Võ Xuân Trường
Well-known member
Mâm cỗ Tết Trung thu đầy "sơn hào hải vị" của người Trung Quốc
Dịp Tết Trung thu, người Trung Quốc thường quây quần bên mâm cỗ đủ đầy gồm bánh Trung thu, bí ngô, ốc sông, vịt, cua lông... với nhiều ý nghĩa.
Tết Trung Thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch trùng với mùa thu hoạch nông sản tại Trung Quốc. Đây là ngày lễ lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần ăn bữa cơm đoàn viên, ngắm trăng, thả đèn...
Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục đặc trưng riêng nhưng nhìn chung các gia đình đều chuẩn bị rất nhiều món ăn ngon để sum họp cùng nhau. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, gây ấn tượng với thực khách quốc tế về những đặc sản được coi là "sơn hào hải vị" có phần xa xỉ trong mâm cỗ Tết đoàn viên so với những nước khác.
Mâm cơm ngày Tết Trung thu của người Trung Quốc. Ảnh: Fiona ReillyBánh Trung thu
Bánh Trung thu vẫn là món ăn phổ biến và quan trọng nhất. Bánh có hình tròn giống như trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình. Vào đêm hội chính, các thành viên trong gia đình sẽ thưởng thức bánh và cùng nhau ngắm trăng.
Món ăn nhất định phải ăn trong ngày Tết Trung thu của người Hoa. Ảnh: livekindly
Mỗi vùng miền sẽ có những phiên bản riêng với vỏ bánh và nhân bánh khác nhau. Bánh trung thu Trung Quốc ngày nay rất đa dạng với sự sáng tạo về nguyên liệu làm nên những hương vị độc đáo và khác biệt.
Vịt
Nhiều nơi ở Trung Quốc có tục lệ ăn vịt trong dịp Tết Trung thu không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà món ăn này còn gắn với một câu chuyện dân gian xưa. Từ đó, việc ăn thịt vịt vào dịp Trung thu đã trở thành phong tục ở nhiều nơi. Các món vịt phổ biến là vịt om khoai môn, vịt quay...
Ăn vịt trong ngày này liên quan đến một câu chuyện dân gian. Ảnh: CGTN
Cua lông
Mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để ăn cua lông. Vì vậy, nó là một món ngon đặc biệt theo mùa trong dịp Tết Trung thu, một điểm nhấn trong các bữa tối đoàn tụ, đặc biệt là khu vực Thượng Hải.
Cua lông - món ngon lễ hội theo mùa. Ảnh: VCG
Khoai môn
Khoai môn trong phương ngữ miền Nam ở Trung Quốc có cách phát âm như câu nói may mắn đang đến. Người ta tin rằng ăn khoai môn trong dịp Trung thu sẽ xua tan những điều xui xẻo và mang lại may mắn và giàu có. Truyền thống bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644–1911).
Củ sen
Củ sen là một loại thực phẩm tốt lành và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tên tiếng Trung của nó có nghĩa là sự gắn kết. Theo quan niệm của người Trung, những sợi tơ mỏng manh của củ sen tượng trưng cho sự gắn kết bền chặt của gia đình. Vào ngày Tết Trung thu, củ sen thường được chiên giòn, xào hoặc nhồi thịt.
Bí ngô
Truyền thống ăn bí ngô trong các dịp lễ lớn được người dân sống ở khu vực nam sông Dương Tử tiếp nối. Một số người tin rằng đó là do các gia đình nghèo làm bánh bí ngô trong dịp Tết Trung thu vì họ không đủ tiền mua bánh. Những người khác tin rằng ăn bí ngô có thể mang lại sức khỏe tốt.
Một truyền thuyết thú vị kể rằng có một cặp vợ chồng già bị bệnh nặng vì thiếu lương thực. Một ngày nọ, con gái của họ mang một quả bí ngô về nhà và nấu đãi cha mẹ đang hấp hối. Điều đáng ngạc nhiên là cha mẹ của cô đã khỏi bệnh sau khi ăn.
Bí ngô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: China Daily
Ốc sông
Theo truyền thống, ốc sông là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm Trung thu của người dân Quảng Châu và Hong Kong. Người ta tin rằng ăn ốc sông trong dịp Tết Trung thu sẽ đảm bảo mùa màng bội thu, xua đuổi những điều xui xẻo cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ốc sông thường được nấu với các vị thuốc để loại bỏ mùi.
Rượu quế hoa
Uống rượu lên men bằng quế hoa là truyền thống có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu uống loại rượu này từ hơn 2.000 năm trước. Loại rượu này phổ biến trong dịp lễ lớn này vì Tết Trung thu vào đúng mùa hoa quế nở rộ. Uống rượu quế hoa là việc làm tượng trưng cho lời mong cầu đoàn tụ gia đình và cuộc sống hạnh phúc.
Trái cây
Mâm cỗ ngày Tết Trung thu không thể thiếu các loại trái cây, mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.
Đầu tiên là quả bưởi, tên gọi có cách phát âm trong tiếng Trung nghe gần giống với một lời chúc phúc. Ăn bưởi vào dịp Trung thu tượng trưng cho những lời cầu chúc tốt lành mùa đoàn viên.
Tiếp theo là lựu, loại quả màu đỏ tuyệt đẹp với hàng trăm hạt bên trong này là biểu tượng của sự sinh sôi và may mắn dồi dào trong văn hóa Trung Quốc.
Cũng giống như quả lựu, dưa hấu rất cần thiết cho ngày Trung thu vì hạt của chúng tượng trưng cho con đàn cháu đống và hình dạng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình.
