KIEUMY
Bùi Kiều My
Nhiều người chỉ quen sử dụng tía tô như một loại rau sống, rau gia vị mà không biết rằng đây là một phương thuốc dân gian có thể chữa được rất nhiều bệnh.
Hạ sốt nhanh: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậy tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng: Tía tô rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Qua đó có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.
Giải cảm hiệu quả: Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Chống viêm: Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm. Đặc biệt khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chống trầm cảm: Một tác dụng của lá tía tô mà không nhiều biết đến đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa hoạt chất dopamine có khả năng làm hưng phấn, giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Ngoài ra dopamine còn kích thích trí não hoạt động, tối ưu các tổ chức não tốt hơn.
Giảm đau bụng: Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Ngoài ra, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
Làm đẹp da: Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Bên cạnh đó hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.
Lá tía tô đắp mặt là một bí quyết để chống lão hóa da hiệu quả tại nhà. Với hàm lượng axit béo thiết yếu và phytochemical cao, cây thảo dược này có thể dùng để điều trị lão hóa da mà không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ.
Ngừa ung thư hiệu quả: Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô. Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Thúc đẩy tiêu hóa: Ăn tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống rất hiệu quả. Không chỉ vậy, do chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên đặc biệt thích hợp với những người hay bị khó tiêu hoặc chức năng tiêu hóa yếu.
Lá tía tô.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng. Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
Lá tía tô ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô bởi lá có vị cay tính ấm nếu sử dụng có thể khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống.
Một số bài thuốc thường dùng từ cây tía tô
Bài thuốc chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm: Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.
Bài thuốc chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.
Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc chữa hen suyễn, ho nhiều đờm: Hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần
Bài thuốc chữa trúng độc"tô tử giải độc thang": Tô diệp 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g sắc với 600ml nước, còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá tía tô tươi, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh hoặc dùng nước sắc từ cây tía tô đem rửa bên ngoài.
Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.
Hạ sốt nhanh: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậy tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng: Tía tô rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Qua đó có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.
Giải cảm hiệu quả: Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Chống viêm: Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm. Đặc biệt khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chống trầm cảm: Một tác dụng của lá tía tô mà không nhiều biết đến đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Chiết xuất dầu hạt từ tía tô có chứa hoạt chất dopamine có khả năng làm hưng phấn, giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Ngoài ra dopamine còn kích thích trí não hoạt động, tối ưu các tổ chức não tốt hơn.
Giảm đau bụng: Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Ngoài ra, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
Làm đẹp da: Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Bên cạnh đó hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.
Lá tía tô đắp mặt là một bí quyết để chống lão hóa da hiệu quả tại nhà. Với hàm lượng axit béo thiết yếu và phytochemical cao, cây thảo dược này có thể dùng để điều trị lão hóa da mà không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ.
Ngừa ung thư hiệu quả: Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô. Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Thúc đẩy tiêu hóa: Ăn tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống rất hiệu quả. Không chỉ vậy, do chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên đặc biệt thích hợp với những người hay bị khó tiêu hoặc chức năng tiêu hóa yếu.
Lá tía tô.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng. Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
Lá tía tô ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô bởi lá có vị cay tính ấm nếu sử dụng có thể khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống.
Một số bài thuốc thường dùng từ cây tía tô
Bài thuốc chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm: Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.
Bài thuốc chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.
Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc chữa hen suyễn, ho nhiều đờm: Hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần
Bài thuốc chữa trúng độc"tô tử giải độc thang": Tô diệp 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g sắc với 600ml nước, còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá tía tô tươi, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh hoặc dùng nước sắc từ cây tía tô đem rửa bên ngoài.
Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.