Thanh Thúy
Well-known member
Giống như bất kỳ thương hiệu nào khác, OnePlus phải đối mặt với không ít lời chỉ trích về sản phẩm của mình thời gian gần đây. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng lỗi trên điện thoại thông minh của hãng ngày càng tăng, gây ra những lo ngại về chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng của người dùng.
Người dùng OnePlus nhiều năm qua đã gặp phải nhiều sự cố khác nhau với sản phẩm của hãng, từ củ sạc cho đến điện thoại. Cách đây vài năm, một chiếc điện thoại OnePlus đã phát nổ, trong khi một số mẫu máy như OnePlus 8/8T cũng gặp lỗi sọc màn hình. Gần đây nhất, người dùng OnePlus 10 Pro 5G liên tục phản ánh về tình trạng lag, nóng máy, thậm chí là hỏng mainboard dẫn đến đột tử.
Bộ sạc OnePlus Nord 2 Warp phát nổ khi đang sử dụng
OnePlus Nord 2 phát nổ trong túi áo một luật sư Ấn Độ
Lỗi mainboard dẫn đến đột tử là 1 vấn đề nghiêm trọng không có giải pháp nào xử lý. Việc sửa chữa mainboard rất tốn kém, có trường hợp người dùng phải chi trả tới 42.000 INR (khoảng 12,8 triệu đồng) hoặc 500 USD (khoảng 11,9 triệu đồng) để khắc phục sự cố. Nhiều người dùng trung thành lâu năm của OnePlus đã bày tỏ sự thất vọng và mất niềm tin vào thương hiệu. Các sự cố này không phải là trường hợp cá biệt, chúng đặt ra nghi vấn về chất lượng sản phẩm OnePlus.
Trước làn sóng chỉ trích, OnePlus đã chính thức lên tiếng về lỗi mainboard dẫn đến đột tử trên các mẫu OnePlus 9 và OnePlus 10 Pro. Công ty thừa nhận vấn đề và đang tiến hành điều tra, đồng thời cam kết sớm khắc phục sự cố. OnePlus cũng hiểu rằng việc sửa chữa mainboard rất tốn kém nên đang nỗ lực để giảm chi phí cho người dùng. Trong thời gian chờ đợi, OnePlus khuyến khích người dùng gặp sự cố liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng để được hỗ trợ.
OnePlus 8 Pro sọc màn hình
OnePlus 11 bị bootloop
Người dùng báo cáo tình trạng đột tử
Việc thừa nhận lỗi là bước đầu tiên, nhưng OnePlus cần làm nhiều hơn thế để trấn an khách hàng, đặc biệt là những người đã bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu những thiết bị cao cấp. Cung cấp bảo hành mở rộng và sửa chữa miễn phí là những lựa chọn nên được cân nhắc nếu OnePlus phát hiện lỗi phần cứng nghiêm trọng. Cập nhật phần mềm kịp thời (nếu có thể khắc phục) cũng là một giải pháp cần được ưu tiên. Trong trường hợp không thể gia hạn bảo hành hoặc sửa chữa miễn phí, việc giảm giá dịch vụ sửa chữa cũng là cách để xoa dịu người dùng. Bởi lẽ, việc bỏ ra 500 USD để sửa chữa một chiếc điện thoại khó chấp nhận hơn so với việc mua một chiếc điện thoại mới ở phân khúc tương đương.
Còn tại thị trường Việt Nam, OnePlus đã vắng bóng vì doanh số không cao. Bây giờ kiếm được chỗ mua điện thoại OnePlus chính hãng cũng cực kì hiếm.
Người dùng OnePlus nhiều năm qua đã gặp phải nhiều sự cố khác nhau với sản phẩm của hãng, từ củ sạc cho đến điện thoại. Cách đây vài năm, một chiếc điện thoại OnePlus đã phát nổ, trong khi một số mẫu máy như OnePlus 8/8T cũng gặp lỗi sọc màn hình. Gần đây nhất, người dùng OnePlus 10 Pro 5G liên tục phản ánh về tình trạng lag, nóng máy, thậm chí là hỏng mainboard dẫn đến đột tử.
Bộ sạc OnePlus Nord 2 Warp phát nổ khi đang sử dụng
OnePlus Nord 2 phát nổ trong túi áo một luật sư Ấn Độ
Lỗi mainboard dẫn đến đột tử là 1 vấn đề nghiêm trọng không có giải pháp nào xử lý. Việc sửa chữa mainboard rất tốn kém, có trường hợp người dùng phải chi trả tới 42.000 INR (khoảng 12,8 triệu đồng) hoặc 500 USD (khoảng 11,9 triệu đồng) để khắc phục sự cố. Nhiều người dùng trung thành lâu năm của OnePlus đã bày tỏ sự thất vọng và mất niềm tin vào thương hiệu. Các sự cố này không phải là trường hợp cá biệt, chúng đặt ra nghi vấn về chất lượng sản phẩm OnePlus.
Trước làn sóng chỉ trích, OnePlus đã chính thức lên tiếng về lỗi mainboard dẫn đến đột tử trên các mẫu OnePlus 9 và OnePlus 10 Pro. Công ty thừa nhận vấn đề và đang tiến hành điều tra, đồng thời cam kết sớm khắc phục sự cố. OnePlus cũng hiểu rằng việc sửa chữa mainboard rất tốn kém nên đang nỗ lực để giảm chi phí cho người dùng. Trong thời gian chờ đợi, OnePlus khuyến khích người dùng gặp sự cố liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng để được hỗ trợ.
OnePlus 8 Pro sọc màn hình
OnePlus 11 bị bootloop
Người dùng báo cáo tình trạng đột tử
Việc thừa nhận lỗi là bước đầu tiên, nhưng OnePlus cần làm nhiều hơn thế để trấn an khách hàng, đặc biệt là những người đã bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu những thiết bị cao cấp. Cung cấp bảo hành mở rộng và sửa chữa miễn phí là những lựa chọn nên được cân nhắc nếu OnePlus phát hiện lỗi phần cứng nghiêm trọng. Cập nhật phần mềm kịp thời (nếu có thể khắc phục) cũng là một giải pháp cần được ưu tiên. Trong trường hợp không thể gia hạn bảo hành hoặc sửa chữa miễn phí, việc giảm giá dịch vụ sửa chữa cũng là cách để xoa dịu người dùng. Bởi lẽ, việc bỏ ra 500 USD để sửa chữa một chiếc điện thoại khó chấp nhận hơn so với việc mua một chiếc điện thoại mới ở phân khúc tương đương.
Còn tại thị trường Việt Nam, OnePlus đã vắng bóng vì doanh số không cao. Bây giờ kiếm được chỗ mua điện thoại OnePlus chính hãng cũng cực kì hiếm.