Lương giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Dự kiến tăng từ 1/7/2024

tran hương

Well-known member
Lương giáo viên là chủ đề được nhiều người quan tâm. Sau nhiều lần điều chỉnh, giáo viên hiện nay đang được trả mức lương bao nhiêu và sẽ có những thay đổi gì đáng chú ý về lương giáo viên trong thời gian tới? Mời quý khách theo dõi bài viết từ EBH để biết thêm chi tiết.

Lương giáo viên sẽ được tính dựa theo từng cấp dạy đảm nhiệm


Lương giáo viên sẽ được tính dựa theo từng cấp dạy đảm nhiệm


1. Lương giáo viên hiện nay là bao nhiêu?
Lương giáo viên là số tiền mà giáo viên nhận được hàng tháng trong việc thực hiện công việc giảng dạy và quản lý giáo dục.

Hiện nay, theo trang tìm kiếm việc làm và tuyển dụng tại Việt Nam thì mức lương trung bình cho giáo viên ở Việt Nam là 8.066.788 đồng mỗi tháng. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin từ cơ quan quản lý giáo dục hoặc trường học nơi họ đang công tác để biết chính xác mức lương của giáo viên đang làm việc.

Cách tính lương giáo viên: Lương giáo viên sẽ được tính toán dựa theo từng cấp dạy mà giáo viên đảm nhiệm và cách tính lương giáo viên theo công thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ở thời điểm hiện tại:

Lương của giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Số tiền được hưởng theo diện phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp được hưởng theo thâm niên làm việc – Phụ phí đóng cho Bảo hiểm xã hội.

Theo đó: Hệ số lương sẽ khác nhau theo từng cấp dạy. Và mức lương cơ sở mới nhất được áp dụng từ 01/7/2023 là 1.800.000đ (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Dưới đây là bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm năm 2024 được áp dụng đến trước ngày 01/7/2024, Cụ thể:

Bảng lương giáo viên mầm non trước 01/7/2024


Bảng lương giáo viên mầm non trước 01/7/2024

(1) Lương giáo viên mầm non: Quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên mầm non được chia bậc như sau:

  • Giáo viên mầm non hạng III (Mã số V.07.02.26): Hệ số lương từ 2,10 đến 4,89 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0).
  • Giáo viên mầm non hạng II (Mã số V.07.02.25): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
  • Giáo viên mầm non hạng I (Mã số V.07.02.24): Hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
Bảng lương giáo viên tiểu học trước ngày 01/7/2024


Bảng lương giáo viên tiểu học trước ngày 01/7/2024

(2) Lương giáo viên Tiểu học: Theo Điều 8, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên tiểu học được chia bậc như sau:

  • Giáo viên tiểu học hạng III (Mã số V.07.03.29): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
  • Giáo viên tiểu học hạng II (Mã số V.07.03.28): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
  • Giáo viên tiểu học hạng I (Mã số V.07.03.27: Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1).
Bảng lương giáo viên THCS trước 01/7/2024


Bảng lương giáo viên THCS trước 01/7/2024

(3) Lương giáo viên trung học cơ sở (THCS): Quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên trung học cơ sở được chia bậc như sau:

  • Giáo viên trung học cơ sở hạng III (Mã số V.07.04.32): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng II (Mã số V.07.04.31): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng I (Mã số V.07.04.30): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1).
Bảng lương giáo viên THPT trước 01/7/2024


Bảng lương giáo viên THPT trước 01/7/2024

(4) Lương giáo viên trung học phổ thông (THPT): Quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên trung học phổ thông được chia bậc như sau:

  • Giáo viên trung học phổ thông hạng III (Mã số V.07.05.15): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).
  • Giáo viên trung học phổ thông hạng II (Mã số V.07.05.14): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).
  • Giáo viên trung học phổ thông hạng I (Mã số V.07.05.13): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1)
Mức lương giáo viên áp dụng từ ngày 01/7/2024


Mức lương giáo viên được tăng thêm từ 01/7/2024

2. Mức lương giáo viên mới được áp dụng từ 01/7/2024
Năm 2024, theo Nghị quyết số 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương cho giáo viên từ ngày 01/7/2024. Dự kiến, mức lương thấp nhất của giáo viên không thấp hơn mức 4.680.000 đồng/tháng.

Hiện nay, với cách tính lương giáo viên dựa theo hệ số lương và mức lương cơ sở, lương giáo viên theo vị trí việc làm thấp nhất đang là 3.348.000 đồng/tháng (áp dụng với giáo viên mầm non hạng IV).

Về cơ cấu tiền lương giáo viên năm 2024 được xây dựng mới gồm:

  • Lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ tiền lương.
  • Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ tiền lương; bổ sung tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ lương.
Lưu ý: Mức tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Từ 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Và đến năm 2025, mức lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương tối thiểu bình quân các vùng theo khu vực.

Bên cạnh đó, từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Đồng thời, mức lương trung bình của các bộ, công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Được biết với hệ số 2,34 thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, tiền lương trung bình của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến sẽ tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…

Phụ cấp là một phần thu nhập ngoài lương giáo viên


Phụ cấp là một phần thu nhập ngoài lương giáo viên

2.1 Các khoản phụ cấp dành cho giáo viên
Dưới đây là tổng hợp các loại phụ cấp dành cho giáo viên mới nhất trong năm 2024.

(1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên: Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề dành cho giáo viên.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề này được tính theo công thức cụ thể: Mức phụ cấp ưu đãi = Mức lương cơ sở x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

(2) Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân: Đây là mức phụ cấp dựa theo quy định trong Nghị định 113/2015/NĐ-CP. Theo quy định này, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù với cách tính như sau:

Mức phụ cấp đặc thù = 10% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.

(3) Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn: Được quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, hai loại phụ cấp dành riêng cho các đối tượng trong công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Phụ cấp lưu động: Được áp dụng cho giáo viên phụ trách xóa mù chữ và phổ cập giáo dục phải di chuyển thường xuyên giữa các thôn. Mức phụ cấp lưu động tính bằng 0,2 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Dành cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. Mức phụ cấp này tính bằng 50% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung.

(4) Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên: Mức phụ cấp này có thể tăng theo từng giai đoạn khác nhau. Đây được xem là một phần thưởng động viên cho sự đóng góp lâu dài và kinh nghiệm tích lũy của những nhà giáo đã dành nhiều năm trong nghề.

Trên đây là những thông tin về mức lương giáo viên năm 2024. Trong thời gian sắp tới, Bảo hiểm xã hội điện tử EBH sẽ tiếp tục cập nhật những thay đổi mới nhất về mức lương giáo viên theo các vị trí việc làm dự kiến sẽ điều chỉnh từ ngày 01/7/2024 tới đây.
 
Bên trên