Võ Xuân Trường
Well-known member
Loạt đặc sản mùa nước nổi nhắc là thèm của người miền Tây
Hàng năm, cứ vào mùa nước nổi khoảng tháng 8 - tháng 11, nhiều du khách lại tìm về miền Tây để thưởng thức những đặc sản độc đáo.
Gỏi tép đồng bông điên điển
Bông điên điển hay muồng rút là loại hoa quen thuộc với người dân ở khu vực miền Tây, thường được kết hợp với các nguyên liệu khác trong nấu ăn, làm thành món canh, gỏi, lẩu, bún... Đặc biệt, gỏi tép đồng bông điên điển là một trong những món ăn độc đáo ít nơi nào có.
Nguyên liệu chính của món này gồm tép và bông điên điển, tất cả được đem đảo nhanh trên lửa để chín vừa tới. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của điên điển, vị mặn mòi và giòn của tép. Món này ăn kèm nước mắm ớt cay sẽ càng đưa cơm.
Gỏi tép bông điên điển là đặc sản nổi tiếng miền Tây. Ảnh: Foody
Hẹ nước chấm mắm kho
Hẹ nước hay còn gọi là rau ngọc trời, là một loài rong cỏ mọc tự nhiên ở vùng ruộng nước ngọt lẫn đất phèn ở miền Tây, xuất hiện phổ biến vào mùa nước nổi.
Vì nằm sâu dưới nước bùn nên sau khi hái về, người làm phải rửa và giũ sạch cây hẹ. Những lá hẹ non mọng nước, vị giòn mát, ngon nhất là phần thân trắng gần gốc. Hẹ nước thường được dùng để ăn sống chấm với mắm kho. Ngoài ra, loài cây này cũng có thể dùng để nấu canh chua.
Mắm kho hẹ nước rau dừa. Ảnh: Một thoáng quê
Cá heo kho
Cá heo là loại cá da trơn, khá hiếm và có vẻ ngoài đẹp mắt, thường sống ở vùng nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long. Khi lặn dưới nước hoặc bắt đem lên bờ, cá thường phát ra âm thanh "ùng ục, eng éc" như tiếng heo kêu nên được gọi là cá heo.
Cá heo chỉ to bằng khoảng ba ngón tay người lớn, thường được cắt đầu, đuôi, vảy và móc sạch ruột, rửa với giấm để bớt mùi tanh cũng như nhớt. Cá sơ chế xong cho lên bếp đun lửa liu riu cho đến khi nước rút, thịt cá mềm, sền sệt là đã có thể thưởng thức.
Thực khách thích món ăn này vì phần thịt cá thơm ngon, phần da dai, béo và không phải lúc nào về miền Tây cũng có thể thưởng thức vì cá heo ngày một hiếm.
Cá heo ngày một khan hiếm nên không phải lúc nào thực khách cũng có thể thưởng thức món ăn này. Ảnh: Ẩm thực sen Nam bộ
Cá lóc nướng trui
Cá lóc xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Ngoài chế biến thành món canh chua, người miền Tây thường nướng trui - nướng nguyên con không cần làm ruột, đánh vảy hay rửa sạch để giữ hương vị cá được đậm đà.
Cá sẽ được xiên vào que tre, cắm xuống đất, phủ rơm lên hun đến khi dậy mùi. Cá lóc ngon nhất khi vừa chín tới, bên trong vẫn giữ được độ ẩm nhưng bên ngoài cháy xém, lớp da vàng giòn đẹp mắt. Món ăn này thường được chấm cùng muối tiêu chanh cuộn bánh tráng và các loại rau thơm, chuối xanh, dưa chuột, khế, chấm nước mắm me.
Món cá lóc nướng trui tuy là đặc sản miền Tây nhưng khá kén người ăn. Ảnh: Foody
Lẩu cá linh bông điên điển
Sẽ rất thiếu sót nếu về miền Tây mà thực khách không nếm thử món lẩu cá linh bông điên điển. Một nồi lẩu đầy đủ sẽ gồm cá linh, ngò gai, các loại rau sống đặc trưng của miền Tây, rau muống, nhút...
