Võ Xuân Trường
Well-known member
Mâm cỗ đón Tết Trung thu tinh tế đến từng chi tiết của người Nhật Bản
Vào đêm Trung thu, người Nhật Bản quây quần bên gia đình và ngắm trăng tròn bên mâm cỗ giản dị nhưng tinh tế đến từng chi tiết.
Như nhiều quốc gia Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc, Tết Trung thu là một ngày lễ lớn trong năm của người Nhật Bản. Đặc biệt, người Nhật Bản đón 2 lần Tết Trung thu trong năm là vào Rằm tháng 8 và ngày 13.9 Âm lịch, hay còn được gọi là Otsukimi.
Mỗi quốc gia Châu Á sẽ có một loại bánh đặc trưng trong ngày Tết Trung thu và người Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tâm điểm của mâm cỗ là bánh tsukimi dango là một loại bánh ngọt truyền thống được xem là bánh Trung thu của người dân xứ sở hoa anh đào.
Loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản có kết cấu dai và mang hương thơm nhẹ của gạo. Ảnh: Nippon
Dango là tên gọi chung dùng để chỉ các món làm từ bột gạo. Loại bánh này người Nhật ăn quanh năm, tuy nhiên vào ngày Tết Trung thu bánh tsukimi dango được dùng để dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn.
Cách làm loại bánh này không cầu kỳ, bạn có thể liên tưởng đến món bánh trôi nước của Việt Nam. Người ta trộn bột gạo với nước cho đến khi mềm dẻo rồi nặn thành từng viên tròn, sau đó thả vào nước sôi. Tiếp tục đun bánh đến khi nổi lên trên là chín.
Bánh có phần vỏ dẻo dai, thường được nặn thành hình tròn nhỏ vừa miệng, có vị ngọt lịm hấp dẫn. Ngoài màu trắng từ bột gạo, người Nhật còn sáng tạo thêm các hương vị khác được lấy từ các nguyên liệu như trà xanh, socola, dừa, đậu đỏ... Điều này giúp chiếc bánh thêm phần hấp dẫn, màu sắc bắt mắt.
Phần lớn người Nhật giữ nguyên vị ngọt của gạo, tuy nhiên bạn có thể thêm đường nếu thích. Ảnh: Sakuraco
Tùy từng vùng miền, bánh tsukimi dango sẽ được nặn thành nhiều hình khác nhau từ tròn, dẹt, chữ nhật... Tuy nhiên cách truyền thống nhất vẫn là hình tròn. Ngoài cách ăn truyền thống là nướng sơ rồi phết nước đường và thưởng thức trà ấm thì bánh tsukimi dango còn được ăn cùng kem, thạch, trái cây... cũng rất ngon.
Vào đêm Trung thu, người Nhật sẽ xếp những bánh thành hình tháp, bày trên kệ gỗ và đặt ở vị trí ngắm trăng rõ nhất trong nhà. 15 chiếc bánh tượng trưng cho ngày rằm, còn 12 chiếc bánh mang ý nghĩa như 12 tháng trong năm. Ăn bánh vào đêm rằm là cách người dân cầu mong sức khỏe dồi dào và hạnh phúc vẹn tròn cả năm.
Mâm cỗ đón Tết Trung thu của người Nhật thường được trang trí tinh tế, đặt bên cửa sổ hay hiên nhà để ngắm trăng. Truyền thống này được gọi là "tsukimi".
Mâm cỗ truyền thống ngày Tết Trung thu của người Nhật. Ảnh: Tokyorama
Bên cạnh bánh tsukimi dango, người Nhật còn ăn những nông sản đến mùa thu hoạch trùng vào dịp Trung thu như khoai lang hay khoai môn, hạt dẻ, đậu xanh, đậu nành Edamame... và uống rượu sake hoặc thưởng thức trà đạo.
Một chi tiết thú vị khác là trên mâm cỗ này không thể thiếu cỏ pampas - loài cây gợi nhớ đến bông lúa. Người Nhật thường đặt 5 đến 10 bông cỏ này để cầu cho mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma. Một bình hoa cỏ mùa thu cắm theo nghệ thuật ikebana sẽ càng làm trọn vẹn nét tinh tế cho mâm tiệc ngắm trăng đêm rằm.
