Luộc trứng sai cách cực hại sức khỏe, nhiều người không biết vẫn vô tư làm

Nguyễn Mai

Well-known member
Luộc trứng sai cách cực hại sức khỏe, nhiều người không biết vẫn vô tư làm

Luộc trứng sai cách ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Luộc trứng sai cách cực hại sức khỏe, nhiều người không biết vẫn vô tư làm - 1

Sai lầm khi luộc trứng

Luộc trứng với nước trà

Bạn không nên luộc trứng với nước trà vì đây là hai thực phẩm kỵ nhau. Lá trà chứa một lượng lớn axit tannic, khi kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột.

Ăn quá nhiều có thể gây táo bón, mệt mỏi, thậm chí là ngộ độc. Bên cạnh việc luộc trứng với nước trà, ăn trứng gà và uống trà cùng lúc cũng không được khuyến khích.

Luộc quá lâu

Nhiều người cho rằng trứng luộc càng lâu, càng chín kỹ thì càng tốt, đảm bảo diệt sạch vi khuẩn bám bên ngoài vỏ trứng. Trên thực tế, vi khuẩn bên ngoài vỏ trứng bị tiêu diệt đồng nghĩa với việc các yếu tố sắt và lưu huỳnh trong trứng kết hợp với nhau, dẫn đến giảm bớt chất dinh dưỡng trong trứng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng luộc quá lâu còn dễ bị nứt vỏ, gây ảnh hưởng tới chất lượng trứng, khi ăn sẽ không còn ngon miệng và hấp dẫn. Khi luộc quá chín, lòng đỏ bên trong xuất hiện các vệt màu xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, còn lòng trắng dai như cao su.

Khi luộc trứng, bạn lưu ý không nên để quá 15-20 phút. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng nước lạnh luộc trứng để nhiệt độ nước và trứng ngang bằng nhau. Đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để trứng trong nồi thêm khoảng 10 – 15 phút, trứng sẽ chín ngon, không bị nứt vỏ.

Thêm nước vào khi đang luộc trứng

Khi thấy nồi luộc trứng cạn nước, nhiều chị em lập tức thêm nước vào khiến trứng bị vỡ, nứt vỏ. Phần vỏ của quả trứng bám dính lại, khó bóc hơn, chưa kể vi khuẩn trong nước cũng dễ xâm nhập vào trứng. Việc này vô tình khiến trứng mất chất dinh dưỡng. Khi luộc trứng, bạn lấy lượng nước sao cho vừa sấp mặt trứng là được.

Luộc trứng không chín kỹ

Nhiều người thích ăn trứng luộc lòng đào vì cho rằng cách chế biến này sẽ ngon và bổ dưỡng hơn. Tuy nhiên, trứng là thực phẩm nên được nấu chín, nếu luộc lòng đào thì dễ nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc…, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Luộc trứng gà rồi để qua đêm

Trứng gà là một trong các thực phẩm không nên để qua đêm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc này có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli.... gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp nghiêm trọng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ liệt trứng gà vào danh sách những món dễ gây ngộ độc nhất. Trứng thường chứa Salmonella – loại vi khuẩn khiến bạn ngộ độc.

Ăn trứng lòng đào để qua đêm có thể khiến bạn bị nhiễm Salmonella với triệu chứng là tiêu chảy, nôn, sốt chuột rút…, ngoài ra còn gây ngộ độc thực phẩm hoặc gây hại cho đường ruột.

Cho trứng vào nồi luộc khi nước đã sôi

Thông thường khi luộc trứng mọi người thường cho trứng cùng nước rồi mới bắc nồi lên bếp. Tuy nhiên không ít người có thói quen đun nước sôi xong mới bỏ quả trứng tươi, thậm chí trứng vừa lấy trong tủ lạnh ra cho trực tiếp vào nồi trên bếp. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nổ vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột, thất thoát thực phẩm, hỏng trứng, mà còn gây khả năng bỏng do nước sôi té lên.

Cách tốt nhất để luộc trứng là cho trứng vào nồi khi nước nguội và đun lửa nhỏ 3-4 phút sau đó mới đun lửa vừa cho đến khi chín. Vớt trứng ra cho nguội bớt, hoặc ngâm nước sôi nguội trong 3-5 phút trước khi ăn.

Luộc trứng sai cách cực hại sức khỏe, nhiều người không biết vẫn vô tư làm - 2

Những sai lầm cần tránh khi ăn trứng

Ăn trứng sống, trứng chưa chín kỹ

Một số người nghĩ rằng, ăn trứng sống sẽ dưỡng phổi và giọng trở nên dễ nghe. Trên thực tế, ăn trứng sống không những không vệ sinh, dễ nhiễm trùng mà còn ít có dinh dưỡng.

Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng, toàn thân yếu ớt, đau cơ, viêm da, rụng lông mày. Cấu trúc protein trong trứng sống rất chặt chẽ và có chứa antitrypsin, phần lớn không được cơ thể hấp thụ, chỉ có protein sau khi được nấu chín mới có lợi hơn cho cơ thể.

Đặc biệt với những người đang sốt hoặc khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng sống, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Bởi trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.

Ăn quá 3 quả/ngày

Do thích món trứng nên nhiều người thường ăn vượt mức cho phép mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Trong khi đó, cơ thể không nên hấp thụ quá 300 miligram cholesterol mỗi ngày.

Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.

Ăn trứng với thịt ngỗng, thịt thỏ

Nhiều món ăn không thể kết hợp với trứng vì sẽ gây hại. Chẳng hạn trứng không thể kết hợp cùng thịt ngỗng và thịt thỏ. Bởi cả thịt thỏ, thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn và chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.

Ăn trứng với đậu nành

Trứng và đậu nành không thể ăn cùng nhau, bởi protein trong trứng khi kết hợp cùng trypsin trong sữa đậu nành sẽ gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ chất đạm của cơ thể, đồng thời cũng làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sữa và trứng.

Ăn trứng với hồng

Ăn hồng cùng lúc hoặc ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.
 
Bên trên