Nguyệt Phan
Well-known member
Lương ngành Kỹ thuật hàng không được cho là cao, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh còn hạn chế, quá trình đào tạo dài, công việc áp lực khiến giới trẻ ít chọn, dẫn đến thiếu hụt nhân lực.
Kỹ thuật hàng không là ngành cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng máy bay.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết nhân sự trong ngành này có thể nhận mức lương từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng với trình độ sơ đẳng, làm các công việc đơn giản như thay dầu, lốp máy bay. Với người có chứng nhận B1, B2 (chứng chỉ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay) và có thể ký xác nhận sau khi hoàn thành công việc bảo dưỡng, mức lương lên đến 50 triệu đồng, thậm chí cao hơn.
Dù được coi là ngành lương cao nhưng Kỹ thuật hàng không rất thiếu nhân lực, trong bối cảnh ngành này hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, việc đào tạo có hạn vì là ngành đặc thù, học phí cao, thời gian đào tạo dài.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, chia sẻ về nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, so với thời điểm trước Covid-19 (năm 2019), thị trường vận tải hàng không năm nay tăng 1% về số hành khách và 14,8% về hàng hóa. Trong đó, vận chuyển nội địa đã tăng vượt năm 2019. Dự báo đến cuối năm nay, thị trường quốc tế cũng phục hồi tương đương trước đại dịch.
Tại hội thảo về đào tạo và nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không do Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức ngày 23/5, ông Trọng cho biết Việt Nam hiện có 13 hãng hàng không với gần 280 tàu bay, 15 công ty về kỹ thuật - bảo dưỡng. Dù vậy, với cơ sở hạ tầng hiện tại, Việt Nam chỉ có duy nhất công ty VAECO của Vietnam Airlines có năng lực bảo dưỡng tàu bay ở mức không hạn chế. Phần lớn hãng hàng không phải mang tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng.
Dự án sân bay Long Thành đang được thực hiện dành 16 hecta để xây dựng 16 hangar (xưởng máy bay), các hãng hàng không cũng đều có kế hoạch phát triển đội tàu bay.
"Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không hiện rất lớn", ông Trọng nói.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết đơn vị này cần tuyển bổ sung 100 kỹ sư mỗi năm cho công ty bảo dưỡng máy bay. Khi cơ sở bảo dưỡng ở Long Thành đi vào hoạt động, số kỹ sư cần tuyển có thể gấp đôi hay gấp ba.
"Việt Nam không có thống kê tổng thể số lượng kỹ sư hàng không còn thiếu nhưng toàn thị trường Đông Nam Á trong 20 năm tới cần bổ sung khoảng 60.000 nhân viên kỹ thuật bởi số lượng máy bay sẽ tăng trưởng gần như gấp đôi", ông Thắng nói.
Sinh viên USTH đi thực tập tại công ty VAECO. Ảnh: Minh Đức/USTH
Tình trạng "khát" nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không khó có thể giải quyết sớm. Việt Nam có một vài trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không nhưng số tuyển sinh ít, như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (40 sinh viên mỗi năm), Bách khoa Hà Nội (50), Bách khoa TP HCM (100), Học viện Hàng không Việt Nam (140).
PGS.TS Ngô Quang Minh, Phó trưởng khoa Hàng không, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết trường hợp tác với Vietnam Airlines, Viện Vũ trụ Hàng không Pháp (IAS) trong đào tạo cùng sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Airbus, nhưng không thể tuyển sinh nhiều hơn do những yêu cầu đặc thù của chương trình đào tạo.
Ngành này cũng khó thu hút thí sinh do là ngành hẹp, ít lựa chọn nghề nghiệp khi ra trường. Học phí cao có thể cũng là rào cản. như tại USTH, học phí là 100 triệu đồng một năm, gấp đôi các ngành khác.
Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết ngoài thời gian học trong trường đại học, nhân viên bảo dưỡng máy bay muốn có chứng nhận B1, B2 phải được đào tạo thêm 4-5 năm nữa. Để làm việc độc lập, được đứng ra ký sổ bảo dưỡng tàu bay, họ phải học hành với thời gian tương đương bác sĩ.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại hội thảo, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm
Lương cao nhưng áp lực lớn cũng khiến ngành Kỹ thuật hàng không chưa thu hút. Ông Tạ Minh Trọng nhấn mạnh bảo dưỡng máy bay là lao động đặc thù, làm việc trong môi trường kỷ luật cao với những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe về kiến thức, sức khỏe.
"Chẳng hạn, các bạn tưởng tượng suốt mùa hè phải làm việc dưới mức nhiệt lên tới 50-60 độ C", ông Trọng ví dụ.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam nói không muốn vẽ ra "viễn cảnh màu hồng" để thu hút sinh viên nhằm bù đắp nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không. Tuy nhiên, ông khẳng định những sinh viên có đam mê, kiên trì theo đuổi sẽ có cơ hội nghề nghiệp lớn với mức lương hấp dẫn.
