Một trong những lời khuyên thường được đưa ra khi tư vấn về sức khỏe là ăn nhiều rau lá màu xanh đậm.
Loại rau vừa ngon vừa rẻ giúp giảm đau đầu hiệu quả
Hoa thiên lý được coi là vị thuốc tốt cho sức khoẻ
Cây hoa thiên lý vốn là loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không tua cuốn, phần thân hơi có lông nhất đặc biệt là ở bộ phận đang còn non. Hoa của cây thường mọc thành chùm ăn vị rất thơm ngon.
Báo Lao Động dẫn nguồn tờ Webmd cho biết, hoa thiên lý là vị thuốc an thần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biến hoa thiên lý như sau: Sử dụng hoa thiên lý và lá vông nem, mỗi loại khoảng 50 g, sau đó đem rửa sạch rồi nấu canh để ăn. Chỉ cần ăn liền 1 tuần là chứng mất ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
Bạn cũng có thể nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc cá diếc cũng có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Hoa mướp có thể giúp giảm đau đầu
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Đặc biệt trong y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Gợi ý bài thuốc chữa đau đầu từ hoa mướp: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Mẹo hay bấm huyệt giảm đau đầu
Theo báo Thanh Niên khi bị đau đầu mà không có sẵn những thứ kể trên, hãy yên tâm vì đã có cách. Một biện pháp vô cùng hiệu quả, đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc là bấm huyệt.
Bạn có tin không, bấm huyệt có thể giúp khỏi đau đầu gần như ngay lập tức.
Có sáu huyệt để bấm nếu bạn muốn xua tan cơn đau đầu, theo The Epoch Times.
Bấm mỗi huyệt sau đây trong khoảng từ 30 giây đến một phút để giảm đau nhanh chóng:
Huyệt Ấn đường
Là điểm gióng từ mũi lên, nằm ở điểm giữa hai lông mày. Là giao điểm của đường sống mũi và đường nối điểm cao nhất của hai lông mày.
Huyệt Toàn trúc
Là hai điểm ngay dưới đầu hai lông mày.
Huyệt Nghinh hương
Nằm giữa đường nhăn từ khóe miệng lên 2 bên cánh mũi, tạo ra khi cười, có thể xác định bằng điểm lõm dưới xương má, giữa mép miệng và bên ngoài 2 cánh mũi.
Huyệt Thiên trụ
Nằm phía sau đầu, trên 2 đường gân từ cổ kéo lên đầu, ngay vị trí chân tóc.
Huyệt Suất cốc
Từ vành trên của tai kéo lên khoảng 2 cm.Huyệt Hợp cốc
Trên mu bàn tay, ở điểm giữa của ngón tay cái và ngón tay trỏ.
Loại rau vừa ngon vừa rẻ giúp giảm đau đầu hiệu quả
Hoa thiên lý được coi là vị thuốc tốt cho sức khoẻ
Cây hoa thiên lý vốn là loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không tua cuốn, phần thân hơi có lông nhất đặc biệt là ở bộ phận đang còn non. Hoa của cây thường mọc thành chùm ăn vị rất thơm ngon.
Báo Lao Động dẫn nguồn tờ Webmd cho biết, hoa thiên lý là vị thuốc an thần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biến hoa thiên lý như sau: Sử dụng hoa thiên lý và lá vông nem, mỗi loại khoảng 50 g, sau đó đem rửa sạch rồi nấu canh để ăn. Chỉ cần ăn liền 1 tuần là chứng mất ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
Bạn cũng có thể nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc cá diếc cũng có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Hoa mướp có thể giúp giảm đau đầu
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Đặc biệt trong y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Gợi ý bài thuốc chữa đau đầu từ hoa mướp: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Mẹo hay bấm huyệt giảm đau đầu
Theo báo Thanh Niên khi bị đau đầu mà không có sẵn những thứ kể trên, hãy yên tâm vì đã có cách. Một biện pháp vô cùng hiệu quả, đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc là bấm huyệt.
Bạn có tin không, bấm huyệt có thể giúp khỏi đau đầu gần như ngay lập tức.
Có sáu huyệt để bấm nếu bạn muốn xua tan cơn đau đầu, theo The Epoch Times.
Bấm mỗi huyệt sau đây trong khoảng từ 30 giây đến một phút để giảm đau nhanh chóng:
Huyệt Ấn đường
Là điểm gióng từ mũi lên, nằm ở điểm giữa hai lông mày. Là giao điểm của đường sống mũi và đường nối điểm cao nhất của hai lông mày.
Huyệt Toàn trúc
Là hai điểm ngay dưới đầu hai lông mày.
Huyệt Nghinh hương
Nằm giữa đường nhăn từ khóe miệng lên 2 bên cánh mũi, tạo ra khi cười, có thể xác định bằng điểm lõm dưới xương má, giữa mép miệng và bên ngoài 2 cánh mũi.
Huyệt Thiên trụ
Nằm phía sau đầu, trên 2 đường gân từ cổ kéo lên đầu, ngay vị trí chân tóc.
Huyệt Suất cốc
Từ vành trên của tai kéo lên khoảng 2 cm.Huyệt Hợp cốc
Trên mu bàn tay, ở điểm giữa của ngón tay cái và ngón tay trỏ.