mén tơi chín là có ngay món ăn thơm ngon đậm đà.
Món mèn mén hoàn toàn không được nêm nếm gia vị, nhưng vẫn có vị ngọt bùi của ngô, dẻo thơm, lạ miệng. Mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau cải, nước thắng cố hoặc trộn cơm đều trở thành món ăn gây thương nhớ.
Đa phần các gia đình người Mông vẫn ăn hàng ngày, cho dù sự nghèo khổ giờ đây không còn đeo bám họ như những ngày xưa nữa, nhưng dường như "cái hồn" của mèn mén đã ngấm sâu vào đời sống của họ.
Đám cưới, đám ma, giỗ tết hay có bất cứ công việc gì đều có sự xuất hiện của món mèn mén. Mỗi người một chiếc thìa, ngồi quây quần cùng bát mèn mén, tô canh, nồi thắng cố vừa ăn vừa chuyện trò.
Những câu chuyện cứ thế nối dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác, như truyền lại huyền thoại về dân tộc Mông kiên cường, bám vào đá núi để sống, để ươm mầm xanh hi vọng cho con cháu về một tương lai phía trước tươi sáng những sắc màu.
Những người Mông xa quê, dù có được ăn trăm thứ của ngon vật, vẫn không quên được vị mèn mén quê nhà đã gắn bó suốt bao năm thơ ấu. Mèn mén khỏa lấp cơn nhớ nhung cồn cào, xoa dịu nỗi thèm thuồng một vị ngọt bùi thân quen không đâu tìm thấy như ở nơi con người ta "Sống trong đá chết vùi trong đá" này.
Người Mông quan niệm phụ nữ phải biết thêu thùa, phải thương chồng con, biết chăm lo bố mẹ chồng và biết làm mèn mén. Thế mới biết vị trí của mèn mén trong ẩm thực của dân tộc Mông. Không chỉ là món ăn, không chỉ là ẩm thực, mà đó còn là nét văn hóa của đồng bào Mông.
Một trong những nét độc đáo đó là thói quen treo ngô trên gác nhà và các món ăn từ ngô của người Mông, một cách bảo quản nông sản mỗi khi đến mùa thu hoạch bắp trên non cao.
Mèn mén: Đặc sản với tên gọi độc lạ
Tháng 10 đến tháng 11 hàng năm khi những nương ngô ngả màu vàng, bà con người Mông lại hối hả lên nương thu hoạch ngô. Thu hoạch ngô đến đâu, gùi về nhà đến đó. Vào ngày mùa, trong nhà người Mông, nhà ai cũng treo đầy bắp xung quanh.
Ngô được buộc thành từng túm nhỏ treo kín mít bên hiên nhà và cả trong gian nhà bếp. Ngô được treo như vậy đến khoảng tháng 4, tháng 5 năm sau, đến khi bà con bắt đầu vào vụ gieo trồng mới.
Vì thế, ngô được bảo quản sử dụng quanh năm, những bắp ngô tốt, hạt to, sáng mịn không bị mối mọt, sâu đục. Loại ngô nào bị hỏng được lọc ra để nuôi gà, vịt, lợn… Cứ thế, người Mông duy trì tục treo bắp trên gác nhà nhiều đời nay.
Từ nguồn lương thực này, đồng bào Mông đã chế biến thành món ăn với hương vị đậm đà, trở thành văn hóa ẩm thực độc đáo, mang bản sắc của người Mông. Đó là mèn mén.
Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén.
Trong mèn mén Hà Giang, cái tên mèn mén được bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp. Món ăn dân dã được làm từ ngô này đã khiến bao thực khách mê mẩn vì hương vị khác lạ mà nó mang lại.
Đặc biệt, mèn mén là món ăn giàu dinh dưỡng nên hầu hết trẻ em người Mông đều mau lớn, khỏe mạnh nhờ được bổ sung nguồn thức ăn nhiều năng lượng này.
Mèn mén có hương vị đặc biệt là bởi nó được chế biến từ giống ngô ngon nhất của vùng, ngô đã lai hay ngô nơi khác cũng không có được hương vị thơm ngon giống như ngô địa phương này.
Món "cơm" hàng ngày của người Mông
Cách làm mèn mén Hà Giang không quá phức tạp, nhưng nó lại đòi hỏi nhiều công đoạn. Đặc biệt món ăn này cần đến những đôi bàn tay khéo léo có kinh nghiệm để làm ra thành phẩm ngon nhất.
Mèn mén được làm từ ngô tẻ sau đó sẽ tách hạt ngô, loại bỏ các hạt sâu, mốc rồi đem xay thành bột mịn. Thông thường, người dân địa phương sẽ sử dụng cối đá truyền thống để xay ngô. Đây được coi là công đoạn vất vả nhất.
Ngô xay được cho vào sàng để loại bỏ mày và sạn, rồi đổ ra nia, trộn nước để nhào bột. Bột mèn mén không được quá khô hoặc quá ướt. Nếu quá khô, mèn mén dễ bị sống, còn quá ướt sẽ làm món ăn bị nhão, không ngon.
Sau khi nhào trộn, bột mèn mén được đưa vào hấp 2 lần trên một chiếc chảo lớn chứa nước, ở giữa đặt một chõ cao. Tùy từng loại ngô mà thời gian hấp khác nhau. Ngô già sẽ hấp lâu hơn ngô non khoảng 10-15 phút.
Sau khi chín, mèn mén được đổ ra mẹt, chờ nguội bớt rồi đem đi vò tơi. Chưa hết, người ta sẽ cho thêm nước vào bột rồi trộn đều, tiếp tục cho lên chõ hấp lần 2. Khi hương thơm bốc lên, mèn mén tơi chín là có ngay món ăn thơm ngon đậm đà.
Món mèn mén hoàn toàn không được nêm nếm gia vị, nhưng vẫn có vị ngọt bùi của ngô, dẻo thơm, lạ miệng. Mèn mén thường được ăn với một số món canh như rau cải, nước thắng cố hoặc trộn cơm đều trở thành món ăn gây thương nhớ.
Đa phần các gia đình người Mông vẫn ăn hàng ngày, cho dù sự nghèo khổ giờ đây không còn đeo bám họ như những ngày xưa nữa, nhưng dường như "cái hồn" của mèn mén đã ngấm sâu vào đời sống của họ.
Đám cưới, đám ma, giỗ tết hay có bất cứ công việc gì đều có sự xuất hiện của món mèn mén. Mỗi người một chiếc thìa, ngồi quây quần cùng bát mèn mén, tô canh, nồi thắng cố vừa ăn vừa chuyện trò.
Những câu chuyện cứ thế nối dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác, như truyền lại huyền thoại về dân tộc Mông kiên cường, bám vào đá núi để sống, để ươm mầm xanh hi vọng cho con cháu về một tương lai phía trước tươi sáng những sắc màu.
Những người Mông xa quê, dù có được ăn trăm thứ của ngon vật, vẫn không quên được vị mèn mén quê nhà đã gắn bó suốt bao năm thơ ấu. Mèn mén khỏa lấp cơn nhớ nhung cồn cào, xoa dịu nỗi thèm thuồng một vị ngọt bùi thân quen không đâu tìm thấy như ở nơi con người ta "Sống trong đá chết vùi trong đá" này.
Người Mông quan niệm phụ nữ phải biết thêu thùa, phải thương chồng con, biết chăm lo bố mẹ chồng và biết làm mèn mén. Thế mới biết vị trí của mèn mén trong ẩm thực của dân tộc Mông. Không chỉ là món ăn, không chỉ là ẩm thực, mà đó còn là nét văn hóa của đồng bào Mông.