Ngoài làm việc trong nước, sinh viên có thể ra nước ngoài nếu trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt bởi thiếu hụt nhân lực Kỹ thuật hàng không là vấn đề toàn cầu sau đại dịch Covid-19, theo ông Trọng.
Kỹ thuật hàng không là ngành cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng máy bay.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết nhân sự trong ngành này có thể nhận mức lương từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng với trình độ sơ đẳng, làm các công việc đơn giản như thay dầu, lốp máy bay. Với người có chứng nhận B1, B2 (chứng chỉ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay) và có thể ký xác nhận sau khi hoàn thành công việc bảo dưỡng, mức lương lên đến 50 triệu đồng, thậm chí cao hơn.
Dù được coi là ngành lương cao nhưng Kỹ thuật hàng không rất thiếu nhân lực, trong bối cảnh ngành này hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, việc đào tạo có hạn vì là ngành đặc thù, học phí cao, thời gian đào tạo dài.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, chia sẻ về nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, so với thời điểm trước Covid-19 (năm 2019), thị trường vận tải hàng không năm nay tăng 1% về số hành khách và 14,8% về hàng hóa. Trong đó, vận chuyển nội địa đã tăng vượt năm 2019. Dự báo đến cuối năm nay, thị trường quốc tế cũng phục hồi tương đương trước đại dịch.
Tại hội thảo về đào tạo và nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không do Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức ngày 23/5, ông Trọng cho biết Việt Nam hiện có 13 hãng hàng không với gần 280 tàu bay, 15 công ty về kỹ thuật - bảo dưỡng. Dù vậy, với cơ sở hạ tầng hiện tại, Việt Nam chỉ có duy nhất công ty VAECO của Vietnam Airlines có năng lực bảo dưỡng tàu bay ở mức không hạn chế. Phần lớn hãng hàng không phải mang tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng.
Dự án sân bay Long Thành đang được thực hiện dành 16 hecta để xây dựng 16 hangar (xưởng máy bay), các hãng hàng không cũng đều có kế hoạch phát triển đội tàu bay.
"Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không hiện rất lớn", ông Trọng nói.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết đơn vị này cần tuyển bổ sung 100 kỹ sư mỗi năm cho công ty bảo dưỡng máy bay. Khi cơ sở bảo dưỡng ở Long Thành đi vào hoạt động, số kỹ sư cần tuyển có thể gấp đôi hay gấp ba.
"Việt Nam không có thống kê tổng thể số lượng kỹ sư hàng không còn thiếu nhưng toàn thị trường Đông Nam Á trong 20 năm tới cần bổ sung khoảng 60.000 nhân viên kỹ thuật bởi số lượng máy bay sẽ tăng trưởng gần như gấp đôi", ông Thắng nói.
Sinh viên USTH đi thực tập tại công ty VAECO. Ảnh: Minh Đức/USTH
Tình trạng "khát" nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không khó có thể giải quyết sớm. Việt Nam có một vài trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không nhưng số tuyển sinh ít, như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (40 sinh viên mỗi năm), Bách khoa Hà Nội (50), Bách khoa TP HCM (100), Học viện Hàng không Việt Nam (140).
PGS.TS Ngô Quang Minh, Phó trưởng khoa Hàng không, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết trường hợp tác với Vietnam Airlines, Viện Vũ trụ Hàng không Pháp (IAS) trong đào tạo cùng sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Airbus, nhưng không thể tuyển sinh nhiều hơn do những yêu cầu đặc thù của chương trình đào tạo.
Ngành này cũng khó thu hút thí sinh do là ngành hẹp, ít lựa chọn nghề nghiệp khi ra trường. Học phí cao có thể cũng là rào cản. như tại USTH, học phí là 100 triệu đồng một năm, gấp đôi các ngành khác.
Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết ngoài thời gian học trong trường đại học, nhân viên bảo dưỡng máy bay muốn có chứng nhận B1, B2 phải được đào tạo thêm 4-5 năm nữa. Để làm việc độc lập, được đứng ra ký sổ bảo dưỡng tàu bay, họ phải học hành với thời gian tương đương bác sĩ.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại hội thảo, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm
Lương cao nhưng áp lực lớn cũng khiến ngành Kỹ thuật hàng không chưa thu hút. Ông Tạ Minh Trọng nhấn mạnh bảo dưỡng máy bay là lao động đặc thù, làm việc trong môi trường kỷ luật cao với những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe về kiến thức, sức khỏe.
"Chẳng hạn, các bạn tưởng tượng suốt mùa hè phải làm việc dưới mức nhiệt lên tới 50-60 độ C", ông Trọng ví dụ.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam nói không muốn vẽ ra "viễn cảnh màu hồng" để thu hút sinh viên nhằm bù đắp nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không. Tuy nhiên, ông khẳng định những sinh viên có đam mê, kiên trì theo đuổi sẽ có cơ hội nghề nghiệp lớn với mức lương hấp dẫn.
Ngoài làm việc trong nước, sinh viên có thể ra nước ngoài nếu trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt bởi thiếu hụt nhân lực Kỹ thuật hàng không là vấn đề toàn cầu sau đại dịch Covid-19, theo ông Trọng.