Loại quả ở Việt Nam có đầy không ngờ là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá vài triệu/kg

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Đây là loại gia vị rất quen thuộc ở Việt Nam cũng như các quốc gia châu Á.
Bạch đậu khấu tên khoa học là Amomum cardamomum L, được biết đến với những tên khác như bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,...


Loại quả ở Việt Nam có đầy không ngờ là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá vài triệu/kg - 1




Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, nay được trồng nhiều một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,...

Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy, hình mũi mác hoặc hình dải và nhọn hai đầu. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông rải rác.

Hoa cây màu trắng tím mọc thành cụm nằm ở gốc của thân mang lá, chiều dài cụm hoa khoảng 40cm. Cuống hoa ngắn và chứa từ 3 – 5 hoa.

Loại quả ở Việt Nam có đầy không ngờ là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá vài triệu/kg - 2

Quả cây hình cầu dẹt đường kính từ 1 – 1,5cm và thường có 3 mũi, mặt ngoài của quả có vân dọc. Trong mỗi quả chứa từ 20 – 30 hạt được gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, hạt bạch đậu khấu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Vỏ quả giòn nên dễ bị nứt và lộ hạt bên trong ra, vỏ sau khi được bóc ra được gọi là Đậu khấu xá (Vỏ đậu khấu) có mùi thơm nhẹ nhàng.

Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu và thu hái ở những cây từ 3 năm tuổi trở lên. Sau khi hái phơi khô trong bóng râm hoặc phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh tới khi vỏ trắng, cất đi dùng dần. Khi dùng bóc vỏ lấy nhân, giã nát.

Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt, thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm món tráng miệng. Loại gia vị này được biết đến như “bà hoàng của gia vị" do chúng có mùi thơm và hương vị đặc trưng, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Trong y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, giã rượu, chữa đau bụng, trướng đầy, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,... dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Theo y học hiện đại, bạch đậu khấu chứa tinh dầu (2.4%), với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn 1 số thành phần khác trong bạch đậu khấu như lipid (7g), cholesterol (0g), natri (18mg), kali (1.119mg), cacbohydrate (68g), protein (11g) và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,...).

Bạch đậu khấu có nhiều lợi ích như:

- Tăng cường nhu động ruột: Loại thảo dược này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, ức chế quá trình lên men bất thường của ruột và chống nôn.

- Giảm cảm lạnh và cúm: Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy uống một tách trà bạch đậu khấu để giảm cơn đau họng, ho và nghẹt mũi. Trà bạch đạu khấu cũng có thể làm sạch đờm hay chất nhầy trong đường hô hấp.

- Kháng khuẩn: Trà bạch đậu khấu có rất nhiều chất kháng khuẩn, bôi nước trà bên ngoài bề mặt da sẽ giúp vết thương, vết cắt và vết xước nhanh chóng se lại. Uống trà bạch đậu khấu giúp những vết thương nhỏ nhanh lành.

- Tiêu diệt các gốc tự do: Các chất chống oxy hoá có trong bạch đậu khấu có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây tồn thương tế bào trong cơ thể. Bạch đậu khấu cũng có tính chất chống viêm có thể chữa bệnh viêm khớp, đau đầu hoặc giúp phục hồi sau chấn thương.

Loại quả ở Việt Nam có đầy không ngờ là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá vài triệu/kg - 3

Đáng chú ý, bạch đậu khấu là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới, sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Chỉ 1 kg gia vị có thể có giá khoảng 90 USD (~2 triệu đồng). Lý do chính khiến loại gia vị này đắt như vậy là vì nó cần được thu hoạch hoàn toàn bằng tay, rất tốn công sức. Mỗi quả bạch đậu khấu xanh phải được hái khi chín khoảng 70%, vì vậy cần có thời gian và sự chăm sóc tỉ mỉ. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu rất dễ bị côn trùng và nấm tấn công nên việc bảo quản cũng khá tốn kém.
 
Bên trên