Lợi ích việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước

tran hương

Well-known member
Dù không bắt buộc người dân phải đổi CCCD sang thẻ căn cước nhưng công an khuyến khích người dân bổ sung dữ liệu sinh trắc học như ADN, mống mắt và giọng nói vì các dữ liệu này mang nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe hoặc bị giả mạo thì dữ liệu sinh trắc học sẽ giúp xử lý chính xác và nhanh chóng.


Quốc hội vừa thông qua luật Căn cước nhằm thay thế luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014. Theo đó, luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 1.7.2024. CCCD được đổi thành thẻ căn cước.
Lợi ích việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước- Ảnh 1.
Thẻ căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân
NHẬT THỊNH
Thẻ căn cước là gì?
Theo luật Căn cước, thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước (các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người) và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của luật Căn cước.



Thẻ căn cước không chỉ thay đổi về tên gọi, mẫu thẻ mới mà còn nhiều điểm khác biệt so với thẻ CCCD. Cụ thể, mục "quê quán" thay thành "nơi đăng ký khai sinh"; "nơi thường trú" thay thành "nơi cư trú", đồng thời di chuyển sang mặt sau của thẻ thay vì mặt trước như hiện nay. Trên mặt thẻ căn cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải. Mã QR code trên thẻ căn cước cũng được đề xuất chuyển sang mặt sau, thay vì mặt trước như hiện hành. Công dân dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Lợi ích của thẻ căn cước
Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ nhằm thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước CHXHCN Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Thẻ căn cước còn được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Cũng theo Bộ Công an, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ.
Ngoài ra, trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Để khai thác thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Nếu cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.
TP.HCM chuẩn bị gì cho đợt đổi thẻ CCCD sang căn cước?

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết đến thời điểm hiện tại, Công an TP.HCM đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết từ nhân sự, trang thiết bị, công tác rà soát công dân đến độ tuổi cấp thẻ căn cước (14 tuổi), công dân đến độ tuổi đổi thẻ CCCD do hết hạn (25, 40, 60 tuổi), công dân dưới 14 tuổi có nhu cầu cấp thẻ căn cước... nhằm đảm bảo việc triển khai có hiệu quả luật Căn cước trên địa bàn TP.HCM ngay sau khi có hướng dẫn cụ thể của lãnh đạo Bộ Công an.
Theo Bộ Công an, việc tích hợp các thông tin công dân vào thẻ căn cước nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ tại Đề án số 06, phục vụ mục tiêu đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục cho người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, công dân số.

Đối với việc bắt buộc thu thập dữ liệu mống mắt, tự nguyện cung cấp dữ liệu ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại luật Căn cước sắp có hiệu lực, thượng tá Lê Mạnh Hà chia sẻ thêm, không bắt buộc người dân phải đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước, tuy nhiên khuyến khích người dân nên đi bổ sung dữ liệu sinh trắc học như ADN, mống mắt và giọng nói. Bởi việc bổ sung các dữ liệu này mang lại rất nhiều lợi ích, như liên quan đến sức khỏe hoặc bị giả mạo thì dữ liệu sinh trắc học sẽ giúp xử lý chính xác và nhanh hơn.
Không phải nộp lệ phí khi đi làm thẻ căn cước lần đầu
Theo điều 38 luật Căn cước, công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu.
Công dân nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp cấp đổi thẻ căn cước theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. Hoặc công dân đã được cấp thẻ căn cước, phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Luật cũng quy định không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Đi làm thẻ căn cước ở đâu?
1. Cơ quan quản lý căn cước của công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
2. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
 
Bên trên