Võ Xuân Trường
Well-known member
Lò bánh Trung thu 30 năm trong ngõ, khách mách nhau mới biết
Hơn 30 năm qua, xưởng bánh Trung thu cổ truyền Phương Thắng ở ngõ Văn Cao (quận Ba Đình, Hà Nội) được biết đến phần nhiều do khách quen “mách nhau”.
Trong một dịp được thưởng thức bánh Trung thu Phương Thắng do người quen tặng, anh Phạm Đức Trọng Thanh (32 tuổi, Hà Nội) rất ấn tượng chiếc bánh nướng, bánh dẻo mang hình dáng và hương vị truyền thống của thương hiệu này. Từ đó đến nay, đây đã trở thành một trong những cửa hàng bánh Trung thu ở Hà Nội mà anh hay tìm đến mỗi dịp Tết Đoàn viên.
Theo anh Trọng Thanh, chủ của xưởng bánh Trung thu Phương Thắng là ông Nguyễn Phương Thắng, nay đã gần 70 tuổi. Ban đầu, được truyền nghề từ cha mẹ, ông Thắng chỉ làm bánh Trung thu cho gia đình, sau mới bán theo mùa.
Xưởng bánh chỉ bán bánh Trung thu đến sáng 15.8 âm lịch là dừng, còn ngày thường chuyển sang làm bánh chả, bánh vừng vòng. Xưởng bánh nằm ở ngách 97, ngõ 51 Văn Cao, một địa chỉ khách quen hoặc có người mách mới biết. Thậm chí, thông tin liên lạc in trên hộp bánh vẫn là số điện thoại bàn.
Được tận mắt trải nghiệm quy trình làm ra những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống của xưởng bánh Phương Thắng, anh Trọng Thanh bày tỏ mỗi chiếc bánh đều được người thợ làm rất tỉ mỉ, công phu. Phần nguyên liệu được ông Thắng chuẩn bị từ trước rằm tháng 7 âm lịch, gồm bột mì, mứt bí, mỡ đường…
Ngoài ra, có những nguyên liệu chuẩn bị cầu kỳ hơn từ mùa xuân như nước hoa bưởi tạo mùi thơm cho bánh dẻo được chưng cất khi vào mùa hoa nở rộ, mứt quất... Hay lạp xưởng đỏ hồng, mềm cũng được ông Thắng đặt người quen ở trong miền Trung gửi ra.
Nhiều năm gắn bó với những chiếc bánh nướng, bánh dẻo cổ truyền, ông Thắng đã đúc kết cho riêng mình những bí quyết để mỗi chiếc bánh ra lò trọn vẹn đủ hương, vị. Từ công đoạn trộn bột, trộn nhân, cho đến thời gian nướng bánh được ông Thắng “cân đo đong đếm” để những mẻ bánh vàng ươm, thơm phức.
Anh Trọng Thanh cho biết, thời gian nướng bánh được ông Thắng căn chỉnh rất cẩn thận để bánh chín đều. Đặc biệt, giữa mỗi lần nướng, bánh đều có thời gian nghỉ, sau đó được tưới một lớp nước ẩm.
“Công đoạn cho bánh nghỉ rồi tưới nước ẩm theo chủ xưởng bánh bật mí nhằm giúp bánh xốp, giữ phom trước khi quết trứng. Ngoài ra còn tạo độ thơm và màu bánh đẹp hơn”, anh Trọng Thanh nói.
Bánh Trung thu được làm thủ công, có hạn sử dụng trong khoảng 10 ngày. Ảnh: Trọng Thanh
Ở xưởng bánh Trung thu truyền thống này, thực khách còn có thể mua được những chiếc bánh hình cá chép, cá vàng cổ truyền vô cùng đẹp mắt. Từ chiếc khuôn gỗ cá chép, cá vàng có tuổi đời vài chục năm, ông Thắng đặt vỏ, cho nhân vào theo định lượng để bột bọc kín lấy nhân. Xong lại khéo léo dùng lực tay vừa đủ nhấn cho vỏ bánh trong khuôn hiện rõ hoa văn cá chép, cá vàng.
Để phần đuôi bánh cá chép, cá vàng khi nướng không bị gãy, người thợ sẽ cho vào hai xiên đã được bẻ nhọn. “Mỗi mẻ bánh nướng ra lò đều ngào ngạt mùi thơm nức. Vỏ bánh nướng thơm giòn, có độ dày vừa phải. Nhân thập cẩm mặn ngọt hòa quyện, bánh dẻo thì thơm ngát mùi hoa bưởi”.
Anh Trọng Thanh chia sẻ thêm, bánh giữ nguyên công thức cổ truyền nên khi thưởng thức cùng trà sẽ cho hương vị ngọt dịu hơn.
Giữ nguyên đúng chất bánh Trung thu cổ truyền ngày xưa, xưởng chỉ có những loại truyền thống như dẻo chay, thập cẩm, đậu xanh trứng mặn…Giá bánh Trung thu của xưởng bánh Phương Thắng dao động từ 50.000 - 200.000 đồng tùy loại nhân, kích cỡ bánh.
