Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Có một loại rau quen thuộc với chúng ta rất dễ trồng được nhiều người yêu thích, không chỉ vậy nó còn được ví là "thần dược" tốt cho sức khỏe.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau hẹ đối với sức khỏe
Chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, Lương y Nguyễn Hữu cho biết cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,...
Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm...
Hẹ có giá trị dinh dưỡng rất cao, được mệnh danh là một trong những loại rau “trường thọ” vô cùng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Hẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong lá hẹ giàu vitamin bao gồm vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và chất xơ. Nó cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh nhiễm trùng.
Làm đẹp
Hẹ là một nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường làn da rạng rỡ và khỏe mạnh. Nó cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá, giảm nếp nhăn, một số dấu hiệu lão hóa khác.
Để làm đẹp bằng loại rau này bạn có thể đắp lá hẹ nhuyễn lên mặt và giữ nguyên trong 30 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt rồi thoa một loại kem dưỡng ẩm để giúp da thêm tươi tắn hơn.
Ngoài ra, trong một vài nghiên cứu cho rằng hẹ có thể kích thích mọc tóc. Chúng có thể làm tăng lưu lượng máu đến da đầu và củng cố chân tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng.
Mặt nạ dưỡng tóc bằng dầu lá hẹ cũng có thể cải thiện tình trạng tóc xỉn màu. Đun sôi lá hẹ trong nước khoảng 30 giây, sau đó để nguội rồi gội cùng với dầu ô liu, tóc của bạn sẽ chắc khỏe hơn.
Có thể giải độc cơ thể
Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của chất diệp lục và vitamin K trong hẹ giúp giữ sạch máu. Các khoáng chất trong lá hẹ có thể trung hòa các chất độc trong cơ thể, theo Lao Động.
Giúp tiêu hóa tốt hơn
Hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại trong đường ruột. Đặc tính kháng khuẩn của hẹ có thể giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng vi khuẩn salmonella (vi khuẩn có thể gây đau ruột).
Hẹ là một sự kết hợp tuyệt vời của chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như niacin, thiamin, axit pantothenic, phốt pho, kẽm - tất cả đều có tác dụng làm dịu quá trình tiêu hóa. Hẹ cũng có thể làm giảm đầy hơi và kích thích tiêu hóa .
Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Hẹ còn có tính kháng viêm, giúp giảm đau và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, trong y học cổ truyền Trung Quốc, hẹ còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau đầu, đau bụng, sốt và viêm mũi dị ứng. Vì những lý do này, hẹ được xem là một loại rau "trường thọ", giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Lá hẹ thường được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước châu Á. Nó có hương vị đặc trưng và thường được sử dụng để ăn kèm với các món nước như phở, bún, và nhiều món ăn khác. Nó cũng được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn khác như salad, xào, hoặc nấu canh.
Hỗ trợ giấc ngủ ngon
Hẹ là nguồn cung cấp choline dồi dào, đây là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ giấc ngủ ngon. Axit folic trong lá hẹ cũng được biết đến với công dụng thúc đẩy sản xuất dopamine và serotonin, là những hormone mang lại cảm giác tốt giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Lá hẹ có thể chế biến được nhiều món ăn.
Một số bài thuốc dân gian từ cây hẹ
1. Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
2. Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
3. Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
4. Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
5. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
6. Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
7. Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
8. Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
9. Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau hẹ đối với sức khỏe
Chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, Lương y Nguyễn Hữu cho biết cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,...
Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm...
Hẹ có giá trị dinh dưỡng rất cao, được mệnh danh là một trong những loại rau “trường thọ” vô cùng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Hẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong lá hẹ giàu vitamin bao gồm vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và chất xơ. Nó cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh nhiễm trùng.
Làm đẹp
Hẹ là một nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường làn da rạng rỡ và khỏe mạnh. Nó cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá, giảm nếp nhăn, một số dấu hiệu lão hóa khác.
Để làm đẹp bằng loại rau này bạn có thể đắp lá hẹ nhuyễn lên mặt và giữ nguyên trong 30 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt rồi thoa một loại kem dưỡng ẩm để giúp da thêm tươi tắn hơn.
Ngoài ra, trong một vài nghiên cứu cho rằng hẹ có thể kích thích mọc tóc. Chúng có thể làm tăng lưu lượng máu đến da đầu và củng cố chân tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng.
Mặt nạ dưỡng tóc bằng dầu lá hẹ cũng có thể cải thiện tình trạng tóc xỉn màu. Đun sôi lá hẹ trong nước khoảng 30 giây, sau đó để nguội rồi gội cùng với dầu ô liu, tóc của bạn sẽ chắc khỏe hơn.
Có thể giải độc cơ thể
Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của chất diệp lục và vitamin K trong hẹ giúp giữ sạch máu. Các khoáng chất trong lá hẹ có thể trung hòa các chất độc trong cơ thể, theo Lao Động.
Giúp tiêu hóa tốt hơn
Hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại trong đường ruột. Đặc tính kháng khuẩn của hẹ có thể giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng vi khuẩn salmonella (vi khuẩn có thể gây đau ruột).
Hẹ là một sự kết hợp tuyệt vời của chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như niacin, thiamin, axit pantothenic, phốt pho, kẽm - tất cả đều có tác dụng làm dịu quá trình tiêu hóa. Hẹ cũng có thể làm giảm đầy hơi và kích thích tiêu hóa .
Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Hẹ còn có tính kháng viêm, giúp giảm đau và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, trong y học cổ truyền Trung Quốc, hẹ còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau đầu, đau bụng, sốt và viêm mũi dị ứng. Vì những lý do này, hẹ được xem là một loại rau "trường thọ", giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Lá hẹ thường được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước châu Á. Nó có hương vị đặc trưng và thường được sử dụng để ăn kèm với các món nước như phở, bún, và nhiều món ăn khác. Nó cũng được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn khác như salad, xào, hoặc nấu canh.
Hỗ trợ giấc ngủ ngon
Hẹ là nguồn cung cấp choline dồi dào, đây là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ giấc ngủ ngon. Axit folic trong lá hẹ cũng được biết đến với công dụng thúc đẩy sản xuất dopamine và serotonin, là những hormone mang lại cảm giác tốt giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Lá hẹ có thể chế biến được nhiều món ăn.
Một số bài thuốc dân gian từ cây hẹ
1. Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
2. Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
3. Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
4. Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
5. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
6. Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
7. Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
8. Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
9. Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.