Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Mất 200 triệu vì chuyển tiền cho con 'gãy chân, cấp cứu ở nước ngoài'
Sau vài tin nhắn, cuộc gọi video từ lòe nhòe từ Facebook, bạn tôi khóc lóc và cuống cuồng chuyển tiền.
Khi con gái của cô bạn tôi đi du học xa, những ứng dụng nhắn tin gọi điện qua internet trở thành phương tiện để hai bên liên lạc với nhau. Hai mẹ con cứ cách một vài ngày là lại video gọi nhau qua ứng dụng Messenger và Zalo.
Công nghệ phát triển xóa nhòa đi khoảng cách nửa vòng trái đất. Từng hình ảnh con học môn gì hôm nay, ăn gì, ở đâu, chơi với ai, cô bé lại chụp gửi ba mẹ, và bạn tôi lại "up" (đăng tải) lên Facebook để cập nhật với bạn bè, không quên "tag" Facebook của con vào.
Rồi một hôm 6h sáng bạn tỉnh dậy và thấy cả chục cuộc gọi nhỡ từ Facebook của con. Bạn gọi lại thì nghe tiếng con loáng thoáng, video lòe nhòe, rồi tắt. Sau đó bạn nhận được tin nhắn gửi lại là con chơi trượt băng té gãy chân, phải đi cấp cứu, cần ba mẹ gửi tiền qua gấp. Thế là cô bạn tôi không suy nghĩ được gì nữa, cuống cuồng vừa khóc lóc vừa chuyển tiền.
Vì sao nhiều người bị lừa tiền tỷ một cách dễ dàng\?
Vì sao nhiều người bị lừa tiền tỷ một cách dễ dàng?
Chuyển khoản vài chục nghìn tôi đã hỏi han cẩn thận, nhưng một người đàn ông 39 tuổi lấy ảnh cô gái xin đẹp lại lừa được 5,7 tỷ đồng. 23
Chỉ đến khi con gọi lại bằng zalo thì bạn mới biết rằng con vẫn đang an toàn, và tài khoản Facebook của con đã bị hack. Bạn vội báo ngân hàng và công an nhưng những kẻ lừa đảo đã nhanh chóng rút hết tiền, xác suất đòi được gần như bằng 0.
Vậy là cô bạn tôi mất số tiền 200 triệu, tương đương khoản dành dụm cả năm, chính thức mất luôn cái Tết.
Là một người mẹ cũng có con đang du học ở nước ngoài, tôi nhớ lại sự việc mấy tháng trước và hú hồn (một lần nữa) khi suýt chút nữa thì cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Đợt đó Xu Sim, con tôi mới sang nước ngoài du học nên chưa có thẻ ngân hàng, nên tôi nhắn con cần mua gì thì dùng thẻ visa của mẹ. Xu Sim hay chat với mẹ và tôi bảo con: "Dùng thẻ của mẹ mà mua nhé!"
Vài ngày sau, hơn 10 h tối thì tôi thấy báo trừ tiền hơn 9 triệu, rồi 14 triệu. Tôi suy nghĩ không biết Xu Sim mua gì mà sao không hỏi mẹ? Chỉ đến khi thấy tin nhắn của ngân hàng báo giao dịch đáng ngờ nên thẻ đã bị khóa, thì tôi mới hoảng hồn và kiểm tra.
Hóa ra trong vài tiếng đồng hồ, thẻ của tôi đã có nhiều giao dịch phát sinh, cứ bị trừ 1 USD rồi lại cộng trả về 1 USD. Bạn nhân viên ngân hàng cho biết rằng đó chính là dấu hiệu cho thấy có hacker đang mò mã số thẻ. Có lẽ kẻ xấu đã thấy đoạn trao đổi mua sắm giữa hai mẹ con nên chúng đã tìm cách lấy cắp thông tin thẻ của tôi.
