tran hương
Well-known member
Khi màn đêm buông xuống, những người chinh phục Everest nghe thấy âm thanh đáng sợ như tiếng rên rỉ.
Dave Hahn, nhà thám hiểm người Mỹ từng 15 lần chinh phục Everest, kể liên tục nghe thấy những tiếng động lớn như tiếng nổ hay đá rơi ở nhiều khu vực trong các lần leo núi. Nhiều người khác cũng xác nhận những tiếng động lạ có thể nghe thấy từ khoảng cách rất xa.
Từ năm 2018, Evgeny Podolskiy, nhà nghiên cứu sông băng thuộc Trung tâm nghiên cứu Bắc Cực, Đại học Hokkaido cùng nhóm của mình đã thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên đến Everest để tìm ra nguyên nhân của tiếng động. Khi dựng trại ở khu vực sông băng Trakarding Trambau, nằm ở độ cao khoảng 4.800 m so với mực nước biển, tầm nhìn ra đỉnh Everest, nhà nghiên cứu cũng xác nhận nghe thấy hiện tượng này.
Nhóm sử dụng các cảm biến địa chấn, tương tự loại dùng để đo động đất, nhằm thu thập dữ liệu về độ rung của sông băng. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh lạ và sự giảm nhiệt độ sau khi Mặt Trời lặn.
"Sông băng xuất hiện các vết nứt nhiệt vào đêm, từ đó tạo ra tiếng nổ", Podolskiy nói.
Nhà leo núi người Nepal trên đường leo Everest. Ảnh: DW
Ban ngày, nhóm nghiên cứu chỉ cần mặc áo phông nhưng khi đêm xuống, nhiệt độ giảm tới âm 15 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ gây ra hiện tượng băng vỡ cộng hưởng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên Everest góp phần khuếch đại âm thanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra băng "rất nhạy cảm" với sự thay đổi nhiệt độ này.
Không chỉ giải đáp bí ẩn về tiếng ồn kỳ lạ, nghiên cứu còn cho thấy sự thay đổi của sông băng khi Trái Đất ấm lên vì biến đổi khí hậu.
Dãy Himalaya được mệnh danh là "cực thứ ba" vì có nhiều nước ngọt nhưng biến đổi khí hậu khiến sông băng tan nhanh hơn trước. Trái Đất ấm vào ban ngày, đột ngột giảm nhiệt độ vào ban đêm làm băng vỡ nhanh hơn. Bên cạnh những tiếng nổ kỳ lạ, điều này còn có thể tạo ra động đất, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống gần đó.
Ở độ cao 8.848 m so với mực nước biển, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Kể từ những năm 1920, 330 nhà leo núi đã thiệt mạng khi chinh phục "nóc nhà thế giới", 200 xác chết hiện vẫn nằm lại trên đường lên đỉnh. Cuối tháng 4, mùa leo Everest năm nay chính thức bắt đầu với 478 nhà leo núi được cấp giấy phép, ít hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm nay, các nhà leo núi phải gắn chip điện tử để phục vụ công tác cứu hộ. Đây cũng là năm đầu tiên người leo Everest phải mang theo túi phân để tự đưa chất thải của mình xuống núi sau hành trình.
Dave Hahn, nhà thám hiểm người Mỹ từng 15 lần chinh phục Everest, kể liên tục nghe thấy những tiếng động lớn như tiếng nổ hay đá rơi ở nhiều khu vực trong các lần leo núi. Nhiều người khác cũng xác nhận những tiếng động lạ có thể nghe thấy từ khoảng cách rất xa.
Từ năm 2018, Evgeny Podolskiy, nhà nghiên cứu sông băng thuộc Trung tâm nghiên cứu Bắc Cực, Đại học Hokkaido cùng nhóm của mình đã thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên đến Everest để tìm ra nguyên nhân của tiếng động. Khi dựng trại ở khu vực sông băng Trakarding Trambau, nằm ở độ cao khoảng 4.800 m so với mực nước biển, tầm nhìn ra đỉnh Everest, nhà nghiên cứu cũng xác nhận nghe thấy hiện tượng này.
Nhóm sử dụng các cảm biến địa chấn, tương tự loại dùng để đo động đất, nhằm thu thập dữ liệu về độ rung của sông băng. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh lạ và sự giảm nhiệt độ sau khi Mặt Trời lặn.
"Sông băng xuất hiện các vết nứt nhiệt vào đêm, từ đó tạo ra tiếng nổ", Podolskiy nói.
Nhà leo núi người Nepal trên đường leo Everest. Ảnh: DW
Ban ngày, nhóm nghiên cứu chỉ cần mặc áo phông nhưng khi đêm xuống, nhiệt độ giảm tới âm 15 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ gây ra hiện tượng băng vỡ cộng hưởng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên Everest góp phần khuếch đại âm thanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra băng "rất nhạy cảm" với sự thay đổi nhiệt độ này.
Không chỉ giải đáp bí ẩn về tiếng ồn kỳ lạ, nghiên cứu còn cho thấy sự thay đổi của sông băng khi Trái Đất ấm lên vì biến đổi khí hậu.
Dãy Himalaya được mệnh danh là "cực thứ ba" vì có nhiều nước ngọt nhưng biến đổi khí hậu khiến sông băng tan nhanh hơn trước. Trái Đất ấm vào ban ngày, đột ngột giảm nhiệt độ vào ban đêm làm băng vỡ nhanh hơn. Bên cạnh những tiếng nổ kỳ lạ, điều này còn có thể tạo ra động đất, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống gần đó.
Ở độ cao 8.848 m so với mực nước biển, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Kể từ những năm 1920, 330 nhà leo núi đã thiệt mạng khi chinh phục "nóc nhà thế giới", 200 xác chết hiện vẫn nằm lại trên đường lên đỉnh. Cuối tháng 4, mùa leo Everest năm nay chính thức bắt đầu với 478 nhà leo núi được cấp giấy phép, ít hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm nay, các nhà leo núi phải gắn chip điện tử để phục vụ công tác cứu hộ. Đây cũng là năm đầu tiên người leo Everest phải mang theo túi phân để tự đưa chất thải của mình xuống núi sau hành trình.