Thanh Thúy
Well-known member
Những tấm dán màn hình bằng keo UV có thể ảnh hưởng đến chức năng của điện thoại, thậm chí làm mất bảo hành của hãng.
Xiaomi là hãng duy nhất cảnh báo người dùng về loại dán màn hình này. Ảnh: Techwithtech.
Mới đây, Xiaomi đã cảnh báo khách hàng của mình về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng dán màn hình cho smartphone. Chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), hãng điện thoại Trung Quốc chỉ ra những rủi ro liên quan đến miếng dán màn hình dán bằng keo UV dạng lỏng.
Mặc dù smartphone hiện đại được trang bị kính chống trầy, chúng vẫn có thể bị trầy xước từ các vật cứng như cát, chìa khóa hoặc tiền xu. Để ngăn chặn điều này, nhiều người sử dụng dán màn hình để thêm một lớp bảo vệ.
Trong số các loại khác nhau có sẵn trên thị trường, miếng dán màn hình UV được nhiều người chọn vì độ bám dính chắc chắn, đặc biệt là trên màn hình cong. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của điện thoại và thậm chí làm mất bảo hành.
Sự khác biệt chính của nó so với các miếng bảo vệ màn hình bình thường khác là keo được bôi lên màn hình điện thoại và sau đó lớp kính bảo vệ mới đặt lên trên. Sau đó, chiếu đèn UV để tạo độ dính chắc chắn hơn. Bước chiếu đèn UV như một chất xúc tác cho phản ứng hóa học cho miếng dán, làm keo cứng lại, tạo ra lực dính mạnh mẽ.
Loại kính UV được cho là làm hỏng màn hình smartphone. Ảnh: YouTube.
Vấn đề cốt lõi của chất bảo vệ bằng keo UV dạng lỏng nằm ở quy trình sử dụng. Chất keo lỏng có thể vô tình thấm vào nhiều bộ phận khác nhau của điện thoại, chẳng hạn như phím vật lý, cổng sạc, lỗ loa và thậm chí là pin.
Điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề như tự động tắt nguồn, khởi động lại, trục trặc nút bấm, loa phát tiết ồn hay bong tróc lớp vỏ bọc pin.
Theo Times of India, các loại dán màn hình bằng keo UV lỏng cũng có một số hạn chế như giảm độ nhạy cảm ứng, dễ xuất hiện bong bóng màn hình hoặc trầy xước. Một cây bút của trang tin từng gặp phải vấn đề đáng lo ngại với bảo vệ keo UV lỏng. Trong lúc thay thế miếng dán, lớp keo bám quá chặt nên đã kéo cả bộ phận màn hình ra khỏi thiết bị.
Lời khuyên của Xiaomi dành cho người dùng là nên lựa chọn các loại dán màn hình khác như kính cường lực hoặc màng tĩnh điện… Chúng là những loại dán mà không cần chất kết dính lỏng nên không ảnh hưởng đến linh kiện máy.
Để hỗ trợ khách hàng, Xiaomi cung cấp miếng dán bảo vệ màn hình và dán miễn phí cho người mua Redmi Note 13 Pro+. Điều đáng chú ý là tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi là hãng điện thoại thông minh đưa ra cảnh báo cụ thể như vậy về miếng bảo vệ màn hình bằng keo UV dạng lỏng.
Xiaomi là hãng duy nhất cảnh báo người dùng về loại dán màn hình này. Ảnh: Techwithtech.
|
Xiaomi là hãng duy nhất cảnh báo người dùng về loại dán màn hình này. Ảnh: Techwithtech. |
Mặc dù smartphone hiện đại được trang bị kính chống trầy, chúng vẫn có thể bị trầy xước từ các vật cứng như cát, chìa khóa hoặc tiền xu. Để ngăn chặn điều này, nhiều người sử dụng dán màn hình để thêm một lớp bảo vệ.
Trong số các loại khác nhau có sẵn trên thị trường, miếng dán màn hình UV được nhiều người chọn vì độ bám dính chắc chắn, đặc biệt là trên màn hình cong. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của điện thoại và thậm chí làm mất bảo hành.
Sự khác biệt chính của nó so với các miếng bảo vệ màn hình bình thường khác là keo được bôi lên màn hình điện thoại và sau đó lớp kính bảo vệ mới đặt lên trên. Sau đó, chiếu đèn UV để tạo độ dính chắc chắn hơn. Bước chiếu đèn UV như một chất xúc tác cho phản ứng hóa học cho miếng dán, làm keo cứng lại, tạo ra lực dính mạnh mẽ.
Loại kính UV được cho là làm hỏng màn hình smartphone. Ảnh: YouTube.
|
Loại kính UV được cho là làm hỏng màn hình smartphone. Ảnh: YouTube. |
Điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề như tự động tắt nguồn, khởi động lại, trục trặc nút bấm, loa phát tiết ồn hay bong tróc lớp vỏ bọc pin.
Theo Times of India, các loại dán màn hình bằng keo UV lỏng cũng có một số hạn chế như giảm độ nhạy cảm ứng, dễ xuất hiện bong bóng màn hình hoặc trầy xước. Một cây bút của trang tin từng gặp phải vấn đề đáng lo ngại với bảo vệ keo UV lỏng. Trong lúc thay thế miếng dán, lớp keo bám quá chặt nên đã kéo cả bộ phận màn hình ra khỏi thiết bị.
Lời khuyên của Xiaomi dành cho người dùng là nên lựa chọn các loại dán màn hình khác như kính cường lực hoặc màng tĩnh điện… Chúng là những loại dán mà không cần chất kết dính lỏng nên không ảnh hưởng đến linh kiện máy.
Để hỗ trợ khách hàng, Xiaomi cung cấp miếng dán bảo vệ màn hình và dán miễn phí cho người mua Redmi Note 13 Pro+. Điều đáng chú ý là tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi là hãng điện thoại thông minh đưa ra cảnh báo cụ thể như vậy về miếng bảo vệ màn hình bằng keo UV dạng lỏng.