Lên Yên Tử, du khách sẽ có cảm giác lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về đức vua hóa Phật.
Yên Tử từ lâu đã được coi là cội nguồn tâm linh của bao thế hệ dân tộc Việt Nam. Dân gian ta vẫn lưu truyền câu ca dao: “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”.
Danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp phi thường của Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông. Sau 2 lần lãnh đạo quân, dân Đại Việt kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi (năm 1285 và 1288), Ngài đã truyền ngôi báu cho con, từ bỏ lầu son, điện ngọc về chốn hoang liêu này để tu hành, giác ngộ Phật.
Ngài sáng lập và trở thành sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền mang đậm bản sắc Việt, với mong muốn xây dựng một quốc gia hạnh phúc và hướng thiện. Từ đó, Yên Tử trở thành nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm và được coi là thánh địa Phật giáo Việt Nam từ thời Đại Việt.
Yên Tử có sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các tín đồ Phật giáo toàn thế giới.
Yên Tử được mặc định là “kinh đô” Phật giáo của Việt Nam. Hàng triệu du khách hành hương về Yên Tử mỗi năm.
Trong 10 năm (2005-2015) Yên Tử được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng kết nối cũng như từng công trình điểm nhấn. Năm 2006, chùa Đồng chính thức được phục dựng với vật liệu hoàn toàn bằng đồng, thay thế ngôi chùa bê tông cốt đồng dựng tạm trước đây…
Năm 2011, Khu rừng quốc gia Yên Tử được thành lập và thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng. Năm 2012, Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2013 dựng đại bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh... Đây là những dấu mốc quan trọng để vùng di tích, danh thắng và rừng quốc gia Yên Tử phát quang, nổi bật trong hệ thống di sản lớn của toàn quốc.
Qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng hội tụ đầy đủ nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại, thể hiện những giá trị vật chất và tinh thần lâu đời của người Việt Nam. Có lẽ đây là nét hấp dẫn riêng mà không phải nơi du lịch nào cũng có được.
Về Yên Tử, du khách sẽ có cảm giác lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về đức vua hóa Phật, về cõi thiêng Yên Tử với những công trình có giá trị như chùa Đồng, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông... Các giá trị văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm từ đây cũng được nhiều thế hệ nối tiếp kế thừa, ngày một phát triển, lan tỏa tới nhiều vùng, miền trong cả nước và nhiều quốc gia khác trên thế giới cho tới ngày nay.
Nằm ngay dưới chân núi Yên Tử, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm bao gồm các công trình kiến trúc được lấy cảm hứng từ nét kiến trúc thời Trần và tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo thành một địa điểm du lịch mang đậm nét lịch sử - văn hóa Việt.
Sự kiện khánh thành chùa Đồng sau tròn 360 ngày thi công trên núi đã tạo cho Yên Tử một hình ảnh mới, nơi có ngôi chùa bằng đồng thật, từ đó phần đức tin về một vùng đất linh thiêng mà cha ông ta đã lựa chọn, xây dựng và gìn giữ từ hơn 700 năm trước càng được khẳng định. Công trình chùa Đồng ở Yên Tử cũng đã tạo ra nhiều kỷ lục: Là chùa đồng lớn nhất Việt Nam, chùa nằm ở độ cao nhất Việt Nam…
Ngoài danh xưng “cái nôi của Phật giáo Việt Nam”, Yên Tử còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp tựa chốn bồng lai, tiên cảnh. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của rừng quốc gia Yên Tử càng tôn thêm vẻ linh thiêng cho vùng đất Phật, là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tâm linh, sinh thái của tỉnh Quảng Ninh.
Đồng diễn yoga trên núi Yên Tử
Với độ cao 1.068m so với mực nước biển, du khách có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh mây che phủ trắng bầu trời khi đến Yên Tử. Xuyên suốt hành trình thượng sơn bái Phật, khách tham quan sẽ được đắm mình trong cảnh sắc mây trời, thiên nhiên, cây cỏ tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là suối Giải Oan róc rác nước chảy quanh năm nơi chân núi, là đường tùng cổ kính trầm mặc dưới rừng thiêng, là những bậc thang rêu phong nhuốm màu thời gian, những mái chùa ẩn hiện giữa mây trắng ngàn năm, sự kỳ vĩ của núi non điệp trùng....
Đường Tùng cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi.
Năm 2006, chùa Đồng chính thức được phục dựng với vật liệu hoàn toàn bằng đồng, thay thế ngôi chùa bê tông cốt đồng dựng tạm trước đây…
Chùa Đồng về đêm đẹp lung linh
Con số du khách đến với Yên Tử luôn có 7 chữ số, với trung bình khoảng 1,5 triệu lượt người mỗi năm, gấp cả trăm lần so với năm 1992 và gấp vài chục lần so với thời điểm năm 2000.