Hơn 30 năm qua, xưởng bánh Trung thu cổ truyền Phương Thắng ở ngõ Văn Cao (quận Ba Đình, Hà Nội) được biết đến phần nhiều do khách quen “mách nhau”.
Trong một dịp được thưởng thức bánh Trung thu Phương Thắng do người quen tặng, anh Phạm Đức Trọng Thanh (32 tuổi, Hà Nội) rất ấn tượng chiếc bánh nướng, bánh dẻo mang hình dáng và hương vị truyền thống của thương hiệu này. Từ đó đến nay, đây đã trở thành một trong những cửa hàng bánh Trung thu ở Hà Nội mà anh hay tìm đến mỗi dịp Tết Đoàn viên.
Theo anh Trọng Thanh, chủ của xưởng bánh Trung thu Phương Thắng là ông Nguyễn Phương Thắng, nay đã gần 70 tuổi. Ban đầu, được truyền nghề từ cha mẹ, ông Thắng chỉ làm bánh Trung thu cho gia đình, sau mới bán theo mùa.
Xưởng bánh chỉ bán bánh Trung thu đến sáng 15.8 âm lịch là dừng, còn ngày thường chuyển sang làm bánh chả, bánh vừng vòng. Xưởng bánh nằm ở ngách 97, ngõ 51 Văn Cao, một địa chỉ khách quen hoặc có người mách mới biết. Thậm chí, thông tin liên lạc in trên hộp bánh vẫn là số điện thoại bàn.
Được tận mắt trải nghiệm quy trình làm ra những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống của xưởng bánh Phương Thắng, anh Trọng Thanh bày tỏ mỗi chiếc bánh đều được người thợ làm rất tỉ mỉ, công phu. Phần nguyên liệu được ông Thắng chuẩn bị từ trước rằm tháng 7 âm lịch, gồm bột mì, mứt bí, mỡ đường…
Ngoài ra, có những nguyên liệu chuẩn bị cầu kỳ hơn từ mùa xuân như nước hoa bưởi tạo mùi thơm cho bánh dẻo được chưng cất khi vào mùa hoa nở rộ, mứt quất... Hay lạp xưởng đỏ hồng, mềm cũng được ông Thắng đặt người quen ở trong miền Trung gửi ra.
Nhiều năm gắn bó với những chiếc bánh nướng, bánh dẻo cổ truyền, ông Thắng đã đúc kết cho riêng mình những bí quyết để mỗi chiếc bánh ra lò trọn vẹn đủ hương, vị. Từ công đoạn trộn bột, trộn nhân, cho đến thời gian nướng bánh được ông Thắng “cân đo đong đếm” để những mẻ bánh vàng ươm, thơm phức.
Anh Trọng Thanh cho biết, thời gian nướng bánh được ông Thắng căn chỉnh rất cẩn thận để bánh chín đều. Đặc biệt, giữa mỗi lần nướng, bánh đều có thời gian nghỉ, sau đó được tưới một lớp nước ẩm.
“Công đoạn cho bánh nghỉ rồi tưới nước ẩm theo chủ xưởng bánh bật mí nhằm giúp bánh xốp, giữ phom trước khi quết trứng. Ngoài ra còn tạo độ thơm và màu bánh đẹp hơn”, anh Trọng Thanh nói.
Bánh Trung thu được làm thủ công, có hạn sử dụng trong khoảng 10 ngày. Ảnh: Trọng Thanh
Ở xưởng bánh Trung thu truyền thống này, thực khách còn có thể mua được những chiếc bánh hình cá chép, cá vàng cổ truyền vô cùng đẹp mắt. Từ chiếc khuôn gỗ cá chép, cá vàng có tuổi đời vài chục năm, ông Thắng đặt vỏ, cho nhân vào theo định lượng để bột bọc kín lấy nhân. Xong lại khéo léo dùng lực tay vừa đủ nhấn cho vỏ bánh trong khuôn hiện rõ hoa văn cá chép, cá vàng.
Để phần đuôi bánh cá chép, cá vàng khi nướng không bị gãy, người thợ sẽ cho vào hai xiên đã được bẻ nhọn. “Mỗi mẻ bánh nướng ra lò đều ngào ngạt mùi thơm nức. Vỏ bánh nướng thơm giòn, có độ dày vừa phải. Nhân thập cẩm mặn ngọt hòa quyện, bánh dẻo thì thơm ngát mùi hoa bưởi”.
Anh Trọng Thanh chia sẻ thêm, bánh giữ nguyên công thức cổ truyền nên khi thưởng thức cùng trà sẽ cho hương vị ngọt dịu hơn.
Giữ nguyên đúng chất bánh Trung thu cổ truyền ngày xưa, xưởng chỉ có những loại truyền thống như dẻo chay, thập cẩm, đậu xanh trứng mặn…Giá bánh Trung thu của xưởng bánh Phương Thắng dao động từ 50.000 - 200.000 đồng tùy loại nhân, kích cỡ bánh.