Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Mùi cơ thể của con người có thể thu hút muỗi từ khoảng cách xa 100m.
Trong khi một số người luôn bị muỗi đốt, những người khác lại không hề gặp phiền phức với con côn trùng này. Các nhà khoa học hiện đã giải đáp được lý do người này thu hút muỗi còn người khác lại không.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, cơ thể có mùi sẽ biến bạn thành thỏi nam châm hút muỗi. Những con côn trùng nhỏ có khả năng ngửi thấy mùi của con người ở cách xa 100m.
Dữ liệu phân tích dựa trên loài muỗi sốt rét châu Phi, Anopheles gambiae, được thả trong khu vực ngoài trời có diện tích bằng sân trượt băng ở Zambia. Tiến sĩ Diego Giraldo cho biết: "Đây là hệ thống lớn nhất trên thế giới đánh giá sở thích mùi của loài muỗi”.
Nhóm tác giả từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã thả 200 con muỗi đói mỗi đêm để quan sát tần suất chúng đáp xuống các miếng đệm làm nóng đến 35 độ C, mô phỏng da người, được đặt cách đều nhau. Mùi cơ thể tỏ ra là mồi nhử hấp dẫn hơn CO2, vốn là dấu hiệu có khả năng thu hút muỗi.
Tuy nhiên, các thử nghiệm tiếp theo cho thấy đàn 200 con muỗi cũng rất kén ăn.
Tiến sĩ Conor McMeniman thông tin: "Những con muỗi săn mồi trong vài giờ trước và sau nửa đêm. Chúng lần theo mùi con người và thường đốt từ 22h đến 2h sáng. Chúng tôi muốn đánh giá sở thích khứu giác của muỗi trong thời kỳ hoạt động cao điểm khi chúng ra ngoài và hoạt động, đồng thời đánh giá mùi từ con người đang ngủ trong khoảng thời gian đó”.
Các nhà khoa học đã xác định được 40 chất hóa học do con người tỏa ra ở các mức độ khác nhau.
Tiến sĩ Stephanie Rankin-Turner nói: "Chúng tôi chưa biết chính xác yếu tố nào của dịch tiết từ da, chất chuyển hóa của vi sinh vật hoặc khí thải, gây ra điều này. Chúng tôi hy vọng có thể tìm ra điều đó trong những năm tới".
Theo Express, những người thu hút muỗi thải ra nhiều axit cacboxylic do vi khuẩn trên da tạo ra.
Trong khi đó, một tình nguyện viên có mùi khác lạ lại thu hút rất ít muỗi. Người này đã thải ra lượng eucalyptol gấp ba lần. Đó là một hợp chất thực vật có trong dầu, thảo mộc và gia vị. Nồng độ chất này tăng cao có thể liên quan đến chế độ ăn uống nhưng nhóm tác giả chưa đưa ra kết luận chắc chắn.
Họ hy vọng rằng nghiên cứu trên sẽ dẫn đến sự phát triển của thuốc đuổi muỗi hiệu quả hơn.
Trong khi một số người luôn bị muỗi đốt, những người khác lại không hề gặp phiền phức với con côn trùng này. Các nhà khoa học hiện đã giải đáp được lý do người này thu hút muỗi còn người khác lại không.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, cơ thể có mùi sẽ biến bạn thành thỏi nam châm hút muỗi. Những con côn trùng nhỏ có khả năng ngửi thấy mùi của con người ở cách xa 100m.
Dữ liệu phân tích dựa trên loài muỗi sốt rét châu Phi, Anopheles gambiae, được thả trong khu vực ngoài trời có diện tích bằng sân trượt băng ở Zambia. Tiến sĩ Diego Giraldo cho biết: "Đây là hệ thống lớn nhất trên thế giới đánh giá sở thích mùi của loài muỗi”.
Nhóm tác giả từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã thả 200 con muỗi đói mỗi đêm để quan sát tần suất chúng đáp xuống các miếng đệm làm nóng đến 35 độ C, mô phỏng da người, được đặt cách đều nhau. Mùi cơ thể tỏ ra là mồi nhử hấp dẫn hơn CO2, vốn là dấu hiệu có khả năng thu hút muỗi.
Tuy nhiên, các thử nghiệm tiếp theo cho thấy đàn 200 con muỗi cũng rất kén ăn.
Tiến sĩ Conor McMeniman thông tin: "Những con muỗi săn mồi trong vài giờ trước và sau nửa đêm. Chúng lần theo mùi con người và thường đốt từ 22h đến 2h sáng. Chúng tôi muốn đánh giá sở thích khứu giác của muỗi trong thời kỳ hoạt động cao điểm khi chúng ra ngoài và hoạt động, đồng thời đánh giá mùi từ con người đang ngủ trong khoảng thời gian đó”.
Các nhà khoa học đã xác định được 40 chất hóa học do con người tỏa ra ở các mức độ khác nhau.
Tiến sĩ Stephanie Rankin-Turner nói: "Chúng tôi chưa biết chính xác yếu tố nào của dịch tiết từ da, chất chuyển hóa của vi sinh vật hoặc khí thải, gây ra điều này. Chúng tôi hy vọng có thể tìm ra điều đó trong những năm tới".
Theo Express, những người thu hút muỗi thải ra nhiều axit cacboxylic do vi khuẩn trên da tạo ra.
Trong khi đó, một tình nguyện viên có mùi khác lạ lại thu hút rất ít muỗi. Người này đã thải ra lượng eucalyptol gấp ba lần. Đó là một hợp chất thực vật có trong dầu, thảo mộc và gia vị. Nồng độ chất này tăng cao có thể liên quan đến chế độ ăn uống nhưng nhóm tác giả chưa đưa ra kết luận chắc chắn.
Họ hy vọng rằng nghiên cứu trên sẽ dẫn đến sự phát triển của thuốc đuổi muỗi hiệu quả hơn.