Cá linh chỉ nhỏ bằng ngón tay út nhưng xương mềm, vị béo, bùi, là linh hồn của cả nồi lẩu. Đặc biệt, cá nhanh chín nên không được cho trước mà ăn đến đâu thả đến đấy. Một nồi lẩu cá linh điên điển có giá từ 200.000 - 300.000 đồng.
Món lẩu cá linh bông điên điển mang đậm chất người miền Tây. Ảnh: Mekong Rustic Cần Thơ
Hàng năm, cứ vào mùa nước nổi khoảng tháng 8 - tháng 11, nhiều du khách lại tìm về miền Tây để thưởng thức những đặc sản độc đáo.
Gỏi tép đồng bông điên điển
Bông điên điển hay muồng rút là loại hoa quen thuộc với người dân ở khu vực miền Tây, thường được kết hợp với các nguyên liệu khác trong nấu ăn, làm thành món canh, gỏi, lẩu, bún... Đặc biệt, gỏi tép đồng bông điên điển là một trong những món ăn độc đáo ít nơi nào có.
Nguyên liệu chính của món này gồm tép và bông điên điển, tất cả được đem đảo nhanh trên lửa để chín vừa tới. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của điên điển, vị mặn mòi và giòn của tép. Món này ăn kèm nước mắm ớt cay sẽ càng đưa cơm.
Hẹ nước chấm mắm kho
Hẹ nước hay còn gọi là rau ngọc trời, là một loài rong cỏ mọc tự nhiên ở vùng ruộng nước ngọt lẫn đất phèn ở miền Tây, xuất hiện phổ biến vào mùa nước nổi.
Vì nằm sâu dưới nước bùn nên sau khi hái về, người làm phải rửa và giũ sạch cây hẹ. Những lá hẹ non mọng nước, vị giòn mát, ngon nhất là phần thân trắng gần gốc. Hẹ nước thường được dùng để ăn sống chấm với mắm kho. Ngoài ra, loài cây này cũng có thể dùng để nấu canh chua.
Cá heo kho
Cá heo là loại cá da trơn, khá hiếm và có vẻ ngoài đẹp mắt, thường sống ở vùng nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long. Khi lặn dưới nước hoặc bắt đem lên bờ, cá thường phát ra âm thanh "ùng ục, eng éc" như tiếng heo kêu nên được gọi là cá heo.
Cá heo chỉ to bằng khoảng ba ngón tay người lớn, thường được cắt đầu, đuôi, vảy và móc sạch ruột, rửa với giấm để bớt mùi tanh cũng như nhớt. Cá sơ chế xong cho lên bếp đun lửa liu riu cho đến khi nước rút, thịt cá mềm, sền sệt là đã có thể thưởng thức.
Thực khách thích món ăn này vì phần thịt cá thơm ngon, phần da dai, béo và không phải lúc nào về miền Tây cũng có thể thưởng thức vì cá heo ngày một hiếm.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Ngoài chế biến thành món canh chua, người miền Tây thường nướng trui - nướng nguyên con không cần làm ruột, đánh vảy hay rửa sạch để giữ hương vị cá được đậm đà.
Cá sẽ được xiên vào que tre, cắm xuống đất, phủ rơm lên hun đến khi dậy mùi. Cá lóc ngon nhất khi vừa chín tới, bên trong vẫn giữ được độ ẩm nhưng bên ngoài cháy xém, lớp da vàng giòn đẹp mắt. Món ăn này thường được chấm cùng muối tiêu chanh cuộn bánh tráng và các loại rau thơm, chuối xanh, dưa chuột, khế, chấm nước mắm me.
Lẩu cá linh bông điên điển
Sẽ rất thiếu sót nếu về miền Tây mà thực khách không nếm thử món lẩu cá linh bông điên điển. Một nồi lẩu đầy đủ sẽ gồm cá linh, ngò gai, các loại rau sống đặc trưng của miền Tây, rau muống, nhút...
Cá linh chỉ nhỏ bằng ngón tay út nhưng xương mềm, vị béo, bùi, là linh hồn của cả nồi lẩu. Đặc biệt, cá nhanh chín nên không được cho trước mà ăn đến đâu thả đến đấy. Một nồi lẩu cá linh điên điển có giá từ 200.000 - 300.000 đồng.