Mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có lây sang mắt thứ 2?

nguyenphuonganh

Well-known member
Mắt bị đỏ 1 bên nhưng không đau là một hiện tượng thường gặp và đa phần không gây nguy hiểm cho mắt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này có thể do những tác động từ bên ngoài môi trường hoặc bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó về mắt. Vậy mắt đỏ không đau ở một bên là bạn đang gặp phải vấn đề gì ở mắt? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Top 6 nguyên nhân khiến mắt bị đỏ 1 bên nhưng không đau
Mắt bị đỏ 1 bên là hiện tượng các mạch máu nằm bên trong nhãn cầu bị giãn nở ra khiến cho mắt hiện gân đỏ. Thông thường khi bị các yếu tố bên ngoài tác động vào mắt sẽ có những biểu hiện như này. Và tùy vào những tác động mạnh nhẹ khác nhau, mắt dần sẽ có những biểu hiện sưng, đỏ đi kèm. Đôi khi, mắt đỏ không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến tình trạng này ở mắt.

1. Do dị ứng ở mắt
Có thể một bên mắt của bạn vô tình bị các dị nguyên từ môi trường bên ngoài bay vào như: Bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông chó, mèo, phấn trang điểm... Tưởng chừng như vô hại nhưng lại làm cho mắt bị kích ứng gây ra tình trạng dị ứng mắt ngứa ở một bên. Lúc này, kết mạc sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng đỏ mắt.

Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy ngứa, cộm mắt, thị lực kém đi. Sự khó chịu này khiến phát sinh hành động dụi mắt quá nhiều, sau đó mới gây ra sưng, nhức. Vì vậy khi phát hiện mắt đỏ một bên bạn nên lập tức đi vệ sinh mắt và mặt sẽ giúp thuyên giảm cảm giác ngứa ngáy.

dị ứng khiến mắt bị đỏ một bên

Dị ứng ở mắt gây ra tình trạng đỏ một bên mắt
2. Do xước giác mạc
Bệnh lý này có thể gặp phải ở tất cả mọi người. Trong các hoạt động thường ngày của chúng ta, vô tình khiến các dị vật bình thường như hạt bụi, hạt cát nhỏ bay vào mắt, dính và bám lại trên giác mạc. Ban đầu sẽ là cảm giác ngứa ngáy khiến ta dụi mắt nhiều gây đỏ mắt. Tác động lên mắt quá nhiều sẽ gây ra xước giác mạc.

Lúc này, ngoài biểu hiện đỏ mắt, người bệnh sẽ cảm thấy mắt nóng ấm, kích ứng, nước mắt chảy không kiểm soát hay thị lực giảm đột ngột... Xước giác mạc lâu dần sẽ gây sưng, đau do các biến chứng khác ở mắt. Vì vậy khi phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường nên tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Dụi mắt nhiều

Dụi mắt nhiều gây xước giác mạc khiến mắt bị đỏ
3. Do bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ trong y khoa còn có tên gọi là viêm kết mạc. Đây là một tình trạng nhiễm trùng ở mắt phổ biến nhất, kết mạc bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Bệnh lý này tuy đa phần đều là lành tính nhưng lại dễ lây nhiễm nên người bệnh cần chú ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác.

Dấu hiệu đau mắt đỏ một bên thường là tình trạng điển hình lúc đầu khi bệnh mới khởi phát, lúc này quan sát sẽ thấy mắt bị đỏ một bên, nhiều ghèn nhưng không đau. Nếu người bệnh không biết cách giữ gìn tốt thì chỉ sau 24 -48 tiếng sẽ bị lây sang mắt còn lại. Đau mắt đỏ thường không gây đau, cùng với hiện tượng mắt đỏ là cảm giác ngứa ngáy, cộm mắt, nhiều gỉ bất thường, nước mắt chảy không kiểm soát...

bị đau mắt đỏ 1 bên

Bị đau mắt đỏ thường khởi phát ở một bên trước xong lây dần sang bên còn lại
4. Do bị kích ứng với kính áp tròng
Kính áp tròng được gắn trực tiếp lên mắt của bạn vì vậy việc vệ đảm bảo tuân thủ đúng quy định vệ sinh nghiêm ngặt rất quan trọng . Nhiều người có thói quen đeo kính áp tròng qua đêm, lười vệ sinh hàng ngày có thể biến kính thành tác nhân gây ra các bệnh về mắt trong đó có tình trạng kích ứng gây đỏ một bên mắt.

Hơn nữa, dung dịch chuyên dụng để rửa kính cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng làm mắt bị đỏ một bên nếu người dùng không tuân thủ đúng các quy tắc vệ sinh kính đặc biệt. Vì vậy bạn nên cân nhắc thật kĩ, tìm hiểu rõ ràng trước khi sử dụng loại kính này.

dùng kính sát trong sai cách khiến mắt bị đỏ một bên không đau

Sử dụng kính áp tròng sai cách khiến mắt bị đỏ một bên
5. Do hội chứng khô mắt
Bệnh khô mắt xảy ra khi điều tiết của mắt mất đi sự cân bằng giữa hoạt động tiết dịch và thoát dịch. Tình trạng này rất phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt nhiều ở dân văn phòng là những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính hàng ngày, khiến mắt phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi thường xuyên.

Khô mắt có thể gây đỏ một bên mắt và không đi kèm hiện tượng đau. Một số biểu hiện đi kèm khác như: Cảm giác nóng mắt, khô, rát, cộm ngứa như có cát, bụi vương trong mắt gây khó chịu. Tình trạng mắt bị khô kéo dài có thể khiến mắt kém thị lực, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đôi mắt của bạn.

khô mắt
Hội chứng khô mắt có thể làm mắt bị đỏ 1 bên và không gây đau6. Do xuất huyết dưới kết mạc
Mắt bạn có thể bị đỏ một bên mà không thấy đau do bị xuất huyết dưới kết mạc. Lúc này trong mắt đỏ như xuất hiện một vết bầm đỏ. Tình trạng này thường phổ biến nhất ở những người vừa gặp phải chấn thương va đập ở mắt hoặc xung quanh vùng mắt, những người phải làm công việc bơi lội thường xuyên, người làm việc quá sức hay những người bệnh có tiền sử bị rối loạn đông máu, đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu...

Thông thường xuất huyết dưới kết mạc sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần mà bạn không cần phải sử dụng phương pháp điều trị nào hết, chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày. Nếu tình trạng khó chịu này kéo dài hơn thì bạn nên tới gặp bác sĩ.

Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc thường tự hết sau hai tuần
Mắt đỏ một bên không đau có lây sang mắt thứ 2 không?
Khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bị đỏ một bên là gì bạn sẽ biết được liệu tình trạng này có bị lây sang mắt thứ 2 hay không. Đa phần các nguyên nhân phổ biến được liệt kê ở trên khiến mắt bị đỏ một bên đều không có khả năng lây sang mắt thứ 2 nhưng nếu người bệnh không chăm sóc, bảo vệ mắt không bị đỏ cẩn thận sẽ rất dễ gặp phải tình trạng mắt bị đỏ cả 2 bên.

Mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có khả năng lây sang mắt thứ 2 thường gặp phải ở những người bị đau mắt đỏ. Bệnh lý thường do virus, vi khuẩn tấn công với khả năng lây lan rất cao. Phần lớn các bệnh nhân đau mắt đỏ đều có biểu hiện ở một bên mắt trước, sau đó lan dần sang bên mắt thứ 2 chỉ sau một đến hai ngày.

Khi thấy mắt tự nhiên bị đỏ một bên chưa rõ nguyên nhân, cùng với việc chăm sóc thật kỹ bên mắt đó thì việc quan tâm, theo dõi,bên mắt còn lại rất cần thiết. Việc vệ sinh 2 mắt lúc này cần phải được tách biệt rõ ràng như: Dùng riêng nước, nước muối sinh lý, khăn mặt... khi vệ sinh mắt. Sau khi vệ sinh bên mắt bị đỏ cần rửa sạch tay trước rồi mới vệ sinh sang mắt khỏe mạnh còn lại.

Khả năng lây lan của đau mắt đỏ cực kỳ cao nên hầu hết mắt đỏ một bên sẽ lây sang bên mắt thứ 2 chỉ một vài ngày sau đó. Mọi biện pháp bảo vệ chỉ giúp giảm thiểu bớt nguy cơ chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc bị lây nhiễm sang mắt còn lại.

Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu mắt bị đỏ một bên nhưng không đau đi kèm một số triệu chứng nghi ngờ đau mắt đỏ khác bạn nên đi thăm khám để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng cách, hạn chế phần nào nguy cơ lây nhiễm cho bên mắt khỏe mạnh còn lại cũng như tránh lây lan thành dịch bệnh lớn.

mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có lây sang mắt thứ 2

Mắt bị đỏ một bên nhưng không đau nếu do bệnh lý sẽ có nguy cơ cao bị lây sang mắt thứ 2
Khắc phục tình trạng một bên mắt bị đỏ không đau
Khi phát hiện một bên mắt của bạn tự nhiên bị đỏ bất thường nhưng không kèm đau, điều đầu tiên cần thực hiện là dừng lại mọi việc đang làm để cho mắt được nghỉ ngơi một lúc. Một số biện pháp có thể giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng mắt đỏ một bên không đau như:

  • Ngưng dụi mắt: Thói quen dụi mắt của chúng ta rất nguy hiểm, bạn có thể đang "bức tử" đôi mắt của mình chỉ với hàng động đơn giản tưởng chừng như vô hại này. Chính nó có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đỏ một bên mắt.
  • Vệ sinh mắt thật sạch: Sau khi để mắt được nghỉ ngơi một lúc bạn cần lấy khăn mặt sạch và rửa mắt, rửa mặt kỹ với nước sạch. Việc này có thể giúp bạn loại bỏ các dị nguyên, virus, vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây đỏ mắt ở một bên, làm dịu sự khó chịu ở mắt.
  • Chườm ấm cho mắt: Sau khi vệ sinh mắt xong bạn có thể lấy 1 chiếc gạc y tế hoặc khăn mặt sạch nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bên mắt bị đỏ. Nhiệt độ nước ấm nên duy trì dưới 40 độ vì khu vực xung quanh mắt rất nhạy cảm. Đặt gạc ấm lên mắt khoảng 10 phút, nhiệt độ cao có thể làm lưu thông máu dễ dàng, tăng sản xuất các chất nhờn điều tiết cho mắt khiến mắt của bạn dễ chịu hơn.
  • Chườm lạnh: Thay bằng chườm ấm bạn có thể chườm lạnh cho một bên mắt đỏ. Nhúng khăn mặt sạch vào nước lạnh hoặc bọc một vài cục đá bên trong khăn rồi chườm lên mắt. Việc này có thể giúp giảm tạm thời tình trạng đỏ ở một bên mắt, dịu đi sự ngứa ngáy, sưng, rát đi kèm.
  • Ngưng sử dụng kính áp tròng: Khi thấy không đau mắt nhưng bị đỏ một bên bạn hãy bỏ ngay kính áp tròng đang đeo ra vì rất có thể nó là nguyên nhân chính gây ra. Đeo kính áp tròng không đúng cách còn có khả năng làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng, kích thích ở mắt bạn.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn cân bằng lượng nước trong cơ thể, thuyên giảm tình trạng khô mắt gây đỏ. Bổ sung thêm nhiều rau, củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt.
bỏ ngay thói quen dụi mắt

Bạn đang "bức tử" đôi mắt của mình bằng thói quen dụi mắt hàng ngày
Mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có cần đi khám?
Đa phần các trường hợp mắt bị đỏ một bên nhưng không đau đều không quá nguy hiểm, bạn có thể tự khắc phục đơn giản tại nhà bằng một số biện pháp trên. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan. Bạn cần phải theo dõi, để ý tình trạng của mắt thường xuyên.

Khi áp dụng các cách khắc phục trên không mang lại hiệu quả. Một bên mắt bị đỏ đi kèm thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Ngứa, cộm mắt.
  • Cảm giác nóng, rát trong mắt.
  • Thị lực suy giảm.
  • Ghèn mắt ra nhiều.
  • Chảy nước mắt nhiều.
Lúc này bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để khám mắt. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, tư vấn và chỉ định điều trị thích hợp với tình trạng bạn đang gặp phải, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra ở mắt.

đi khám mắt ngay khi thấy dấu hiệu bất thường

Nên đi khám mắt ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường
Tóm lại, mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đôi mắt bạn đang suy giảm. Cần theo dõi mắt cẩn thận, đến ngay bệnh viện khi phát hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để mọi người cùng trang bị thêm nhiều kiến thức quan trọng bạn nhé!
 
Bên trên