đinhlinh11
Bé Tleoo
Galaxy Z Flip5 có màn hình ngoài (Samsung gọi là Flex Window) to hơn ai cũng thích, nhưng một số người lại thắc mắc tại sao không phải là hình chữ nhật trông cho nó "bình thường", tự nhiên có thêm phần lồi ra ngoài ở góc dưới khiến tổng thể thiết kế trở nên bất cân đối. Nhiều người cũng nghĩ rằng nếu Samsung mở rộng hẳn phần này ra đến sát viền thì trông sẽ đẹp mắt hơn lại có thêm không gian hiển thị thông tin, ví dụ như đồng hồ, thông báo…
Màn hình ngoài hình dáng kì lạ của Galaxy Z Flip5 gây nhiều tranh cãi.
Ý tưởng bắt nguồn từ đâu?
Một số người cảm thấy kiểu dáng màn hình này "quen quen", chính là hình biểu tượng thư mục ai cũng từng thấy khi dùng máy tính. Sếp của Samsung, ông Tae-joong Kim, Trưởng bộ phận thiết kế điện thoại màn hình gập của công ty mới đây đã đưa ra giải thích rằng: "Khi thiết kế Galaxy Z Flip5, chúng tôi đã thử nghiệm và cân nhắc rất nhiều phương án khác nhau. Hầu hết mọi người đã quen với việc một màn hình sẽ có dạng hình chữ nhật, nhưng chúng tôi muốn vượt ra khỏi nhưng khuôn khổ truyền thống. Đây là lý do màn hình Flex Window của Galaxy Z Flip5 có hình dạng như vậy."
Màn hình Flex Window của Z Flip5 lấy cảm hứng từ biểu tượng thư mục mà ai cũng đã quen.
"Ngoài ra, thiết kế màn hình này khi kết hợp với cụm camera tạo cảm giác như hai thành phần này đang hòa quyện vào một khối. Kết quả là chúng tôi có một thiết kế màn hình không chỉ khác biệt và dễ nhận biết, mà còn tạo cơ hội để chúng tôi nâng cao trải nghiệm camera trong tương lai" - ông Tae-joong Kim chia sẻ thêm.
Ngoài ra, ông cũng cho biết đây chính là 1 trong những điểm nhận diện nổi bật của Z Flip5. Nói dễ hiểu thì, dù mọi người có nhận xét xấu hay đẹp thì nó vẫn là thứ khiến người ta nhớ đến, để nhìn vào là nhận ra ngay đây chính là Z Flip5 chứ không phải các smartphone màn gập khác.
Tác dụng thực tế nhiều hơn tưởng tượng
Phần màn hình dư thừa này khi ứng dụng vào thực tế hóa ra lại hợp lý hơn tưởng tượng nhiều. Điểm cộng đầu tiên là nó có thể chứa được các phím điều hướng mà không ảnh hưởng đến các nội dung hiển thị bên trên. Hầu hết mọi ứng dụng đều được căn chỉnh lại để nội dung không tràn xuống đây, không có nút bấm hay icon nào bị che khuất như trên chiếc Motorola Razer mới.
Kiểu thiết kế này giúp Samsung tối ưu hóa diện tích hiển thị nội dung hơn, không như chiếc Motorola Razr mới đặt 2 camera vào trong màn hình và thường xuyên che mất nút bấm và nội dung quan trọng.
Nếu không có phần "thừa" này, thao tác điều hướng có thể bị hạn chế và nội dung cũng bị đè lên 1 chút, vô hình chung sẽ khiến trải nghiệm trên màn hình giảm đi đáng kể.
Các phím điều hướng có vùng hiển thị riêng, bấm thoải mái mà không che mất nội dung phía trên.
Về phần thẩm mỹ, nếu đã dùng máy 1 thời gian, khả năng cao bạn cũng sẽ sớm quên mất sự khó chịu ban đầu (nếu có). Nếu như những "tai thỏ" và "nốt ruồi" còn được chúng ta cho qua, chấp nhận là phần phải có trên điện thoại thì chẳng có lý do gì để "gây thù chuốc oán" với màn hình phụ của Z Flip5 cả đúng không?