Vào đêm Trung thu, người Nhật Bản quây quần bên gia đình và ngắm trăng tròn bên mâm cỗ giản dị nhưng tinh tế đến từng chi tiết.
Như nhiều quốc gia Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc, Tết Trung thu là một ngày lễ lớn trong năm của người Nhật Bản. Đặc biệt, người Nhật Bản đón 2 lần Tết Trung thu trong năm là vào Rằm tháng 8 và ngày 13.9 Âm lịch, hay còn được gọi là Otsukimi.
Mỗi quốc gia Châu Á sẽ có một loại bánh đặc trưng trong ngày Tết Trung thu và người Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tâm điểm của mâm cỗ là bánh tsukimi dango là một loại bánh ngọt truyền thống được xem là bánh Trung thu của người dân xứ sở hoa anh đào.
Loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản có kết cấu dai và mang hương thơm nhẹ của gạo. Ảnh: Nippon
Dango là tên gọi chung dùng để chỉ các món làm từ bột gạo. Loại bánh này người Nhật ăn quanh năm, tuy nhiên vào ngày Tết Trung thu bánh tsukimi dango được dùng để dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn.
Cách làm loại bánh này không cầu kỳ, bạn có thể liên tưởng đến món bánh trôi nước của Việt Nam. Người ta trộn bột gạo với nước cho đến khi mềm dẻo rồi nặn thành từng viên tròn, sau đó thả vào nước sôi. Tiếp tục đun bánh đến khi nổi lên trên là chín.
Bánh có phần vỏ dẻo dai, thường được nặn thành hình tròn nhỏ vừa miệng, có vị ngọt lịm hấp dẫn. Ngoài màu trắng từ bột gạo, người Nhật còn sáng tạo thêm các hương vị khác được lấy từ các nguyên liệu như trà xanh, socola, dừa, đậu đỏ... Điều này giúp chiếc bánh thêm phần hấp dẫn, màu sắc bắt mắt.
Tùy từng vùng miền, bánh tsukimi dango sẽ được nặn thành nhiều hình khác nhau từ tròn, dẹt, chữ nhật... Tuy nhiên cách truyền thống nhất vẫn là hình tròn. Ngoài cách ăn truyền thống là nướng sơ rồi phết nước đường và thưởng thức trà ấm thì bánh tsukimi dango còn được ăn cùng kem, thạch, trái cây... cũng rất ngon.
Vào đêm Trung thu, người Nhật sẽ xếp những bánh thành hình tháp, bày trên kệ gỗ và đặt ở vị trí ngắm trăng rõ nhất trong nhà. 15 chiếc bánh tượng trưng cho ngày rằm, còn 12 chiếc bánh mang ý nghĩa như 12 tháng trong năm. Ăn bánh vào đêm rằm là cách người dân cầu mong sức khỏe dồi dào và hạnh phúc vẹn tròn cả năm.
Mâm cỗ đón Tết Trung thu của người Nhật thường được trang trí tinh tế, đặt bên cửa sổ hay hiên nhà để ngắm trăng. Truyền thống này được gọi là "tsukimi".
Bên cạnh bánh tsukimi dango, người Nhật còn ăn những nông sản đến mùa thu hoạch trùng vào dịp Trung thu như khoai lang hay khoai môn, hạt dẻ, đậu xanh, đậu nành Edamame... và uống rượu sake hoặc thưởng thức trà đạo.
Một chi tiết thú vị khác là trên mâm cỗ này không thể thiếu cỏ pampas - loài cây gợi nhớ đến bông lúa. Người Nhật thường đặt 5 đến 10 bông cỏ này để cầu cho mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma. Một bình hoa cỏ mùa thu cắm theo nghệ thuật ikebana sẽ càng làm trọn vẹn nét tinh tế cho mâm tiệc ngắm trăng đêm rằm.