nhatlinh2000
Well-known member
Loại hạt nhỏ bé này không thể thiếu trong danh sách các loại siêu thực phẩm.
Hạt chia có thể được kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: Kaffee Meister/Unsplash.
Hạt chia được thu hoạch từ loại cây thuộc họ bạc hà, có tên khoa học là Salvia Hispanica. Hạt có màu đen hoặc trắng, ngâm vào nước có thể nở gấp 10 lần trọng lượng khi khô. Nhìn qua, hạt chia có hình dạng giống hạt é, thường dùng trong các món chè tráng miệng ở Việt Nam.
Hạt chia có thể được thêm vào hầu hết mọi công thức nấu ăn. Chúng ta dễ dàng sử dụng hạt chia pha với nước, làm bánh pudding, rắc lên phần ngũ cốc, bột yến mạch hoặc ăn cùng sữa chua. Hạt chia cũng phù hợp trong món salad, bánh mì, cơm hoặc rau.
Hạt chia được mệnh danh là một trong những "thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh" vì nó chứa nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là các lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên mà hạt chia mang lại.
Cung cấp protein hoàn chỉnh
Theo ghi nhận của Harvard Health, hạt chia là một loại protein hoàn chỉnh, loại protein chất lượng cao có chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất đầy đủ được.
Các ví dụ khác về protein hoàn chỉnh là thực phẩm từ động vật như sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm hoặc từ thực vật bao gồm kiều mạch, đậu nành Nhật edamame và hạt quinoa.
Chứa nhiều chất xơ
Đóng vai trò như nguồn cung chất xơ tuyệt vời, thành phần hạt chia tự nhiên chứa 37% chất xơ, trong đó 80% là chất xơ không hòa tan, còn lại là chất xơ hòa tan.
Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao. Ảnh: Karyna Panchenko/Unsplash.
Với hàm lượng chất xơ giàu có này, hạt chia giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, loại bỏ các cholesterol xấu còn vương lại ở thành ruột, đào thải các chất độc trong cơ thể một cách tự nhiên. Cùng với khả năng hút nước đặc biệt của hạt chia, chúng sẽ tăng dung tích thức ăn trong đường tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu.
Cung cấp lượng chất chống oxy hóa
Hạt chia cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa, từ đó giúp trẻ hóa tế bào, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Khi các gốc tự do gây hại bị ngăn chặn, quá trình lão hóa sẽ bị hạn chế, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Tính trung bình 100 gram hạt chia cung cấp lượng chất chống oxy hóa gấp 7 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Ảnh: Brenda Godinez/Unsplash.
Selenium là khoáng chất đặc biệt đóng vai trò như chất chống oxy hóa tự nhiên, chiếm hàm lượng cao trong mỗi gram hạt chia. Loại khoáng chất này sẽ hạn chế các hoạt động của tế bào gốc tự do gây hại lên tế bào bình thường. Ngoài ra, selenium cũng giúp cơ thể hấp thụ các vitamin E tốt hơn.
Có axit béo omega-3
Hạt chia bổ sung axit béo omega-3, loại axit có lợi ích rất lớn đối với tim, não, và xương. Omega-3 cũng đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe của làn da. Chất béo omega-3 trong hạt chia cao hơn 7-8 lần so với cá hồi.
Chứa chất béo tốt cho tim mạch
Phần lớn chất béo trong hạt chia bao gồm axit béo omega-3 thiết yếu, tốt cho tim được gọi là axit alpha-linolenic (ALA).
Hạt chia không chỉ có axit béo omega-3 mà còn chứa chất béo có lợi cho tim. Theo Mayo Clinic, một khẩu phần hạt chia (khoảng 28 g) chứa 9 g chất béo, trong đó 8 g là chất béo có lợi cho tim.
Bao gồm nhiều khoáng chất
Hạt chia cũng có các khoáng chất như canxi, sắt, magie và kẽm. Canxi và magie giúp duy trì xương khỏe mạnh, trong khi kẽm cần thiết cho sự phân chia và tăng trưởng của tế bào. Nó cũng là một yếu tố thiết yếu để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vì vậy, thay vì sử dụng các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và vitamin, hãy thêm hạt chia vào bữa ăn của bạn.
