Andy Nguyễn
Guest
Xuất hiện hãng xe điện Make in Vietnam chuyên dùng để giao hàng: Tự tin có hệ sinh thái pin ưu việt hơn VinFast hay Dat Bike, hợp tác cùng Lazada, DHL, Viettel Post...
Chiếc xe điện giao hàng này hiện có giá 21.890.000 đồng, chưa gồm VAT, pin và thùng.
Dù xe xăng vẫn đang là phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam nhưng xe máy điện cũng không còn là điều mới lạ. Gần đây, thị trường xe máy điện đang trở nên nóng hơn khi xuất hiện một số công ty khởi nghiệp tham gia vào thị trường này. Các cái tên đáng chú ý là VinFast – không chỉ tập trung vào ô tô điện mà cũng phát triển dòng xe máy điện dân dụng; hay Tập đoàn Sơn Hà – nổi tiếng với các sản phẩm bồn nước năng lượng mặt trời, cũng bất ngờ tuyên bố bước vào ngành xe điện bằng việc ra mắt 4 mẫu xe máy điện vào tháng 4/2023; hay Dat Bike – công ty sản xuất các sản phẩm xe motor điện, đã gọi vốn được tổng cộng 16 triệu USD.
Bên cạnh các dòng sản phẩm xe máy điện phục vụ di chuyển thông thường như kể trên, mới đây đã xuất hiện một công ty khởi nghiệp chuyên phát triển xe máy điện dành cho giao hàng.
Cuối tháng 11/2022, Selex Motors đã cho ra mắt xe máy điện Selex Camel, được giới thiệu là “mẫu xe máy điện bán tải đầu tiên ở Đông Nam Á”. Xe có tải trọng 225 kg, cao hơn 50% so với xe máy phổ thông hiện nay, trong khi tiết kiệm 25-35% chi phí nhiên liệu và 50% chi phí bảo trì. Selex Camel được trang bị tối đa 3 pack pin, với quãng đường đi được tối đa là 150 km, có khả năng lội nước, đi được ở các đường dốc thông thường như cầu, hầm. Chiếc Selex Camel hiện có giá 21.890.000 đồng, chưa gồm VAT, pin và thùng.
Selex Camel thậm chí có thể tháo rời yên sau một cách dễ dàng mà không cần dụng cụ, giúp tối ưu lắp đặt những thùng to, qua đó tăng hiệu suất giao vận.
Dù là công ty khởi nghiệp còn khá mới trên thị trường nhưng Selex Motors đã nhận được cái gật đầu hợp tác từ Lazada Việt Nam. Trong năm 2023, Lazada Logistics sẽ là đơn vị tiên phong tại Việt Nam nhận bàn giao lô xe máy điện đầu tiên từ Selex Motors, dự kiến đưa vào hoạt động ít nhất 100 chiếc.
Xe máy điện của Selex Motors được shipper của Lazada sử dụng để giao hàng
Selex được thành lập bởi ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Giám đốc điều hành/Giám đốc công nghệ, ông Nguyễn Trọng Hải - Kỹ sư trưởng Kỹ thuật Cơ khí và ông Nguyễn Đình Quảng - Kỹ sư trưởng Phần mềm. Cùng tốt nghiệp tiến sĩ Cơ khí từ Đại Học Michigan, ông Nguyên là một chuyên gia về xe điện với kinh nghiệm làm việc cho các công ty trong lĩnh vực ôtô và quốc phòng ở Mỹ, Malaysia và Việt Nam. Ông Hải là một chuyên gia cơ khí với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ôtô, bao gồm Ford và GM. Ông Quảng là chuyên gia kỹ thuật phần mềm/IoT với hơn 12 năm kinh nghiệm, từng là Kỹ sư trưởng Phần mềm cho một công ty quốc phòng của Israel. Trước khi khởi nghiệp, CEO Nguyễn Hữu Phước Nguyên có 4 năm làm việc tại Tập đoàn Viettel.