Còn tên của trái lê đồng âm với từ chia ly trong tiếng Trung. Đáng nói, quả lê thường được coi là một món xui xẻo và người Trung Quốc tránh ăn trong các dịp lễ hội, ngoại trừ Tết Trung thu. Ăn lê trong ngày này có ý nghĩa "ăn hết sự chia ly", cầu mong sự đoàn tụ mãi mãi.
Dịp Tết Trung thu, người Trung Quốc thường quây quần bên mâm cỗ đủ đầy gồm bánh Trung thu, bí ngô, ốc sông, vịt, cua lông... với nhiều ý nghĩa.
Tết Trung Thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch trùng với mùa thu hoạch nông sản tại Trung Quốc. Đây là ngày lễ lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần ăn bữa cơm đoàn viên, ngắm trăng, thả đèn...
Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục đặc trưng riêng nhưng nhìn chung các gia đình đều chuẩn bị rất nhiều món ăn ngon để sum họp cùng nhau. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, gây ấn tượng với thực khách quốc tế về những đặc sản được coi là "sơn hào hải vị" có phần xa xỉ trong mâm cỗ Tết đoàn viên so với những nước khác.
Mâm cơm ngày Tết Trung thu của người Trung Quốc. Ảnh: Fiona ReillyBánh Trung thu
Bánh Trung thu vẫn là món ăn phổ biến và quan trọng nhất. Bánh có hình tròn giống như trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình. Vào đêm hội chính, các thành viên trong gia đình sẽ thưởng thức bánh và cùng nhau ngắm trăng.
Mỗi vùng miền sẽ có những phiên bản riêng với vỏ bánh và nhân bánh khác nhau. Bánh trung thu Trung Quốc ngày nay rất đa dạng với sự sáng tạo về nguyên liệu làm nên những hương vị độc đáo và khác biệt.
Vịt
Nhiều nơi ở Trung Quốc có tục lệ ăn vịt trong dịp Tết Trung thu không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà món ăn này còn gắn với một câu chuyện dân gian xưa. Từ đó, việc ăn thịt vịt vào dịp Trung thu đã trở thành phong tục ở nhiều nơi. Các món vịt phổ biến là vịt om khoai môn, vịt quay...
Cua lông
Mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để ăn cua lông. Vì vậy, nó là một món ngon đặc biệt theo mùa trong dịp Tết Trung thu, một điểm nhấn trong các bữa tối đoàn tụ, đặc biệt là khu vực Thượng Hải.
Khoai môn
Khoai môn trong phương ngữ miền Nam ở Trung Quốc có cách phát âm như câu nói may mắn đang đến. Người ta tin rằng ăn khoai môn trong dịp Trung thu sẽ xua tan những điều xui xẻo và mang lại may mắn và giàu có. Truyền thống bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644–1911).
Củ sen
Củ sen là một loại thực phẩm tốt lành và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tên tiếng Trung của nó có nghĩa là sự gắn kết. Theo quan niệm của người Trung, những sợi tơ mỏng manh của củ sen tượng trưng cho sự gắn kết bền chặt của gia đình. Vào ngày Tết Trung thu, củ sen thường được chiên giòn, xào hoặc nhồi thịt.
Bí ngô
Truyền thống ăn bí ngô trong các dịp lễ lớn được người dân sống ở khu vực nam sông Dương Tử tiếp nối. Một số người tin rằng đó là do các gia đình nghèo làm bánh bí ngô trong dịp Tết Trung thu vì họ không đủ tiền mua bánh. Những người khác tin rằng ăn bí ngô có thể mang lại sức khỏe tốt.
Một truyền thuyết thú vị kể rằng có một cặp vợ chồng già bị bệnh nặng vì thiếu lương thực. Một ngày nọ, con gái của họ mang một quả bí ngô về nhà và nấu đãi cha mẹ đang hấp hối. Điều đáng ngạc nhiên là cha mẹ của cô đã khỏi bệnh sau khi ăn.
Ốc sông
Theo truyền thống, ốc sông là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm Trung thu của người dân Quảng Châu và Hong Kong. Người ta tin rằng ăn ốc sông trong dịp Tết Trung thu sẽ đảm bảo mùa màng bội thu, xua đuổi những điều xui xẻo cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ốc sông thường được nấu với các vị thuốc để loại bỏ mùi.
Rượu quế hoa
Uống rượu lên men bằng quế hoa là truyền thống có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu uống loại rượu này từ hơn 2.000 năm trước. Loại rượu này phổ biến trong dịp lễ lớn này vì Tết Trung thu vào đúng mùa hoa quế nở rộ. Uống rượu quế hoa là việc làm tượng trưng cho lời mong cầu đoàn tụ gia đình và cuộc sống hạnh phúc.
Trái cây
Mâm cỗ ngày Tết Trung thu không thể thiếu các loại trái cây, mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.
Đầu tiên là quả bưởi, tên gọi có cách phát âm trong tiếng Trung nghe gần giống với một lời chúc phúc. Ăn bưởi vào dịp Trung thu tượng trưng cho những lời cầu chúc tốt lành mùa đoàn viên.
Tiếp theo là lựu, loại quả màu đỏ tuyệt đẹp với hàng trăm hạt bên trong này là biểu tượng của sự sinh sôi và may mắn dồi dào trong văn hóa Trung Quốc.
Cũng giống như quả lựu, dưa hấu rất cần thiết cho ngày Trung thu vì hạt của chúng tượng trưng cho con đàn cháu đống và hình dạng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình.
Còn tên của trái lê đồng âm với từ chia ly trong tiếng Trung. Đáng nói, quả lê thường được coi là một món xui xẻo và người Trung Quốc tránh ăn trong các dịp lễ hội, ngoại trừ Tết Trung thu. Ăn lê trong ngày này có ý nghĩa "ăn hết sự chia ly", cầu mong sự đoàn tụ mãi mãi.