Điểm cộng nhỏ nữa là trải nghiệm vuốt từ vùng "dư thừa" này cảm giác tự nhiên hơn, ngón tay tự động đặt vào đúng vị trí.
Thậm chí Samsung còn tận dụng để hiển thị "đảo động" khi phát nhạc ở đây với hiệu ứng siêu đẹp.
Màn hình ngoài hình dáng kì lạ của Galaxy Z Flip5 gây nhiều tranh cãi.
Ý tưởng bắt nguồn từ đâu?
Một số người cảm thấy kiểu dáng màn hình này "quen quen", chính là hình biểu tượng thư mục ai cũng từng thấy khi dùng máy tính. Sếp của Samsung, ông Tae-joong Kim, Trưởng bộ phận thiết kế điện thoại màn hình gập của công ty mới đây đã đưa ra giải thích rằng: "Khi thiết kế Galaxy Z Flip5, chúng tôi đã thử nghiệm và cân nhắc rất nhiều phương án khác nhau. Hầu hết mọi người đã quen với việc một màn hình sẽ có dạng hình chữ nhật, nhưng chúng tôi muốn vượt ra khỏi nhưng khuôn khổ truyền thống. Đây là lý do màn hình Flex Window của Galaxy Z Flip5 có hình dạng như vậy."
Màn hình Flex Window của Z Flip5 lấy cảm hứng từ biểu tượng thư mục mà ai cũng đã quen.
"Ngoài ra, thiết kế màn hình này khi kết hợp với cụm camera tạo cảm giác như hai thành phần này đang hòa quyện vào một khối. Kết quả là chúng tôi có một thiết kế màn hình không chỉ khác biệt và dễ nhận biết, mà còn tạo cơ hội để chúng tôi nâng cao trải nghiệm camera trong tương lai" - ông Tae-joong Kim chia sẻ thêm.
Ngoài ra, ông cũng cho biết đây chính là 1 trong những điểm nhận diện nổi bật của Z Flip5. Nói dễ hiểu thì, dù mọi người có nhận xét xấu hay đẹp thì nó vẫn là thứ khiến người ta nhớ đến, để nhìn vào là nhận ra ngay đây chính là Z Flip5 chứ không phải các smartphone màn gập khác.
Tác dụng thực tế nhiều hơn tưởng tượng
Phần màn hình dư thừa này khi ứng dụng vào thực tế hóa ra lại hợp lý hơn tưởng tượng nhiều. Điểm cộng đầu tiên là nó có thể chứa được các phím điều hướng mà không ảnh hưởng đến các nội dung hiển thị bên trên. Hầu hết mọi ứng dụng đều được căn chỉnh lại để nội dung không tràn xuống đây, không có nút bấm hay icon nào bị che khuất như trên chiếc Motorola Razer mới.
Kiểu thiết kế này giúp Samsung tối ưu hóa diện tích hiển thị nội dung hơn, không như chiếc Motorola Razr mới đặt 2 camera vào trong màn hình và thường xuyên che mất nút bấm và nội dung quan trọng.
Nếu không có phần "thừa" này, thao tác điều hướng có thể bị hạn chế và nội dung cũng bị đè lên 1 chút, vô hình chung sẽ khiến trải nghiệm trên màn hình giảm đi đáng kể.
Các phím điều hướng có vùng hiển thị riêng, bấm thoải mái mà không che mất nội dung phía trên.
Về phần thẩm mỹ, nếu đã dùng máy 1 thời gian, khả năng cao bạn cũng sẽ sớm quên mất sự khó chịu ban đầu (nếu có). Nếu như những "tai thỏ" và "nốt ruồi" còn được chúng ta cho qua, chấp nhận là phần phải có trên điện thoại thì chẳng có lý do gì để "gây thù chuốc oán" với màn hình phụ của Z Flip5 cả đúng không?
Điểm cộng nhỏ nữa là trải nghiệm vuốt từ vùng "dư thừa" này cảm giác tự nhiên hơn, ngón tay tự động đặt vào đúng vị trí.
Thậm chí Samsung còn tận dụng để hiển thị "đảo động" khi phát nhạc ở đây với hiệu ứng siêu đẹp.