Đội ngũ sáng lập Selex Motors (từ trái qua phải):Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Trọng Hải và Nguyễn Hữu Phước Nguyên
Selex Motors đã gọi vốn thành công 2,1 triệu USD từ Touchstone Partners, ADB Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Nextrans - quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc tại Việt Nam. Đến tháng 4/2023, Selex tiếp tục công bố vòng đầu tư trái phiếu chuyển đổi trị giá 3 triệu USD với ADB Ventures, Schneider Electric Energy Access Asia, Touchstone Partners và Sopoong Ventures.
Không chỉ hợp tác với Lazada, Selex Motor cũng công bố hợp tác thử nghiệm với ứng dụng giao đồ ăn Baemin, Viettel Post, DHL,..
Startup này tỏ ra khá tự tin với những điểm khác biệt của mình với các hãng xe điện hiện có trên thị trường. Cụ thể, Selex Motors là nhà sản xuất xe điện đầu tiên triển khai mạng lưới đổi pin tại Việt Nam. Khác với các đơn vị xe điện khác như VinFast hay DatBike, người dùng hoặc là sạc tại nhà, hoặc sạc nhanh tại các trạm từ 3-4 tiếng, người dùng xe điện của Selex Motors có thể dễ dàng đổi pin tại các trạm đổi Selex chỉ vỏn vẹn 2 phút.
Trạm đổi pin của Selex Motors
Thứ hai, Selex Motors quản lý tất cả hệ sinh thái của mình thông qua hạ tầng công nghệ IOT. Cụ thể, công ty có thể theo dõi tình trạng của pin trong các trạm đổi pin, vị trí của pin, số lượng trạm đổi pin đang hoạt động,… và phát thông tin đến người dùng qua ứng dụng di động của Selex.
Điểm khác biệt còn lại nằm ở công nghệ pin của Selex Motors. Với khả năng vận hành tối ưu và kích thước nhỏ gọn, pin Selex có thể đáp ứng nhu cầu đổi pin của khách hàng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn tại trạm đổi của Selex. Bên cạnh đó, mật độ năng lượng của pin Selex gấp 3 lần so với các loại ắc quy truyền thống và có khả năng tương thích 70% với xe điện trên thị trường cũng như đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn trong nước và quốc tế.
Selex Motor còn tuyên bố là start-up "Make in Vietnam" với tất cả các thành phần trong hệ sinh thái được nghiên cứu và sản xuất từ A-Z tại Việt Nam, do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thực hiện.
Ngọc Diệp
Chiếc xe điện giao hàng này hiện có giá 21.890.000 đồng, chưa gồm VAT, pin và thùng.
Dù xe xăng vẫn đang là phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam nhưng xe máy điện cũng không còn là điều mới lạ. Gần đây, thị trường xe máy điện đang trở nên nóng hơn khi xuất hiện một số công ty khởi nghiệp tham gia vào thị trường này. Các cái tên đáng chú ý là VinFast – không chỉ tập trung vào ô tô điện mà cũng phát triển dòng xe máy điện dân dụng; hay Tập đoàn Sơn Hà – nổi tiếng với các sản phẩm bồn nước năng lượng mặt trời, cũng bất ngờ tuyên bố bước vào ngành xe điện bằng việc ra mắt 4 mẫu xe máy điện vào tháng 4/2023; hay Dat Bike – công ty sản xuất các sản phẩm xe motor điện, đã gọi vốn được tổng cộng 16 triệu USD.
Bên cạnh các dòng sản phẩm xe máy điện phục vụ di chuyển thông thường như kể trên, mới đây đã xuất hiện một công ty khởi nghiệp chuyên phát triển xe máy điện dành cho giao hàng.
Cuối tháng 11/2022, Selex Motors đã cho ra mắt xe máy điện Selex Camel, được giới thiệu là “mẫu xe máy điện bán tải đầu tiên ở Đông Nam Á”. Xe có tải trọng 225 kg, cao hơn 50% so với xe máy phổ thông hiện nay, trong khi tiết kiệm 25-35% chi phí nhiên liệu và 50% chi phí bảo trì. Selex Camel được trang bị tối đa 3 pack pin, với quãng đường đi được tối đa là 150 km, có khả năng lội nước, đi được ở các đường dốc thông thường như cầu, hầm. Chiếc Selex Camel hiện có giá 21.890.000 đồng, chưa gồm VAT, pin và thùng.