Yên Tử từ lâu đã được coi là cội nguồn tâm linh của bao thế hệ dân tộc Việt Nam. Dân gian ta vẫn lưu truyền câu ca dao: “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”.
Danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp phi thường của Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông. Sau 2 lần lãnh đạo quân, dân Đại Việt kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi (năm 1285 và 1288), Ngài đã truyền ngôi báu cho con, từ bỏ lầu son, điện ngọc về chốn hoang liêu này để tu hành, giác ngộ Phật.
Ngài sáng lập và trở thành sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền mang đậm bản sắc Việt, với mong muốn xây dựng một quốc gia hạnh phúc và hướng thiện. Từ đó, Yên Tử trở thành nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm và được coi là thánh địa Phật giáo Việt Nam từ thời Đại Việt.
Yên Tử có sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các tín đồ Phật giáo toàn thế giới.
Yên Tử được mặc định là “kinh đô” Phật giáo của Việt Nam. Hàng triệu du khách hành hương về Yên Tử mỗi năm.
Trong 10 năm (2005-2015) Yên Tử được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng kết nối cũng như từng công trình điểm nhấn. Năm 2006, chùa Đồng chính thức được phục dựng với vật liệu hoàn toàn bằng đồng, thay thế ngôi chùa bê tông cốt đồng dựng tạm trước đây…
Năm 2011, Khu rừng quốc gia Yên Tử được thành lập và thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng. Năm 2012, Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2013 dựng đại bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh... Đây là những dấu mốc quan trọng để vùng di tích, danh thắng và rừng quốc gia Yên Tử phát quang, nổi bật trong hệ thống di sản lớn của toàn quốc.
Qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng hội tụ đầy đủ nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại, thể hiện những giá trị vật chất và tinh thần lâu đời của người Việt Nam. Có lẽ đây là nét hấp dẫn riêng mà không phải nơi du lịch nào cũng có được.
Về Yên Tử, du khách sẽ có cảm giác lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về đức vua hóa Phật, về cõi thiêng Yên Tử với những công trình có giá trị như chùa Đồng, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông... Các giá trị văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm từ đây cũng được nhiều thế hệ nối tiếp kế thừa, ngày một phát triển, lan tỏa tới nhiều vùng, miền trong cả nước và nhiều quốc gia khác trên thế giới cho tới ngày nay.
Nằm ngay dưới chân núi Yên Tử, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm bao gồm các công trình kiến trúc được lấy cảm hứng từ nét kiến trúc thời Trần và tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo thành một địa điểm du lịch mang đậm nét lịch sử - văn hóa Việt.
Sự kiện khánh thành chùa Đồng sau tròn 360 ngày thi công trên núi đã tạo cho Yên Tử một hình ảnh mới, nơi có ngôi chùa bằng đồng thật, từ đó phần đức tin về một vùng đất linh thiêng mà cha ông ta đã lựa chọn, xây dựng và gìn giữ từ hơn 700 năm trước càng được khẳng định. Công trình chùa Đồng ở Yên Tử cũng đã tạo ra nhiều kỷ lục: Là chùa đồng lớn nhất Việt Nam, chùa nằm ở độ cao nhất Việt Nam…
Ngoài danh xưng “cái nôi của Phật giáo Việt Nam”, Yên Tử còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp tựa chốn bồng lai, tiên cảnh. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của rừng quốc gia Yên Tử càng tôn thêm vẻ linh thiêng cho vùng đất Phật, là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tâm linh, sinh thái của tỉnh Quảng Ninh.
Đồng diễn yoga trên núi Yên Tử
Với độ cao 1.068m so với mực nước biển, du khách có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh mây che phủ trắng bầu trời khi đến Yên Tử. Xuyên suốt hành trình thượng sơn bái Phật, khách tham quan sẽ được đắm mình trong cảnh sắc mây trời, thiên nhiên, cây cỏ tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là suối Giải Oan róc rác nước chảy quanh năm nơi chân núi, là đường tùng cổ kính trầm mặc dưới rừng thiêng, là những bậc thang rêu phong nhuốm màu thời gian, những mái chùa ẩn hiện giữa mây trắng ngàn năm, sự kỳ vĩ của núi non điệp trùng....
Đường Tùng cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi.
Năm 2006, chùa Đồng chính thức được phục dựng với vật liệu hoàn toàn bằng đồng, thay thế ngôi chùa bê tông cốt đồng dựng tạm trước đây…
Chùa Đồng về đêm đẹp lung linh
Con số du khách đến với Yên Tử luôn có 7 chữ số, với trung bình khoảng 1,5 triệu lượt người mỗi năm, gấp cả trăm lần so với năm 1992 và gấp vài chục lần so với thời điểm năm 2000.