'Mua hàng giả trên Facebook nhưng vẫn bị lừa'
'Mua hàng giả trên Facebook nhưng vẫn bị lừa'
Dù biết trước là hàng giả, nhưng khi khui hàng, thứ tôi nhận được là hai chiếc đồng hồ được trang trí bằng đèn LED. 11
Những tình cảnh như nhà bạn tôi và nhà tôi xảy ra nhiều hơn bạn tưởng. Khi tôi làm việc với ngân hàng, bạn nhân viên tâm sự: "Bị lừa nhiều lắm chị ơi, bên em có cả những phòng ban suốt ngày chỉ ngồi thảo các báo cáo và đơn từ để báo công an các vụ lừa đảo, càng cuối năm càng bị lừa nhiều".
Một khảo sát gần đây của Google cho thấy 90% người dùng mạng tại Việt Nam đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Trong nhóm tuổi trên 55 - nhóm tuổi của những phụ huynh có con đi học xa, thì có đến 49% đã từng bị lừa đảo.
Hồi đầu năm nay công ty này đã phải thực hiện một video hướng dẫn an toàn mạng dành riêng cho người Việt, trong đó giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà các ba mẹ ông bà thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý theo nguyên tắc "Nâng cao cảnh giác - Cập nhật thường xuyên - An tâm vui sống".
Vậy phải làm cách nào để chúng ta hạn chế nguy cơ sập vào những "bẫy lừa" trực tuyến?
Đừng chia sẻ quá đà. Con cách xa mình hàng nghìn km và cách duy nhất để có thể kết nối với con là thông qua internet. Nhưng ba mẹ lại thường thiếu kỹ năng bảo vệ thông tin trên mạng, nhiều cha mẹ, ông bà đã đăng tải "nhất cử nhất động" về con cháu lên mạng xã hội, ở chế độ công khai, khiến cho cả bản thân và con cháu trở thành "mồi ngon" cho những kẻ lừa đảo. Hãy chia sẻ sáng suốt. Những thông tin cá nhân, lịch trình, hình ảnh gia đình và bạn bè không nên quá cụ thể và không nên để ở chế độ xem công khai.
Tôi ngăn ông chú đầu tư 200 nghìn USD vào tiền ảo
Tôi ngăn ông chú đầu tư 200 nghìn USD vào tiền ảo
Sau khi tôi tìm hiểu thông tin và phân tích cặn kẽ rằng đó chỉ là một dự án lừa đảo, người chú đã không bị mất tiền oan. 28
Tự học hỏi để chống lừa đảo trực tuyến. Trong vài năm gần đây đã có nhiều chương trình dạy kỹ năng an toàn mạng bằng tiếng Việt từ của chính phủ, các tổ chức và các công ty công nghệ. Ba mẹ và ông bà nên tự chủ động tìm đến những nguồn tài liệu uy tín này.
Ở nhà tôi, lâu nay Xu Sim vốn giỏi công nghệ hơn mẹ nên tôi cũng hơi ỷ lại, các tài khoản của tôi đều là do Xu Sim tạo và lập mật khẩu. Bây giờ khi xa con là tôi lúng túng ngay. Bỗng nhiên tôi nhận ra là mình đã rèn con tự lập từ nhỏ trong cuộc sống nhưng chính bản thân thì lại không "sống tự lập" được trong "cuộc sống" trên mạng.
Gần đây khi Xu Sim đi học xa nhà thì tôi ở nhà cũng tự học thông qua các tài liệu như "Cẩm nang An toàn trực tuyến", quan tâm đến những chương trình hướng dẫn tự bảo vệ bản thân khi lên mạng từ những "ông lớn" trong ngành công nghệ. Như Google thì có chương trình "An toàn lên mạng, an tâm vui sống" dành cho người lớn tuổi. Các công ty khác như Meta, Tik Tok,... cũng có các chiến dịch hướng dẫn.
Dù việc học một bộ kỹ năng mới luôn khó hơn đối với những người lớn tuổi, nhưng thời đại bây giờ internet đã len lỏi vào mọi mặt của cuộc sống, chỉ có xây dựng thói quen lên mạng an toàn thì cả ba mẹ ông bà ở nhà và con cháu ở nơi xa mới có thể an tâm làm việc và học tập.