Kết hợp hạt chia trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: Abillion/Unsplash.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho thấy hạt chia có thể giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như giảm huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Hạt chia là một trong những thực phẩm tốt nhất cho việc điều tiết lượng đường trong máu. Hạt chia giúp làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể, kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chúng ta nên sử dụng hạt chia như một phần của phong cách ăn uống lành mạnh. Ảnh: Anto Meneghini/Unsplash.
Hạt chia có thể được kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: Kaffee Meister/Unsplash.
|
Hạt chia có thể được kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: Kaffee Meister/Unsplash. |
Hạt chia có thể được thêm vào hầu hết mọi công thức nấu ăn. Chúng ta dễ dàng sử dụng hạt chia pha với nước, làm bánh pudding, rắc lên phần ngũ cốc, bột yến mạch hoặc ăn cùng sữa chua. Hạt chia cũng phù hợp trong món salad, bánh mì, cơm hoặc rau.
Hạt chia được mệnh danh là một trong những "thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh" vì nó chứa nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là các lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên mà hạt chia mang lại.
Cung cấp protein hoàn chỉnh
Theo ghi nhận của Harvard Health, hạt chia là một loại protein hoàn chỉnh, loại protein chất lượng cao có chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất đầy đủ được.
Các ví dụ khác về protein hoàn chỉnh là thực phẩm từ động vật như sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm hoặc từ thực vật bao gồm kiều mạch, đậu nành Nhật edamame và hạt quinoa.
Chứa nhiều chất xơ
Đóng vai trò như nguồn cung chất xơ tuyệt vời, thành phần hạt chia tự nhiên chứa 37% chất xơ, trong đó 80% là chất xơ không hòa tan, còn lại là chất xơ hòa tan.
Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao. Ảnh: Karyna Panchenko/Unsplash.
|
Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao. Ảnh: Karyna Panchenko/Unsplash. |
Cung cấp lượng chất chống oxy hóa
Hạt chia cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa, từ đó giúp trẻ hóa tế bào, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Khi các gốc tự do gây hại bị ngăn chặn, quá trình lão hóa sẽ bị hạn chế, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Tính trung bình 100 gram hạt chia cung cấp lượng chất chống oxy hóa gấp 7 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Ảnh: Brenda Godinez/Unsplash.
|
Tính trung bình 100 gram hạt chia cung cấp lượng chất chống oxy hóa gấp 7 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Ảnh: Brenda Godinez/Unsplash. |
Có axit béo omega-3
Hạt chia bổ sung axit béo omega-3, loại axit có lợi ích rất lớn đối với tim, não, và xương. Omega-3 cũng đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe của làn da. Chất béo omega-3 trong hạt chia cao hơn 7-8 lần so với cá hồi.
Chứa chất béo tốt cho tim mạch
Phần lớn chất béo trong hạt chia bao gồm axit béo omega-3 thiết yếu, tốt cho tim được gọi là axit alpha-linolenic (ALA).
Hạt chia không chỉ có axit béo omega-3 mà còn chứa chất béo có lợi cho tim. Theo Mayo Clinic, một khẩu phần hạt chia (khoảng 28 g) chứa 9 g chất béo, trong đó 8 g là chất béo có lợi cho tim.
Bao gồm nhiều khoáng chất
Hạt chia cũng có các khoáng chất như canxi, sắt, magie và kẽm. Canxi và magie giúp duy trì xương khỏe mạnh, trong khi kẽm cần thiết cho sự phân chia và tăng trưởng của tế bào. Nó cũng là một yếu tố thiết yếu để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vì vậy, thay vì sử dụng các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và vitamin, hãy thêm hạt chia vào bữa ăn của bạn.
Kết hợp hạt chia trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: Abillion/Unsplash.
|
Kết hợp hạt chia trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: Abillion/Unsplash. |
Nghiên cứu cho thấy hạt chia có thể giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như giảm huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Hạt chia là một trong những thực phẩm tốt nhất cho việc điều tiết lượng đường trong máu. Hạt chia giúp làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể, kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chúng ta nên sử dụng hạt chia như một phần của phong cách ăn uống lành mạnh. Ảnh: Anto Meneghini/Unsplash.
|
Chúng ta nên sử dụng hạt chia như một phần của phong cách ăn uống lành mạnh. Ảnh: Anto Meneghini/Unsplash. |