Võ Xuân Trường
Well-known member
Lý do không được mang đồ ăn, thức uống từ ngoài vào nhà hàng
Nhiều nhà hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới có quy định cấm hoặc tính phí cao nếu thực khách muốn mang đồ ăn, thức uống từ ngoài vào để sử dụng.
Mới đây mạng xã hội lan truyền thông tin thực khách bị hành hung tại cửa hàng bánh mì Nguyên Sinh trên phố Lý Quốc Sư, thuộc phường Hàng Trống, Hà Nội.
Theo đó, thực khách mang theo một chai nước mà không biết quy định không mang đồ uống từ bên ngoài vào của quán. Nhân viên ở quán nhắc nhở, chỉ trích… khách dẫn đến xô xát. Công an đã vào cuộc và lập hồ sơ xử lý nhân viên cửa hàng bánh mì.
Dù vậy, để tránh những sự cố hay tranh cãi không đáng có, thực khách cần nắm một số quy định liên quan đến dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn…
Tại sao nhà hàng hạn chế mang đồ ăn từ ngoài vào?
Hiện nay, nhiều nhà hàng hạn chế cho thực khách mang đồ ăn, thức uống được mua hoặc mang từ nơi khác vào để sử dụng bên trong nhà hàng. Tùy theo quy định, nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể cấm, tính phí hoặc không tính phí cho thức ăn, uống mang từ ngoài vào.
Quy định này hiện đã không còn xa lạ đối với thực khách Việt Nam hay tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra không hài lòng khi nhân viên đề nghị không được sử dụng, hoặc phải trả phí khi sử dụng đồ ăn mang theo vào nhà hàng.
Nhà hàng được phép tính phí đồ ăn khi khách mang từ bên ngoài vào sử dụng. Ảnh: Chí Long
Trên thực tế, việc áp dụng tính phí được cho là hợp lý. Bởi lẽ, chi phí này có thể bù một phần vào chi phí cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ thực khách ăn uống tại nhà hàng.
Chưa kể, nhà hàng phải gánh chịu rủi ro nếu đồ ăn mà thực khách mang vào kém vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra các loại ngộ độc, dị ứng... gây ảnh hưởng đến tiếng tăm và hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Cũng bởi lý do này, nhiều nhà hàng thậm chí không cho phép thực khách mang đồ ăn thức uống từ ngoài vào dù sẵn sàng trả phí.
Ngoài ra, nếu áp dụng tính phí, nhà hàng phải đối mặt với một số rủi ro như mất khách vì không đồng tình với quy định thu tiền của nhà hàng, tranh cãi... Ở một số trường hợp, thực khách còn tố nhà hàng chặt chém khi thu tiền đồ ăn thức uống mang vào, gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà hàng.
Thông thường, việc tính phí đồ ăn, thức uống mang vào thường áp dụng cho các nhà hàng quy mô lớn, sang trọng, có thương hiệu. Bởi lẽ, đầu bếp này không muốn chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không thuộc phạm vi quản lý và cung cấp của nhà hàng.
Các nhà hàng bình dân, quy mô nhỏ thường chấp nhận việc mang đồ ăn bên ngoài vào mà không tính phí. Tuy nhiên hiện nay, cũng có nhiều nhà hàng, quán ăn bình dân tính phí đồ ăn thức uống để hạn chế thực khách tự mang theo, ảnh hưởng đến doanh thu của quán.
Thu phí sao cho đúng?
Do việc tính phí là không bắt buộc, không có quy định cụ thể cho nhà hàng thu phí thực khách khi mang đồ ăn, thức uống bên ngoài vào. Tuy nhiên, chủ nhà hàng hoặc quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng để tính phí sao cho phù hợp.
Đầu tiên, nếu áp dụng tính phí hoặc cấm thực khách mang đồ ăn, thức uống từ bên ngoài vào sử dụng, nhà hàng cần thông báo trước về quy định trước khi thực khách dùng bữa. Điều này có thể giúp nhà hàng tránh khỏi những đôi co, cãi vã khi thực khách không biết quy định, không muốn trả phí. Mặt khác, thực khách sẽ không cảm thấy bị lừa nếu phải trả phí sau khi ăn.
Nhà hàng đặt ra các mức phí khác nhau khi thực khách mang đồ ăn từ ngoài vào. Ảnh: Kirsten Gilliam
Thông thường, nhiều nhà hàng sẽ áp dụng một mức phí cụ thể chung, theo đầu người hoặc theo tỉ lệ % giá món ăn/đồ uống tại quán (nếu có) mà thực khách mang theo. Tuy nhiên, mức phí này sẽ không quá cao, tránh gây khó chịu cho khách hàng. Việc tính phí được thông báo trước cho khách hàng trước khi áp dụng.
Cụ thể, một số nhà hàng áp dụng mức phí 100.000-200.000 đồng/bàn, không giới hạn số món và số lượng khách. Một số nhà hàng tính phí 20.000-50.000 đồng/khách, hoặc 10-15% tổng hóa đơn thanh toán.
Đối với một số mặt hàng đặc biệt như rượu, nhiều nhà hàng tính phí bằng 15% đến 20% tùy loại rượu, dựa trên giá rượu tương đương được bán tại nhà hàng. Phí này bao gồm dịch vụ khui rượu, ly uống, bình đựng, đá uống rượu... trong bữa ăn.