Sau vài tin nhắn, cuộc gọi video từ lòe nhòe từ Facebook, bạn tôi khóc lóc và cuống cuồng chuyển tiền.
Khi con gái của cô bạn tôi đi du học xa, những ứng dụng nhắn tin gọi điện qua internet trở thành phương tiện để hai bên liên lạc với nhau. Hai mẹ con cứ cách một vài ngày là lại video gọi nhau qua ứng dụng Messenger và Zalo.
Công nghệ phát triển xóa nhòa đi khoảng cách nửa vòng trái đất. Từng hình ảnh con học môn gì hôm nay, ăn gì, ở đâu, chơi với ai, cô bé lại chụp gửi ba mẹ, và bạn tôi lại "up" (đăng tải) lên Facebook để cập nhật với bạn bè, không quên "tag" Facebook của con vào.
Rồi một hôm 6h sáng bạn tỉnh dậy và thấy cả chục cuộc gọi nhỡ từ Facebook của con. Bạn gọi lại thì nghe tiếng con loáng thoáng, video lòe nhòe, rồi tắt. Sau đó bạn nhận được tin nhắn gửi lại là con chơi trượt băng té gãy chân, phải đi cấp cứu, cần ba mẹ gửi tiền qua gấp. Thế là cô bạn tôi không suy nghĩ được gì nữa, cuống cuồng vừa khóc lóc vừa chuyển tiền.
Vì sao nhiều người bị lừa tiền tỷ một cách dễ dàng\?
Vì sao nhiều người bị lừa tiền tỷ một cách dễ dàng?
Chuyển khoản vài chục nghìn tôi đã hỏi han cẩn thận, nhưng một người đàn ông 39 tuổi lấy ảnh cô gái xin đẹp lại lừa được 5,7 tỷ đồng. 23
Chỉ đến khi con gọi lại bằng zalo thì bạn mới biết rằng con vẫn đang an toàn, và tài khoản Facebook của con đã bị hack. Bạn vội báo ngân hàng và công an nhưng những kẻ lừa đảo đã nhanh chóng rút hết tiền, xác suất đòi được gần như bằng 0.
Vậy là cô bạn tôi mất số tiền 200 triệu, tương đương khoản dành dụm cả năm, chính thức mất luôn cái Tết.
Là một người mẹ cũng có con đang du học ở nước ngoài, tôi nhớ lại sự việc mấy tháng trước và hú hồn (một lần nữa) khi suýt chút nữa thì cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Đợt đó Xu Sim, con tôi mới sang nước ngoài du học nên chưa có thẻ ngân hàng, nên tôi nhắn con cần mua gì thì dùng thẻ visa của mẹ. Xu Sim hay chat với mẹ và tôi bảo con: "Dùng thẻ của mẹ mà mua nhé!"
Vài ngày sau, hơn 10 h tối thì tôi thấy báo trừ tiền hơn 9 triệu, rồi 14 triệu. Tôi suy nghĩ không biết Xu Sim mua gì mà sao không hỏi mẹ? Chỉ đến khi thấy tin nhắn của ngân hàng báo giao dịch đáng ngờ nên thẻ đã bị khóa, thì tôi mới hoảng hồn và kiểm tra.
Hóa ra trong vài tiếng đồng hồ, thẻ của tôi đã có nhiều giao dịch phát sinh, cứ bị trừ 1 USD rồi lại cộng trả về 1 USD. Bạn nhân viên ngân hàng cho biết rằng đó chính là dấu hiệu cho thấy có hacker đang mò mã số thẻ. Có lẽ kẻ xấu đã thấy đoạn trao đổi mua sắm giữa hai mẹ con nên chúng đã tìm cách lấy cắp thông tin thẻ của tôi.
