Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Một nghiên cứu gần đây của Đức cho thấy, gừng thực sự có thể ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch của con người.
Bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Phân tử của Đức cho biết, một lượng nhỏ thành phần có vị cay trong gừng có thể khiến các tế bào bạch cầu ở trạng thái cảnh giác cao, do đó tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 thành phần hóa học trong gừng, bao gồm dầu dễ bay hơi, gingerol, diphenylheptan và xeton.
Gingerol và các chất khác trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác trên lưỡi và các thụ thể niêm mạc dạ dày, tăng cường nhu động đường tiêu hóa thông qua phản xạ thần kinh, thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, cải thiện khả năng khử trùng và tiêu hóa. Gingerol cũng có thể kích thích các mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể toát mồ hôi, làm ấm dạ dày và xua tan cảm lạnh.
4 lợi ích sức khỏe của gừng
Tốt cho đường ruột
Các nghiên cứu đã chứng minh, ngoài tác dụng giúp tiêu hóa tốt, gừng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn.
Trị nôn mửa
Gingerol trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác và niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, giảm nôn, tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai và người kém ăn.
Giảm đau, chống viêm
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung của Mỹ cho thấy, gừng cùng với ibuprofen, cũng giúp giảm đau bụng kinh, đau nửa đầu, đau cơ, đau xương khớp và là một loại thuốc chống viêm hiệu quả trong điều trị bổ trợ cho bệnh viêm khớp.
Chống nấm
Một nghiên cứu trên tạp chí "Mycosis" của Đức đã thử nghiệm tác dụng kháng nấm của 29 loại cây và phát hiện ra rằng, gừng có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt nấm.
Bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Phân tử của Đức cho biết, một lượng nhỏ thành phần có vị cay trong gừng có thể khiến các tế bào bạch cầu ở trạng thái cảnh giác cao, do đó tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 thành phần hóa học trong gừng, bao gồm dầu dễ bay hơi, gingerol, diphenylheptan và xeton.
Gingerol và các chất khác trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác trên lưỡi và các thụ thể niêm mạc dạ dày, tăng cường nhu động đường tiêu hóa thông qua phản xạ thần kinh, thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, cải thiện khả năng khử trùng và tiêu hóa. Gingerol cũng có thể kích thích các mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể toát mồ hôi, làm ấm dạ dày và xua tan cảm lạnh.
4 lợi ích sức khỏe của gừng
Tốt cho đường ruột
Các nghiên cứu đã chứng minh, ngoài tác dụng giúp tiêu hóa tốt, gừng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn.
Trị nôn mửa
Gingerol trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác và niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, giảm nôn, tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai và người kém ăn.
Giảm đau, chống viêm
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung của Mỹ cho thấy, gừng cùng với ibuprofen, cũng giúp giảm đau bụng kinh, đau nửa đầu, đau cơ, đau xương khớp và là một loại thuốc chống viêm hiệu quả trong điều trị bổ trợ cho bệnh viêm khớp.
Chống nấm
Một nghiên cứu trên tạp chí "Mycosis" của Đức đã thử nghiệm tác dụng kháng nấm của 29 loại cây và phát hiện ra rằng, gừng có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt nấm.