Loại quả vị ngọt thanh có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Kim Hào

Well-known member
Người bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn măng cụt vì đây là loại quả có đường huyết GI thấp, chỉ bằng 25. Với chỉ số này măng cụt sẽ không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
Người bệnh tiểu đường ăn măng cụt có tốt không?

Măng cụt là loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giàu chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, sắt, phốt pho và vitamin B1, C, E… rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hoạt chất xanthones chống oxy hóa có khả năng kiểm soát đường huyết ổn định.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu công bố trên Healthline - chuyên trang sức khỏe uy tín của Mỹ, những người bổ sung 400mg chiết xuất măng cụt hàng ngày đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin. Chất xơ trong măng cụt cũng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, điều chỉnh việc cơ thể sử dụng đường.

Măng cụt tuy ngọt, nhưng lại có chỉ số đường huyết GI thấp, chỉ bằng 25. Với chỉ số này măng cụt sẽ không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Theo y học hiện đại, chỉ số đường huyết của thực phẩm chia thành 3 mức: GI bằng hoặc ít hơn 55 (thấp), GI bằng 56 - 69 (trung bình), GI từ 70 trở lên (cao). Vì vậy, đây là loại quả thích hợp với người bệnh tiểu đường nếu ăn trong liều lượng cho phép.

5 công dụng của măng cụt, người bệnh tiểu đường nên biết

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu


Các hợp chất xanthone và chất xơ trong măng cụt có thể giúp cân bằng lượng đường huyết và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Năm 2018, Đại học Sapienza Rome (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm phụ nữ béo phì mắc bệnh tiểu đường dùng 400 mg măng cụt mỗi ngày và kéo dài 26 tuần. Kết quả những người tham gia nghiên cứu giảm đáng kể tình trạng kháng insulin (các tế bào trong cơ thể bị giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của hormon insulin).

Giàu chất chống oxy hóa

Măng cụt chứa một nhóm chất chuyển hóa thứ cấp (những hợp chất không trực tiếp tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển) với đặc tính chống oxy mạnh hóa gồm: alpha, gamma mangostins, isoprenylated xanthones. Những chất chống oxy hóa này có khả năng vô hiệu hóa tác các phân tử có khả năng gây hại được gọi là gốc tự do, liên quan đến các bệnh mạn tính khác nhau.

Giúp chống viêm

Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên măng cụt có công dụng làm giảm viêm thông qua con đường ức chế giải phóng oxit nitric, prostaglandin E2 và cytokine tiền viêm. Đồng thời, măng cụt cũng chứa nhiều chất xơ, đem lại nhiều lợi ích khác nhau, trong đó có tác dụng giảm viêm.

Giúp giảm nguy cơ béo phì

Alpha glucosidase có trong loại trái cây này có đặc tính hạ glucose (đường) và tăng sản sinh tế bào beta tuyến tụy. Ngoài ra, alpha mangostin là một chất ức chế mạng lipase (một loại enzyme) tuyến tụy, tương tự như thuốc chống béo phì giúp ức chế tổng hợp axit béo, ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Giúp nâng miễn dịch

Vitamin C và chất xơ có trong măng cụt có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch. Chất xơ hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, một phần thiết yếu để giúp tăng khả năng miễn dịch. Mặt khác, vitamin C cung cấp cho chức năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Các chất khác có trong măng cụt có khả năng kháng khuẩn, có lợi cho hệ miễn dịch bằng cách chống lại các vi khuẩn gây hại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường ăn măng cụt bao nhiêu là đủ?

Người bệnh tiểu đường khi ăn măng cụt cần chọn quả tươi, chín đều, vỏ trơn nhẵn. Một ngày chỉ nên ăn khoảng 2 quả măng cụt, tối đa không quá 30g/ngày. Ăn nhiều hơn 30g măng cụt cùng một lúc rất dễ dẫn tới tiêu chảy

Người bệnh chỉ nên ăn 2 – 3 bữa măng cụt/ tuần là đủ. Khi ăn măng cụt, bạn nên ăn trực tiếp phần thịt trắng bên trong quả để hấp thụ trọn vẹn chất xơ, khoáng chất vốn có của măng cụt. Uống nước ép măng cụt sẽ làm giảm hàm lượng chất xơ tự nhiên.

4 lưu ý cần tránh khi ăn măng cụt

Không ăn măng cụt trước bữa ăn


Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

Không ăn nhiều măng cụt

Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

Không ăn khi uống nước có ga

Măng cụt với nước có ga là một sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.

Không ăn măng cụt với đường cát

Ăn măng cụt cùng lúc với đường cát sẽ gây đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, khó thở…



Tablet Gò Vấp
☎ 0️⃣9️⃣4️⃣7️⃣7️⃣1️⃣1️⃣8️⃣8️⃣1️⃣
🏬859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
👉 Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
✌Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
 
Bên trên