Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Uống thừa hay thiếu nước đều không tốt. Nếu uống quá nhiều nước sẽ gây ra tình trạng ngộ độc. Còn uống thiếu nước, có thể sẽ tích tụ độc tố thay vì đào thải chúng.
Uống nước thanh lọc cơ thể là cách đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Nước trong cơ thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó bao gồm cả việc vận chuyển chất thải ra khỏi tế bào và hòa tan, làm loãng chúng. Bên cạnh đó, thận sẽ lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn khi bạn uống đủ nước.
Nếu có thể không có đủ lượng nước cần thiết, chất thải trong cơ thể sẽ không được loại bỏ một cách hiệu quả như bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ tích tụ độc tố thay vì đào thải chúng.
Ảnh minh họa
5 khung giờ nên bổ sung nước để đào thải độc tố
Khung giờ 6h30 - 7h sáng
Sau một giấc ngủ dài, cơ thể không được cung cấp nước. Đồng thời, các chất thải đang đọng nhiều trong gan, thận. Vì vậy việc uống một cốc nước ấm lúc này là cần thiết, vừa giúp giải khát, vừa cải thiện sự trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động.
Uống nước vào thời điểm này cũng giúp làm giảm táo bón, thải bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, phòng chống bệnh cao huyết áp, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và chảy máu não.
Khung giờ 8h - 9h sáng
Để bắt đầu làm việc và học tập, bạn nên bổ sung một ly nước để giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn hơn, sẵn sàng cho những hoạt động trong ngày của bản thân. Đây cũng là thời điểm "vàng" để thải độc cho đường tiêu hóa, đồng thời giúp dạ dày làm việc tốt hơn.
Khung giờ 13h - 14h
Đây là lúc bữa trưa đã hoàn tất, nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào công việc. Lúc này, việc uống một công nước sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm gánh nặng dạ dày, mang lại rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kể tới các tác dụng: hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng, thải độc cho gan thận, cấp độ ẩm cho da và giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
Khung giờ 16h - 17h
Sau một thời gian dài học tập hoặc làm việc, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời không ít người có cảm giác đói. Bổ sung một cốc nước cho cơ thể vào cuối giờ chiều sẽ làm giảm đi những vấn đề đó nhanh chóng. Đối với những người ăn kiêng, giảm cân thì hoạt động này sẽ có tác dụng giảm sự thèm ăn, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hữu hiệu.
Khung giờ 21h -22h
Uống nhiều nước vào buổi tối không tốt cho sức khỏe, nhưng cơ thể vẫn cần một lượng nước vừa phải để đảm bảo cho hoạt động bài tiết diễn ra khi đang ngủ. Vì vậy khoảng 1-2 tiếng trước khi vào giấc đêm, bạn nên uống khoảng 250ml đối với người trưởng thành. Hành động này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn mất nước vào ban đêm và giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ảnh minh họa
Lưu ý uống nước đúng cách
Thay vì lấy nước xong sau đó đứng uống ngay thì bạn nên ngồi xuống để uống. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, hạn chế việc tích tụ chất lỏng làm gây ra các vấn đề về xương khớp.
Không những thế, việc ngồi khi uống còn giúp cơ thể thư giãn các dây thần kinh, thận cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Uống nước thanh lọc cơ thể là cách đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Nước trong cơ thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó bao gồm cả việc vận chuyển chất thải ra khỏi tế bào và hòa tan, làm loãng chúng. Bên cạnh đó, thận sẽ lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn khi bạn uống đủ nước.
Nếu có thể không có đủ lượng nước cần thiết, chất thải trong cơ thể sẽ không được loại bỏ một cách hiệu quả như bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ tích tụ độc tố thay vì đào thải chúng.
Ảnh minh họa
5 khung giờ nên bổ sung nước để đào thải độc tố
Khung giờ 6h30 - 7h sáng
Sau một giấc ngủ dài, cơ thể không được cung cấp nước. Đồng thời, các chất thải đang đọng nhiều trong gan, thận. Vì vậy việc uống một cốc nước ấm lúc này là cần thiết, vừa giúp giải khát, vừa cải thiện sự trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động.
Uống nước vào thời điểm này cũng giúp làm giảm táo bón, thải bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, phòng chống bệnh cao huyết áp, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và chảy máu não.
Khung giờ 8h - 9h sáng
Để bắt đầu làm việc và học tập, bạn nên bổ sung một ly nước để giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn hơn, sẵn sàng cho những hoạt động trong ngày của bản thân. Đây cũng là thời điểm "vàng" để thải độc cho đường tiêu hóa, đồng thời giúp dạ dày làm việc tốt hơn.
Khung giờ 13h - 14h
Đây là lúc bữa trưa đã hoàn tất, nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào công việc. Lúc này, việc uống một công nước sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm gánh nặng dạ dày, mang lại rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kể tới các tác dụng: hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng, thải độc cho gan thận, cấp độ ẩm cho da và giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
Khung giờ 16h - 17h
Sau một thời gian dài học tập hoặc làm việc, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời không ít người có cảm giác đói. Bổ sung một cốc nước cho cơ thể vào cuối giờ chiều sẽ làm giảm đi những vấn đề đó nhanh chóng. Đối với những người ăn kiêng, giảm cân thì hoạt động này sẽ có tác dụng giảm sự thèm ăn, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hữu hiệu.
Khung giờ 21h -22h
Uống nhiều nước vào buổi tối không tốt cho sức khỏe, nhưng cơ thể vẫn cần một lượng nước vừa phải để đảm bảo cho hoạt động bài tiết diễn ra khi đang ngủ. Vì vậy khoảng 1-2 tiếng trước khi vào giấc đêm, bạn nên uống khoảng 250ml đối với người trưởng thành. Hành động này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn mất nước vào ban đêm và giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ảnh minh họa
Lưu ý uống nước đúng cách
Thay vì lấy nước xong sau đó đứng uống ngay thì bạn nên ngồi xuống để uống. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, hạn chế việc tích tụ chất lỏng làm gây ra các vấn đề về xương khớp.
Không những thế, việc ngồi khi uống còn giúp cơ thể thư giãn các dây thần kinh, thận cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.