'Mua hàng giả trên Facebook nhưng vẫn bị lừa'
'Mua hàng giả trên Facebook nhưng vẫn bị lừa'
Dù biết trước là hàng giả, nhưng khi khui hàng, thứ tôi nhận được là hai chiếc đồng hồ được trang trí bằng đèn LED. 11
Những tình cảnh như nhà bạn tôi và nhà tôi xảy ra nhiều hơn bạn tưởng. Khi tôi làm việc với ngân hàng, bạn nhân viên tâm sự: "Bị lừa nhiều lắm chị ơi, bên em có cả những phòng ban suốt ngày chỉ ngồi thảo các báo cáo và đơn từ để báo công an các vụ lừa đảo, càng cuối năm càng bị lừa nhiều".
Một khảo sát gần đây của Google cho thấy 90% người dùng mạng tại Việt Nam đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Trong nhóm tuổi trên 55 - nhóm tuổi của những phụ huynh có con đi học xa, thì có đến 49% đã từng bị lừa đảo.
Hồi đầu năm nay công ty này đã phải thực hiện một video hướng dẫn an toàn mạng dành riêng cho người Việt, trong đó giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà các ba mẹ ông bà thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý theo nguyên tắc "Nâng cao cảnh giác - Cập nhật thường xuyên - An tâm vui sống".
Vậy phải làm cách nào để chúng ta hạn chế nguy cơ sập vào những "bẫy lừa" trực tuyến?
Đừng chia sẻ quá đà. Con cách xa mình hàng nghìn km và cách duy nhất để có thể kết nối với con là thông qua internet. Nhưng ba mẹ lại thường thiếu kỹ năng bảo vệ thông tin trên mạng, nhiều cha mẹ, ông bà đã đăng tải "nhất cử nhất động" về con cháu lên mạng xã hội, ở chế độ công khai, khiến cho cả bản thân và con cháu trở thành "mồi ngon" cho những kẻ lừa đảo. Hãy chia sẻ sáng suốt. Những thông tin cá nhân, lịch trình, hình ảnh gia đình và bạn bè không nên quá cụ thể và không nên để ở chế độ xem công khai.
Tôi ngăn ông chú đầu tư 200 nghìn USD vào tiền ảo
Tôi ngăn ông chú đầu tư 200 nghìn USD vào tiền ảo
Sau khi tôi tìm hiểu thông tin và phân tích cặn kẽ rằng đó chỉ là một dự án lừa đảo, người chú đã không bị mất tiền oan. 28
Tự học hỏi để chống lừa đảo trực tuyến. Trong vài năm gần đây đã có nhiều chương trình dạy kỹ năng an toàn mạng bằng tiếng Việt từ của chính phủ, các tổ chức và các công ty công nghệ. Ba mẹ và ông bà nên tự chủ động tìm đến những nguồn tài liệu uy tín này.
Ở nhà tôi, lâu nay Xu Sim vốn giỏi công nghệ hơn mẹ nên tôi cũng hơi ỷ lại, các tài khoản của tôi đều là do Xu Sim tạo và lập mật khẩu. Bây giờ khi xa con là tôi lúng túng ngay. Bỗng nhiên tôi nhận ra là mình đã rèn con tự lập từ nhỏ trong cuộc sống nhưng chính bản thân thì lại không "sống tự lập" được trong "cuộc sống" trên mạng.
Gần đây khi Xu Sim đi học xa nhà thì tôi ở nhà cũng tự học thông qua các tài liệu như "Cẩm nang An toàn trực tuyến", quan tâm đến những chương trình hướng dẫn tự bảo vệ bản thân khi lên mạng từ những "ông lớn" trong ngành công nghệ. Như Google thì có chương trình "An toàn lên mạng, an tâm vui sống" dành cho người lớn tuổi. Các công ty khác như Meta, Tik Tok,... cũng có các chiến dịch hướng dẫn.
Dù việc học một bộ kỹ năng mới luôn khó hơn đối với những người lớn tuổi, nhưng thời đại bây giờ internet đã len lỏi vào mọi mặt của cuộc sống, chỉ có xây dựng thói quen lên mạng an toàn thì cả ba mẹ ông bà ở nhà và con cháu ở nơi xa mới có thể an tâm làm việc và học tập.