Các hệ thống chống lừa đảo của Kaspersky đã ngăn chặn hơn 5 triệu cuộc tấn công liên quan đến tiền mã hóa vào năm 2022, tăng 40% so với năm trước.
Theo báo cáo mới của Kaspersky, trong năm 2022, các cuộc tấn công nhằm vào dịch vụ ngân hàng trên máy tính và di động đã không còn quá phổ biến. Thay vào đó, tội phạm mạng đang dần chuyển sự quan tâm sang các lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Trong năm 2022, hình thức lừa đảo liên quan tới tiền mã hóa đã được xếp vào một danh mục riêng biệt. Số lượng các vụ lừa đảo tiền mã hóa chứng kiến sự gia tăng tới 40%, với hơn 5 triệu vụ lừa đảo bị phát hiện so với 3,6 triệu vụ vào năm 2021. Sự gia tăng này có thể được giải thích một phần bởi sự “chao đảo” của thị trường tiền mã hóa vào năm ngoái.
Dữ liệu trên tương quan trải nghiệm của người dùng với các mối đe dọa tiền điện tử được Kaspersky phát hiện vào đầu năm nay. Theo đó, cứ 7 người được khảo sát sẽ có 1 người bị ảnh hưởng bởi lừa đảo tiền điện tử.
Một kịch bản lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền mã hóa. Ảnh: Trọng Đạt
Hầu hết các vụ lừa đảo tiền mã hóa đều sử dụng các thủ thuật truyền thống như lừa đảo bằng hình thức tặng quà hoặc các trang ví điện tử giả mạo. Tuy nhiên, Kaspersky vừa phát hiện một thủ thuật mới của những kẻ lừa đảo.
Theo đó, hãng bảo mật này ghi nhận một số phản ánh của người dùng về việc nhận được một email chứa file PDF. Nội dung file cho biết họ đã đăng ký nền tảng khai thác tiền điện tử trên đám mây từ lâu và cần rút tiền ngay lập tức do tài khoản không hoạt động.
Đáng chú ý khi tệp PDF này chứa liên kết dẫn đến một nền tảng khai thác giả mạo. Để rút tiền điện tử, nạn nhân phải cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản ngân hàng, đồng thời trả tiền hoa hồng vào một ví đã được chỉ định.
Lừa đảo tiền mã hóa nở rộ trên toàn cầu nhưng lại đang giảm mạnh tại Việt Nam.
Bà Olga Svistunova, chuyên gia bảo mật của Kaspersky nhận xét: “Mặc dù một số vấn đề đã xảy ra trên thị trường tiền mã hóa trong 6 tháng qua, nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, tiền mã hóa vẫn là biểu tượng của việc làm giàu nhanh chóng mà không cần quá nhiều nỗ lực. Do đó, tài nguyên của những kẻ lừa đảo trong lĩnh vực này sẽ không cạn kiệt. Để dụ nạn nhân vào mạng lưới của mình, những kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục nghĩ ra những câu chuyện mới và thú vị hơn”.
Tại Đông Nam Á, Kaspersky phát hiện 64.080 vụ lừa đảo tiền điện tử trong năm 2022, giảm 15% so với năm 2021. Các quốc gia ghi nhận sự sụt giảm nhiều nhất là Singapore (-74%), Thái Lan (-51%) và Việt Nam (-15%). Tuy nhiên, mối đe dọa này đang tăng lên tại một số nước khác như Philippines (170%), Indonesia (26%) và Malaysia (4%).
Theo báo cáo mới của Kaspersky, trong năm 2022, các cuộc tấn công nhằm vào dịch vụ ngân hàng trên máy tính và di động đã không còn quá phổ biến. Thay vào đó, tội phạm mạng đang dần chuyển sự quan tâm sang các lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Trong năm 2022, hình thức lừa đảo liên quan tới tiền mã hóa đã được xếp vào một danh mục riêng biệt. Số lượng các vụ lừa đảo tiền mã hóa chứng kiến sự gia tăng tới 40%, với hơn 5 triệu vụ lừa đảo bị phát hiện so với 3,6 triệu vụ vào năm 2021. Sự gia tăng này có thể được giải thích một phần bởi sự “chao đảo” của thị trường tiền mã hóa vào năm ngoái.
Dữ liệu trên tương quan trải nghiệm của người dùng với các mối đe dọa tiền điện tử được Kaspersky phát hiện vào đầu năm nay. Theo đó, cứ 7 người được khảo sát sẽ có 1 người bị ảnh hưởng bởi lừa đảo tiền điện tử.
Hầu hết các vụ lừa đảo tiền mã hóa đều sử dụng các thủ thuật truyền thống như lừa đảo bằng hình thức tặng quà hoặc các trang ví điện tử giả mạo. Tuy nhiên, Kaspersky vừa phát hiện một thủ thuật mới của những kẻ lừa đảo.
Theo đó, hãng bảo mật này ghi nhận một số phản ánh của người dùng về việc nhận được một email chứa file PDF. Nội dung file cho biết họ đã đăng ký nền tảng khai thác tiền điện tử trên đám mây từ lâu và cần rút tiền ngay lập tức do tài khoản không hoạt động.
Đáng chú ý khi tệp PDF này chứa liên kết dẫn đến một nền tảng khai thác giả mạo. Để rút tiền điện tử, nạn nhân phải cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản ngân hàng, đồng thời trả tiền hoa hồng vào một ví đã được chỉ định.
Bà Olga Svistunova, chuyên gia bảo mật của Kaspersky nhận xét: “Mặc dù một số vấn đề đã xảy ra trên thị trường tiền mã hóa trong 6 tháng qua, nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, tiền mã hóa vẫn là biểu tượng của việc làm giàu nhanh chóng mà không cần quá nhiều nỗ lực. Do đó, tài nguyên của những kẻ lừa đảo trong lĩnh vực này sẽ không cạn kiệt. Để dụ nạn nhân vào mạng lưới của mình, những kẻ lừa đảo sẽ tiếp tục nghĩ ra những câu chuyện mới và thú vị hơn”.
Tại Đông Nam Á, Kaspersky phát hiện 64.080 vụ lừa đảo tiền điện tử trong năm 2022, giảm 15% so với năm 2021. Các quốc gia ghi nhận sự sụt giảm nhiều nhất là Singapore (-74%), Thái Lan (-51%) và Việt Nam (-15%). Tuy nhiên, mối đe dọa này đang tăng lên tại một số nước khác như Philippines (170%), Indonesia (26%) và Malaysia (4%).