Selex Camel thậm chí có thể tháo rời yên sau một cách dễ dàng mà không cần dụng cụ, giúp tối ưu lắp đặt những thùng to, qua đó tăng hiệu suất giao vận.
Dù là công ty khởi nghiệp còn khá mới trên thị trường nhưng Selex Motors đã nhận được cái gật đầu hợp tác từ Lazada Việt Nam. Trong năm 2023, Lazada Logistics sẽ là đơn vị tiên phong tại Việt Nam nhận bàn giao lô xe máy điện đầu tiên từ Selex Motors, dự kiến đưa vào hoạt động ít nhất 100 chiếc.
Xe máy điện của Selex Motors được shipper của Lazada sử dụng để giao hàng
Selex được thành lập bởi ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Giám đốc điều hành/Giám đốc công nghệ, ông Nguyễn Trọng Hải - Kỹ sư trưởng Kỹ thuật Cơ khí và ông Nguyễn Đình Quảng - Kỹ sư trưởng Phần mềm. Cùng tốt nghiệp tiến sĩ Cơ khí từ Đại Học Michigan, ông Nguyên là một chuyên gia về xe điện với kinh nghiệm làm việc cho các công ty trong lĩnh vực ôtô và quốc phòng ở Mỹ, Malaysia và Việt Nam. Ông Hải là một chuyên gia cơ khí với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ôtô, bao gồm Ford và GM. Ông Quảng là chuyên gia kỹ thuật phần mềm/IoT với hơn 12 năm kinh nghiệm, từng là Kỹ sư trưởng Phần mềm cho một công ty quốc phòng của Israel. Trước khi khởi nghiệp, CEO Nguyễn Hữu Phước Nguyên có 4 năm làm việc tại Tập đoàn Viettel.
Đội ngũ sáng lập Selex Motors (từ trái qua phải):Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Trọng Hải và Nguyễn Hữu Phước Nguyên
Selex Motors đã gọi vốn thành công 2,1 triệu USD từ Touchstone Partners, ADB Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Nextrans - quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc tại Việt Nam. Đến tháng 4/2023, Selex tiếp tục công bố vòng đầu tư trái phiếu chuyển đổi trị giá 3 triệu USD với ADB Ventures, Schneider Electric Energy Access Asia, Touchstone Partners và Sopoong Ventures.
Không chỉ hợp tác với Lazada, Selex Motor cũng công bố hợp tác thử nghiệm với ứng dụng giao đồ ăn Baemin, Viettel Post, DHL,..
Startup này tỏ ra khá tự tin với những điểm khác biệt của mình với các hãng xe điện hiện có trên thị trường. Cụ thể, Selex Motors là nhà sản xuất xe điện đầu tiên triển khai mạng lưới đổi pin tại Việt Nam. Khác với các đơn vị xe điện khác như VinFast hay DatBike, người dùng hoặc là sạc tại nhà, hoặc sạc nhanh tại các trạm từ 3-4 tiếng, người dùng xe điện của Selex Motors có thể dễ dàng đổi pin tại các trạm đổi Selex chỉ vỏn vẹn 2 phút.
Trạm đổi pin của Selex Motors
Thứ hai, Selex Motors quản lý tất cả hệ sinh thái của mình thông qua hạ tầng công nghệ IOT. Cụ thể, công ty có thể theo dõi tình trạng của pin trong các trạm đổi pin, vị trí của pin, số lượng trạm đổi pin đang hoạt động,… và phát thông tin đến người dùng qua ứng dụng di động của Selex.
Điểm khác biệt còn lại nằm ở công nghệ pin của Selex Motors. Với khả năng vận hành tối ưu và kích thước nhỏ gọn, pin Selex có thể đáp ứng nhu cầu đổi pin của khách hàng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn tại trạm đổi của Selex. Bên cạnh đó, mật độ năng lượng của pin Selex gấp 3 lần so với các loại ắc quy truyền thống và có khả năng tương thích 70% với xe điện trên thị trường cũng như đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn trong nước và quốc tế.
Selex Motor còn tuyên bố là start-up "Make in Vietnam" với tất cả các thành phần trong hệ sinh thái được nghiên cứu và sản xuất từ A-Z tại Việt Nam, do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thực hiện.
Ngọc Diệp