Thanh Thúy
Well-known member
Ở thôn Bản Cuôn II, xã Ngọc Phái (Chợ Đồn) có một lớp học đặc biệt, bởi khi theo học ở đây, học viên không mất tiền học phí… Lớp học đặc biệt này dạy chữ nôm Dao, do 'thầy giáo' Triệu Xuân Minh đứng lớp.
Ông Minh kể: “Từ năm 16 tuổi, tôi bắt đầu học chữ Dao. Sau 6 năm học, tôi mới thành thạo chữ viết. Ngoài ra, tôi còn học hỏi, giao lưu với bà con các tỉnh khác. Giờ cuộc sống phát triển, nhiều người không còn biết nói tiếng Dao, viết chữ viết Dao nữa. Nên tôi mở lớp dạy chữ nôm Dao với mong muốn đồng bào mình ai cũng biết chữ Dao”.
Lớp học chữ nôm Dao của ông Minh bắt đầu học từ tháng 7 (âm lịch) năm nay. Sau một thời gian, nhiều người biết đã tìm đến nhà ông để xin theo học. Hiện lớp có 10 học viên, có thời điểm lên tới 15 học viên. Học viên trẻ nhất lớp sinh năm 1993. Học viên xa nhất là ở tỉnh Tuyên Quang sang.
Lớp chữ nôm Dao của “thầy giáo” Triệu Xuân Minh đơn giản với một chiếc bảng đen, phấn trắng và vài chiếc bàn gỗ ông tự đóng để học sinh ngồi học. Gian giữa lớp học đủ kê 5 chiếc bàn xếp thành một hàng ngang, mỗi bàn 2 người ngồi.
Ông Triệu Xuân Minh cho biết, chữ nôm Dao là loại chữ viết trên cơ sở chữ Hán, người Dao tiếp nhận một số từ của nôm Tày, nôm Việt, nhưng được Dao hóa (biến đổi). Chữ nôm Dao gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Để dạy các học viên, ông Minh đã sưu tầm, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa trong các cuốn sách cổ, tổng hợp những vấn đề chính vào một quyển giáo án, với các nội dung: Cội nguồn của người Dao; giáo dục con người về đạo đức, nhân nghĩa; những câu chuyện cổ, triết lý đời sống; cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình...
Ông Triệu Xuân Minh chia sẻ: “Việc học chữ nôm Dao là để hiểu về nhân nghĩa, để bên trong không làm tổn thương nhân phẩm con người, bên ngoài không hại đến vật, trên không phạm trời, trần gian không phạm người. Anh em biết giữ chừng mực, hòa khí, thấu hiểu triết lý đời sống, khi đó người ta sẽ tự giác không phạm đến các chuẩn mực xã hội. Người học chữ Dao tốt sẽ tự mình nhận biết lẽ sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhân đạo với mọi người”.
Anh Triệu Quý Trìu, ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, là học viên của lớp nôm Dao chia sẻ: “Tôi là người dân tộc Dao đỏ, nhưng không biết viết, đọc chữ Dao. Tôi theo học với mong muốn mình hiểu thêm về nguồn gốc dân tộc, học hỏi cách thực hiện các lễ nghi để sau này có thể tự phục vụ công việc của gia đình, đồng thời góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc Dao. Đến thời điểm này, tôi đã có thể đọc và viết được chữ nôm Dao".
Là người ở thôn Bản Cuôn II tham gia lớp học, anh Triệu Kim Phú chia sẻ: “Ban ngày đi làm rất mệt, tối về lại đi học chữ, vất vả nhưng ai cũng cố gắng. Trước đây, tôi chỉ biết nói chứ không biết đọc, biết viết tiếng Dao. Nay tôi đã được học chữ Dao để sau này biết chữ về dạy lại cho con cháu".
Trước đây, theo quan niệm của đồng bào dân tộc Dao chỉ có nam giới mới được học chữ, nhưng ngày nay, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể đăng ký và theo học các lớp dạy chữ nôm Dao của ông Minh.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của “thầy giáo” Triệu Xuân Minh, ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Dao Đỏ sẽ được hồi sinh ngày càng mạnh mẽ, góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc…/.
Ông Minh kể: “Từ năm 16 tuổi, tôi bắt đầu học chữ Dao. Sau 6 năm học, tôi mới thành thạo chữ viết. Ngoài ra, tôi còn học hỏi, giao lưu với bà con các tỉnh khác. Giờ cuộc sống phát triển, nhiều người không còn biết nói tiếng Dao, viết chữ viết Dao nữa. Nên tôi mở lớp dạy chữ nôm Dao với mong muốn đồng bào mình ai cũng biết chữ Dao”.
Lớp học chữ nôm Dao của ông Minh bắt đầu học từ tháng 7 (âm lịch) năm nay. Sau một thời gian, nhiều người biết đã tìm đến nhà ông để xin theo học. Hiện lớp có 10 học viên, có thời điểm lên tới 15 học viên. Học viên trẻ nhất lớp sinh năm 1993. Học viên xa nhất là ở tỉnh Tuyên Quang sang.
Lớp chữ nôm Dao của “thầy giáo” Triệu Xuân Minh đơn giản với một chiếc bảng đen, phấn trắng và vài chiếc bàn gỗ ông tự đóng để học sinh ngồi học. Gian giữa lớp học đủ kê 5 chiếc bàn xếp thành một hàng ngang, mỗi bàn 2 người ngồi.
Ông Triệu Xuân Minh cho biết, chữ nôm Dao là loại chữ viết trên cơ sở chữ Hán, người Dao tiếp nhận một số từ của nôm Tày, nôm Việt, nhưng được Dao hóa (biến đổi). Chữ nôm Dao gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Để dạy các học viên, ông Minh đã sưu tầm, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa trong các cuốn sách cổ, tổng hợp những vấn đề chính vào một quyển giáo án, với các nội dung: Cội nguồn của người Dao; giáo dục con người về đạo đức, nhân nghĩa; những câu chuyện cổ, triết lý đời sống; cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình...
Ông Triệu Xuân Minh chia sẻ: “Việc học chữ nôm Dao là để hiểu về nhân nghĩa, để bên trong không làm tổn thương nhân phẩm con người, bên ngoài không hại đến vật, trên không phạm trời, trần gian không phạm người. Anh em biết giữ chừng mực, hòa khí, thấu hiểu triết lý đời sống, khi đó người ta sẽ tự giác không phạm đến các chuẩn mực xã hội. Người học chữ Dao tốt sẽ tự mình nhận biết lẽ sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhân đạo với mọi người”.
Anh Triệu Quý Trìu, ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, là học viên của lớp nôm Dao chia sẻ: “Tôi là người dân tộc Dao đỏ, nhưng không biết viết, đọc chữ Dao. Tôi theo học với mong muốn mình hiểu thêm về nguồn gốc dân tộc, học hỏi cách thực hiện các lễ nghi để sau này có thể tự phục vụ công việc của gia đình, đồng thời góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc Dao. Đến thời điểm này, tôi đã có thể đọc và viết được chữ nôm Dao".
Là người ở thôn Bản Cuôn II tham gia lớp học, anh Triệu Kim Phú chia sẻ: “Ban ngày đi làm rất mệt, tối về lại đi học chữ, vất vả nhưng ai cũng cố gắng. Trước đây, tôi chỉ biết nói chứ không biết đọc, biết viết tiếng Dao. Nay tôi đã được học chữ Dao để sau này biết chữ về dạy lại cho con cháu".
Trước đây, theo quan niệm của đồng bào dân tộc Dao chỉ có nam giới mới được học chữ, nhưng ngày nay, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể đăng ký và theo học các lớp dạy chữ nôm Dao của ông Minh.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của “thầy giáo” Triệu Xuân Minh, ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Dao Đỏ sẽ được hồi sinh ngày càng mạnh mẽ, góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc…/.