Nhiều nhà hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới có quy định cấm hoặc tính phí cao nếu thực khách muốn mang đồ ăn, thức uống từ ngoài vào để sử dụng.
Mới đây mạng xã hội lan truyền thông tin thực khách bị hành hung tại cửa hàng bánh mì Nguyên Sinh trên phố Lý Quốc Sư, thuộc phường Hàng Trống, Hà Nội.
Theo đó, thực khách mang theo một chai nước mà không biết quy định không mang đồ uống từ bên ngoài vào của quán. Nhân viên ở quán nhắc nhở, chỉ trích… khách dẫn đến xô xát. Công an đã vào cuộc và lập hồ sơ xử lý nhân viên cửa hàng bánh mì.
Dù vậy, để tránh những sự cố hay tranh cãi không đáng có, thực khách cần nắm một số quy định liên quan đến dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn…
Tại sao nhà hàng hạn chế mang đồ ăn từ ngoài vào?
Hiện nay, nhiều nhà hàng hạn chế cho thực khách mang đồ ăn, thức uống được mua hoặc mang từ nơi khác vào để sử dụng bên trong nhà hàng. Tùy theo quy định, nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể cấm, tính phí hoặc không tính phí cho thức ăn, uống mang từ ngoài vào.
Quy định này hiện đã không còn xa lạ đối với thực khách Việt Nam hay tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra không hài lòng khi nhân viên đề nghị không được sử dụng, hoặc phải trả phí khi sử dụng đồ ăn mang theo vào nhà hàng.
Nhà hàng được phép tính phí đồ ăn khi khách mang từ bên ngoài vào sử dụng. Ảnh: Chí Long
Trên thực tế, việc áp dụng tính phí được cho là hợp lý. Bởi lẽ, chi phí này có thể bù một phần vào chi phí cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ thực khách ăn uống tại nhà hàng.
Chưa kể, nhà hàng phải gánh chịu rủi ro nếu đồ ăn mà thực khách mang vào kém vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra các loại ngộ độc, dị ứng... gây ảnh hưởng đến tiếng tăm và hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Cũng bởi lý do này, nhiều nhà hàng thậm chí không cho phép thực khách mang đồ ăn thức uống từ ngoài vào dù sẵn sàng trả phí.
Ngoài ra, nếu áp dụng tính phí, nhà hàng phải đối mặt với một số rủi ro như mất khách vì không đồng tình với quy định thu tiền của nhà hàng, tranh cãi... Ở một số trường hợp, thực khách còn tố nhà hàng chặt chém khi thu tiền đồ ăn thức uống mang vào, gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà hàng.
Thông thường, việc tính phí đồ ăn, thức uống mang vào thường áp dụng cho các nhà hàng quy mô lớn, sang trọng, có thương hiệu. Bởi lẽ, đầu bếp này không muốn chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không thuộc phạm vi quản lý và cung cấp của nhà hàng.
Các nhà hàng bình dân, quy mô nhỏ thường chấp nhận việc mang đồ ăn bên ngoài vào mà không tính phí. Tuy nhiên hiện nay, cũng có nhiều nhà hàng, quán ăn bình dân tính phí đồ ăn thức uống để hạn chế thực khách tự mang theo, ảnh hưởng đến doanh thu của quán.
Thu phí sao cho đúng?
Do việc tính phí là không bắt buộc, không có quy định cụ thể cho nhà hàng thu phí thực khách khi mang đồ ăn, thức uống bên ngoài vào. Tuy nhiên, chủ nhà hàng hoặc quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng để tính phí sao cho phù hợp.
Đầu tiên, nếu áp dụng tính phí hoặc cấm thực khách mang đồ ăn, thức uống từ bên ngoài vào sử dụng, nhà hàng cần thông báo trước về quy định trước khi thực khách dùng bữa. Điều này có thể giúp nhà hàng tránh khỏi những đôi co, cãi vã khi thực khách không biết quy định, không muốn trả phí. Mặt khác, thực khách sẽ không cảm thấy bị lừa nếu phải trả phí sau khi ăn.
Thông thường, nhiều nhà hàng sẽ áp dụng một mức phí cụ thể chung, theo đầu người hoặc theo tỉ lệ % giá món ăn/đồ uống tại quán (nếu có) mà thực khách mang theo. Tuy nhiên, mức phí này sẽ không quá cao, tránh gây khó chịu cho khách hàng. Việc tính phí được thông báo trước cho khách hàng trước khi áp dụng.
Cụ thể, một số nhà hàng áp dụng mức phí 100.000-200.000 đồng/bàn, không giới hạn số món và số lượng khách. Một số nhà hàng tính phí 20.000-50.000 đồng/khách, hoặc 10-15% tổng hóa đơn thanh toán.
Đối với một số mặt hàng đặc biệt như rượu, nhiều nhà hàng tính phí bằng 15% đến 20% tùy loại rượu, dựa trên giá rượu tương đương được bán tại nhà hàng. Phí này bao gồm dịch vụ khui rượu, ly uống, bình đựng, đá uống rượu... trong bữa ăn.