Thanh Thúy
Well-known member
Thời gian gần đây, thị trường xe trong nước chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu xe tới từ Trung Quốc, tuy nhiên tính tới hiện tại doanh số của các mẫu xe này vẫn chưa phát triển đột phá. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, lượng xe Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang có dấu hiệu tăng đột biến.
Điều này, khiến nhiều người thắc mắc vậy tại sao xe Trung Quốc bán chưa thực sự tốt, tuy nhiên lại có lượng nhập khẩu tăng mạnh?
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 21.948 xe nguyên chiếc từ Trung Quốc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Con số ấn tượng này cho thấy sức hút mạnh mẽ của xe hơi Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động.
"Làn sóng" xe hơi Trung Quốc thực chất đã bắt đầu từ năm 2023, với sự xuất hiện của những cái tên mới như MG, Wuling hay GWM. Tuy nhiên, năm 2024 mới thực sự là năm bùng nổ, khi những "ông lớn" như BYD, Geely (với Zeekr, Lynk & Co, Volvo) và GAC đồng loạt "gia nhập cuộc chơi".
Sự đa dạng của các thương hiệu và mẫu mã là điểm nhấn của làn sóng này. Từ những mẫu xe giá rẻ, phù hợp với người dân có thu nhập thấp cho đến những dòng xe điện cao cấp như Zeekr đều được đưa về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Không chỉ nhập khẩu xe nguyên chiếc, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đang tích cực đầu tư vào lắp ráp và sản xuất ngay tại Việt Nam. Dự án nhà máy của Tasco Auto và Geely tại Thái Bình là một ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, con đường chinh phục thị trường Việt Nam của xe hơi Trung Quốc không phải không có chông gai. Họ phải vượt qua rào cản tâm lý về chất lượng, xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng, đồng thời cạnh tranh quyết liệt với các "ông lớn" đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc...
Điều này, khiến nhiều người thắc mắc vậy tại sao xe Trung Quốc bán chưa thực sự tốt, tuy nhiên lại có lượng nhập khẩu tăng mạnh?
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 21.948 xe nguyên chiếc từ Trung Quốc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Con số ấn tượng này cho thấy sức hút mạnh mẽ của xe hơi Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động.
"Làn sóng" xe hơi Trung Quốc thực chất đã bắt đầu từ năm 2023, với sự xuất hiện của những cái tên mới như MG, Wuling hay GWM. Tuy nhiên, năm 2024 mới thực sự là năm bùng nổ, khi những "ông lớn" như BYD, Geely (với Zeekr, Lynk & Co, Volvo) và GAC đồng loạt "gia nhập cuộc chơi".
Sự đa dạng của các thương hiệu và mẫu mã là điểm nhấn của làn sóng này. Từ những mẫu xe giá rẻ, phù hợp với người dân có thu nhập thấp cho đến những dòng xe điện cao cấp như Zeekr đều được đưa về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Không chỉ nhập khẩu xe nguyên chiếc, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đang tích cực đầu tư vào lắp ráp và sản xuất ngay tại Việt Nam. Dự án nhà máy của Tasco Auto và Geely tại Thái Bình là một ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, con đường chinh phục thị trường Việt Nam của xe hơi Trung Quốc không phải không có chông gai. Họ phải vượt qua rào cản tâm lý về chất lượng, xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng, đồng thời cạnh tranh quyết liệt với các "ông lớn" đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc...