Chí Tâm
Well-known member
Dù đã ra đời hơn chục năm về trước và có thâm niên trong mảng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo nhưng Google Assistant và Siri đã thất bại thảm hại trước ChatGPT.
Trong hơn một thập kỷ qua, các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant đã phát triển với mong muốn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và là hỗ trợ đắc lực của người dùng. Tuy nhiên, việc tính toán sai về hành vi của người dùng cùng với việc kỹ thuật công nghệ chưa hoàn thiện đã khiến cho những trợ lý ảo này không còn nhận được sự đón nhận của người dùng.
Siri đã gặp khó khăn về mặt công nghệ, trong khi Amazon và Google đã đánh giá sai cách mà trợ lý giọng nói sẽ được sử dụng
Thay vào đó, các chatbot trí tuệ nhân tạo mới như ChatGPT, Google Bard và Bing AI đã nổi lên. Trong thập kỷ vừa qua, Siri đã gặp khó khăn về mặt công nghệ, trong khi Amazon và Google đã đánh giá sai cách mà trợ lý giọng nói sẽ được sử dụng. Điều này dẫn tới việc nó không mang lại nhiều giá trị cho người dùng.
Mục lục
Trợ lý ảo dần hết "đất diễn"
Vào ngày 4/10/2011 trong buổi lễ ra mắt iPhone 4S, Apple đã chính thức giới thiệu tính năng mới làm cho khán giả phải trầm trồ là Siri - một trợ lý ảo được tích hợp vào hệ điều hành iOS của iPhone. Siri trở thành tính năng độc quyền của các thiết bị Apple kể từ đó, cho phép người dùng tương tác với điện thoại thông qua giọng nói và yêu cầu thực hiện các tác vụ như gọi điện, gửi tin nhắn, tra cứu thông tin và điều khiển các ứng dụng,...
Hầu hết người dùng không còn ấn tượng hay phụ thuộc vào Siri và các trợ lý ảo khác như Alexa của Amazon hay Google Assistant
Kể từ cột mốc đó đến nay đã 12 năm trôi qua, hầu hết người dùng không còn ấn tượng hay phụ thuộc vào Siri và các trợ lý ảo khác như Alexa của Amazon hay Google Assistant. Các công nghệ này đã trở nên trì trệ và thậm chí đã trở thành chủ đề bỡn cợt trong một đoạn hài kịch trên chương trình "Saturday Night Live" vào năm 2018 về một loa thông minh (Amazon Echo) dành cho người cao tuổi.
Các trợ lý ảo AI chatbot đang làm cho thế giới công nghệ ngày nay phấn khích hơn bao giờ hết
Các trợ lý ảo AI chatbot đang làm cho thế giới công nghệ ngày nay phấn khích hơn bao giờ hết. Những công cụ này được trang bị Trí tuệ Nhân tạo tạo sinh (Generative AI) như ChatGPT của công ty OpenAI tại San Francisco hay Google Bard. Những AI chatbot này có khả năng tự tạo ra câu trả lời cho các câu hỏi bằng văn bản của người dùng một cách nhanh chóng.
Trong một thời gian ngắn kể từ khi được giới thiệu vào tháng 11/2022, ChatGPT đã được cải tiến rất nhiều. Vào tháng 3/2023, OpenAI đã ra mắt GPT-4 với nhiều tính năng và sự "thông minh" ưu việt. Sự phấn khích về các AI chatbot đã trở lại, giống như thời khi Siri, Alexa và các trợ lý giọng nói khác khiến thế giới phát cuồng. Vậy thì tại sao Siri và Google Assistant lại thất bại thê thảm trước một AI chatbot non trẻ như ChatGPT hay Google Bard?
Tính toán sai về định hướng người dùng
Trong suốt thập kỷ qua, các trợ lý ảo đã đối mặt với nhiều khó khăn. Theo cựu kỹ sư của Apple - John Burkey, người đã từng tham gia vào dự án Siri cho biết công nghệ phát triển Siri đã gặp phải nhiều trở ngại, bao gồm mã phức tạp phải cập nhật các tính năng cơ bản hàng tuần. Các cựu nhân viên của Amazon và Google đã tính toán sai khi đầu tư vào lĩnh vực trợ lý giọng nói, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên.
Các cựu nhân viên của Amazon và Google đã tính toán sai khi đầu tư vào lĩnh vực trợ lý giọng nói
Trong cuộc đua dẫn đến vị trí số một giữa các trợ lý ảo như Alexa của Amazon, Google Assistant, Siri của Apple,... đã vấp phải nhiều chỉ trích về tốc độ cập nhật khá chậm. Tờ The Verge đã bình luận vào năm 2016 rằng các bản nâng cấp lớn của Siri sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không thể hiểu được mong muốn của người dùng.
Alexa của Amazon, Google Assistant, Siri của Apple,... đã vấp phải nhiều chỉ trích về tốc độ cập nhật
Siri vẫn gặp khó khăn trong việc nhận dạng giọng nói và kết quả thường không chính xác, thậm chí khi hoạt động đúng thì cũng thường cho kết quả tệ. Nhiều lần, Siri đã hiểu sai ý của người dùng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Vào tháng 6/2017, tờ The Wall Street Journal đăng bài viết về phê phán sự thiếu đổi mới của Siri sau khi các đối thủ cạnh tranh đã vươn lên nhanh chóng trong lĩnh vực trợ lý giọng nói.
Khả năng nhận câu lệnh còn nhiều điểm "dở"
Các AI. chatbot được hỗ trợ bởi kỹ thuật mô hình ngôn ngữ lớn và là hệ thống được đào tạo để nhận dạng và tạo văn bản dựa trên dữ liệu cực kỳ lớn được lấy từ web, từ đó có thể đưa ra gợi ý các từ để hoàn thành một câu. Trong khi đó, Siri, Alexa và Google Assistant là các hệ thống ra lệnh và kiểm soát. Chúng có thể hiểu một số câu hỏi và yêu cầu như "Thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay thế nào?" hoặc "Hãy bật đèn flash điện thoại". Nếu người dùng yêu cầu trợ lý ảo làm điều gì đó không có trong mã lệnh, thì nó chỉ thông báo rằng nó không thể giúp được.
Theo ông Burkey, người được giao trọng trách cải tiến Siri vào năm 2014 đã cho biết rằng thiết kế của Siri rất phức tạp, điều này khiến việc thêm các tính năng mới trở nên tốn kém thời gian. Siri sử dụng một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn chứa các từ khóa, bao gồm tên của các nghệ sĩ, ca sĩ và địa điểm được phổ biến trên 20 ngôn ngữ. Điều này tạo ra rào cản lớn cho việc thêm một từ mới vào cơ sở dữ liệu của Siri.
Alexa và Google Assistant cũng dựa trên công nghệ tương tự như Siri
Ngoài ra, ông cho biết việc thêm các tính năng mới vào Siri mất nhiều công đoạn và mất thời gian do cơ sở dữ liệu của Siri chứa danh sách từ khổng lồ. Việc bổ sung các tính năng phức tạp như công cụ tìm kiếm mới có thể mất gần một năm. Do đó, Siri không thể trở thành một trợ lý sáng tạo như ChatGPT. Trong khi đó, Alexa và Google Assistant cũng dựa trên công nghệ tương tự như Siri nhưng để tạo ra thông điệp đây là phần mềm trợ lý cho người dùng.
AI chatbot kết hợp với trợ lý giọng nói sẽ là xu thế trong tương lai
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Financial Times vào tháng 3 năm nay, Giám đốc Điều hành của Microsoft - Satya Nadella đã cho biết rằng các trợ lý giọng nói hiện tại trông như "những cục đá" và công nghệ trợ lý AI chatbot thế hệ mới sẽ trở thành xu hướng tiên tiến. Vì vậy, Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD để tích hợp công nghệ của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm khác.
Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD để tích hợp công nghệ của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing
Theo The New York Times, Apple từ chối bình luận về Siri trong vấn đề chạy đua ở lĩnh vực này. Google cam kết cung cấp một trợ lý ảo tốt để giúp người dùng xử lý thao tác trên điện thoại. Họ đang thử nghiệm một chatbot AI là Bard để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Amazon cho biết mức độ tương tác của khách hàng trên toàn cầu với Alexa tăng 30% trong năm ngoái và họ rất lạc quan về sứ mệnh xây dựng chiến lược AI của riêng mình.
Nhiều "ông lớn" công nghệ đang chạy đua để có những phản ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT
Nhiều "ông lớn" công nghệ đang chạy đua để có những phản ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT. Tại trụ sở chính của Apple, vào tháng 2/2023, công ty đã tổ chức AI Summit nhằm giúp nhân viên tìm hiểu về mô hình ngôn ngữ lớn và các ứng dụng AI. Nhiều kỹ sư, bao gồm thành viên của nhóm Siri, đã thử nghiệm các khái niệm tạo ra ngôn ngữ cho AI mỗi tuần. Vào tháng 3/2023, Google thông báo rằng họ sẽ sớm phát hành công cụ AI hỗ trợ các doanh nghiệp, chính phủ và nhà phát triển phần mềm xây dựng các ứng dụng tích hợp AI chatbot vào nền tảng của họ.
Theo các chuyên gia AI, trong tương lai sẽ có sự kết hợp giữa công nghệ AI chatbot và trợ lý giọng nói. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ có thể điều khiển chatbot bằng giọng nói và người dùng sản phẩm của Apple, Amazon và Google có thể yêu cầu trợ lý ảo hỗ trợ họ trong công việc, chứ không chỉ giới hạn ở các tác vụ đơn giản như kiểm tra thời tiết hay ra các mệnh lệnh cơ bản.
Trong hơn một thập kỷ qua, các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant đã phát triển với mong muốn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và là hỗ trợ đắc lực của người dùng. Tuy nhiên, việc tính toán sai về hành vi của người dùng cùng với việc kỹ thuật công nghệ chưa hoàn thiện đã khiến cho những trợ lý ảo này không còn nhận được sự đón nhận của người dùng.
Thay vào đó, các chatbot trí tuệ nhân tạo mới như ChatGPT, Google Bard và Bing AI đã nổi lên. Trong thập kỷ vừa qua, Siri đã gặp khó khăn về mặt công nghệ, trong khi Amazon và Google đã đánh giá sai cách mà trợ lý giọng nói sẽ được sử dụng. Điều này dẫn tới việc nó không mang lại nhiều giá trị cho người dùng.
Mục lục
Trợ lý ảo dần hết "đất diễn"
Vào ngày 4/10/2011 trong buổi lễ ra mắt iPhone 4S, Apple đã chính thức giới thiệu tính năng mới làm cho khán giả phải trầm trồ là Siri - một trợ lý ảo được tích hợp vào hệ điều hành iOS của iPhone. Siri trở thành tính năng độc quyền của các thiết bị Apple kể từ đó, cho phép người dùng tương tác với điện thoại thông qua giọng nói và yêu cầu thực hiện các tác vụ như gọi điện, gửi tin nhắn, tra cứu thông tin và điều khiển các ứng dụng,...
Kể từ cột mốc đó đến nay đã 12 năm trôi qua, hầu hết người dùng không còn ấn tượng hay phụ thuộc vào Siri và các trợ lý ảo khác như Alexa của Amazon hay Google Assistant. Các công nghệ này đã trở nên trì trệ và thậm chí đã trở thành chủ đề bỡn cợt trong một đoạn hài kịch trên chương trình "Saturday Night Live" vào năm 2018 về một loa thông minh (Amazon Echo) dành cho người cao tuổi.
Các trợ lý ảo AI chatbot đang làm cho thế giới công nghệ ngày nay phấn khích hơn bao giờ hết. Những công cụ này được trang bị Trí tuệ Nhân tạo tạo sinh (Generative AI) như ChatGPT của công ty OpenAI tại San Francisco hay Google Bard. Những AI chatbot này có khả năng tự tạo ra câu trả lời cho các câu hỏi bằng văn bản của người dùng một cách nhanh chóng.
Trong một thời gian ngắn kể từ khi được giới thiệu vào tháng 11/2022, ChatGPT đã được cải tiến rất nhiều. Vào tháng 3/2023, OpenAI đã ra mắt GPT-4 với nhiều tính năng và sự "thông minh" ưu việt. Sự phấn khích về các AI chatbot đã trở lại, giống như thời khi Siri, Alexa và các trợ lý giọng nói khác khiến thế giới phát cuồng. Vậy thì tại sao Siri và Google Assistant lại thất bại thê thảm trước một AI chatbot non trẻ như ChatGPT hay Google Bard?
Tính toán sai về định hướng người dùng
Trong suốt thập kỷ qua, các trợ lý ảo đã đối mặt với nhiều khó khăn. Theo cựu kỹ sư của Apple - John Burkey, người đã từng tham gia vào dự án Siri cho biết công nghệ phát triển Siri đã gặp phải nhiều trở ngại, bao gồm mã phức tạp phải cập nhật các tính năng cơ bản hàng tuần. Các cựu nhân viên của Amazon và Google đã tính toán sai khi đầu tư vào lĩnh vực trợ lý giọng nói, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên.
Trong cuộc đua dẫn đến vị trí số một giữa các trợ lý ảo như Alexa của Amazon, Google Assistant, Siri của Apple,... đã vấp phải nhiều chỉ trích về tốc độ cập nhật khá chậm. Tờ The Verge đã bình luận vào năm 2016 rằng các bản nâng cấp lớn của Siri sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không thể hiểu được mong muốn của người dùng.
Siri vẫn gặp khó khăn trong việc nhận dạng giọng nói và kết quả thường không chính xác, thậm chí khi hoạt động đúng thì cũng thường cho kết quả tệ. Nhiều lần, Siri đã hiểu sai ý của người dùng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Vào tháng 6/2017, tờ The Wall Street Journal đăng bài viết về phê phán sự thiếu đổi mới của Siri sau khi các đối thủ cạnh tranh đã vươn lên nhanh chóng trong lĩnh vực trợ lý giọng nói.
Khả năng nhận câu lệnh còn nhiều điểm "dở"
Các AI. chatbot được hỗ trợ bởi kỹ thuật mô hình ngôn ngữ lớn và là hệ thống được đào tạo để nhận dạng và tạo văn bản dựa trên dữ liệu cực kỳ lớn được lấy từ web, từ đó có thể đưa ra gợi ý các từ để hoàn thành một câu. Trong khi đó, Siri, Alexa và Google Assistant là các hệ thống ra lệnh và kiểm soát. Chúng có thể hiểu một số câu hỏi và yêu cầu như "Thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay thế nào?" hoặc "Hãy bật đèn flash điện thoại". Nếu người dùng yêu cầu trợ lý ảo làm điều gì đó không có trong mã lệnh, thì nó chỉ thông báo rằng nó không thể giúp được.
Theo ông Burkey, người được giao trọng trách cải tiến Siri vào năm 2014 đã cho biết rằng thiết kế của Siri rất phức tạp, điều này khiến việc thêm các tính năng mới trở nên tốn kém thời gian. Siri sử dụng một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn chứa các từ khóa, bao gồm tên của các nghệ sĩ, ca sĩ và địa điểm được phổ biến trên 20 ngôn ngữ. Điều này tạo ra rào cản lớn cho việc thêm một từ mới vào cơ sở dữ liệu của Siri.
Ngoài ra, ông cho biết việc thêm các tính năng mới vào Siri mất nhiều công đoạn và mất thời gian do cơ sở dữ liệu của Siri chứa danh sách từ khổng lồ. Việc bổ sung các tính năng phức tạp như công cụ tìm kiếm mới có thể mất gần một năm. Do đó, Siri không thể trở thành một trợ lý sáng tạo như ChatGPT. Trong khi đó, Alexa và Google Assistant cũng dựa trên công nghệ tương tự như Siri nhưng để tạo ra thông điệp đây là phần mềm trợ lý cho người dùng.
AI chatbot kết hợp với trợ lý giọng nói sẽ là xu thế trong tương lai
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Financial Times vào tháng 3 năm nay, Giám đốc Điều hành của Microsoft - Satya Nadella đã cho biết rằng các trợ lý giọng nói hiện tại trông như "những cục đá" và công nghệ trợ lý AI chatbot thế hệ mới sẽ trở thành xu hướng tiên tiến. Vì vậy, Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD để tích hợp công nghệ của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing và các sản phẩm khác.
Theo The New York Times, Apple từ chối bình luận về Siri trong vấn đề chạy đua ở lĩnh vực này. Google cam kết cung cấp một trợ lý ảo tốt để giúp người dùng xử lý thao tác trên điện thoại. Họ đang thử nghiệm một chatbot AI là Bard để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Amazon cho biết mức độ tương tác của khách hàng trên toàn cầu với Alexa tăng 30% trong năm ngoái và họ rất lạc quan về sứ mệnh xây dựng chiến lược AI của riêng mình.
Nhiều "ông lớn" công nghệ đang chạy đua để có những phản ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT. Tại trụ sở chính của Apple, vào tháng 2/2023, công ty đã tổ chức AI Summit nhằm giúp nhân viên tìm hiểu về mô hình ngôn ngữ lớn và các ứng dụng AI. Nhiều kỹ sư, bao gồm thành viên của nhóm Siri, đã thử nghiệm các khái niệm tạo ra ngôn ngữ cho AI mỗi tuần. Vào tháng 3/2023, Google thông báo rằng họ sẽ sớm phát hành công cụ AI hỗ trợ các doanh nghiệp, chính phủ và nhà phát triển phần mềm xây dựng các ứng dụng tích hợp AI chatbot vào nền tảng của họ.
Theo các chuyên gia AI, trong tương lai sẽ có sự kết hợp giữa công nghệ AI chatbot và trợ lý giọng nói. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ có thể điều khiển chatbot bằng giọng nói và người dùng sản phẩm của Apple, Amazon và Google có thể yêu cầu trợ lý ảo hỗ trợ họ trong công việc, chứ không chỉ giới hạn ở các tác vụ đơn giản như kiểm tra thời tiết hay ra các mệnh lệnh cơ bản.