Nguyễn Mai
Well-known member
Mật ong kết tinh khiến nhiều người cảm thấy rất lạ, họ không biết nó có ăn được không.
Mật ong kết tinh là do pha đường, không phải là loại nguyên chất có độ tinh khiết cao, ít chất dinh dưỡng, do để tủ lạnh nên bị đóng băng thành đường? Nếu bạn từng có những thắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp.
Mật ong kết tinh có bình thường không? Tại sao nó kết tinh?
Mật ong kết tinh là một hiện tượng vật lý bình thường.
Mật ong được sử dụng rộng rãi trong các món tráng miệng, bánh ngọt và đồ uống. Trên thực tế, mật ong không chỉ ngọt mà còn có hương vị thơm hơn so với các loại đường thông thường (như đường cát, đường nâu, đường mía…). Nó chủ yếu chứa 2 loại đường chính là glucose và fructozơ. Cụ thể hơn, glucose dễ bị kết tinh ở nhiệt độ thấp và hàm lượng nước thấp.
Mật ong nguyên chất được lấy ra từ tổ ong, những con ong làm tăng nhiệt độ của tổ ong bằng cách vỗ cánh và chạm vào nhau trong quá trình tạo mật, từ đó làm bay hơi nước trong mật nên hàm lượng nước thường ít hơn 20 %.
Sau khi tạo thành mật, nhiệt độ môi trường thấp hơn 13 độ C, đường glucose sẽ kết tinh, biến bọt khí trong mật ong thành một tinh thể rắn nên tạo ra hiện tượng mật ong kết tinh.
Điều kiện nào khiến mật ong bị kết tinh?
Một số mật ong kết tinh và một số thì không? Mật ong kết tinh cần đáp ứng 2 điều kiện:
1. Nhiệt độ môi trường thấp hơn 13 độ
Mật ong khi được bảo quản trong tủ lạnh có xu hướng kết tinh khi gặp nhiệt độ thấp. Ngoài ra do nhiệt độ ở miền bắc thấp hơn vào mùa đông nên khả năng kết tinh ở nhiệt độ phòng sẽ cao hơn so với miền nam.
2. Hàm lượng glucose càng cao càng dễ kết tinh
Mật ong từ các nguồn mật hoa khác nhau có hàm lượng glucose khác nhau. Một số loại mật ong bán sẵn trên thị trường không dễ kết tinh do hàm lượng glucose thấp.
Độ tinh khiết của mật ong là chưa đủ, một số nhà sản xuất sẽ thêm đường fructose nhân tạo mà không được phép (đường fructose nhân tạo là một trong những sản phẩm được chế biến từ tinh bột ngô), khiến cho mật ong không thể kết tinh.
Mật ong kết tinh có ăn được không?
Mật ong kết tinh là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của mật ong, có thể ăn được.
Hình thức bên ngoài của mật ong thay đổi theo mức độ kết tinh. Mật ong kết tinh ở mức nhẹ trông như có cặn ở đáy hoặc lẫn tạp chất ở giữa. Mật ong kết tinh ở mức hoàn toàn có thể đặc như mứt, thậm chí không chảy chút nào.
Nếu bạn muốn ăn mật ong kết tinh, có thể thử 3 cách dưới đây:
- Dùng nước ấm 40-50 độ C để đun, mật ong kết tinh dần dần chuyển sang dạng lỏng. Cần lưu ý nếu nhiệt độ nước vượt quá 50 độ C, hoạt tính enzym của mật ong có thể bị phá hủy.
- Mật ong kết tinh rất đặc, rất thích hợp để phết mứt lên bánh mì nướng hoặc bánh quy.
- Thay đường bằng mật ong kết tinh, thêm vào trà ấm, cà phê hoặc thêm nước ở nhiệt độ bình thường để pha thành nước uống.
Mật ong kết tinh là do pha đường, không phải là loại nguyên chất có độ tinh khiết cao, ít chất dinh dưỡng, do để tủ lạnh nên bị đóng băng thành đường? Nếu bạn từng có những thắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp.
Mật ong kết tinh có bình thường không? Tại sao nó kết tinh?
Mật ong kết tinh là một hiện tượng vật lý bình thường.
Mật ong được sử dụng rộng rãi trong các món tráng miệng, bánh ngọt và đồ uống. Trên thực tế, mật ong không chỉ ngọt mà còn có hương vị thơm hơn so với các loại đường thông thường (như đường cát, đường nâu, đường mía…). Nó chủ yếu chứa 2 loại đường chính là glucose và fructozơ. Cụ thể hơn, glucose dễ bị kết tinh ở nhiệt độ thấp và hàm lượng nước thấp.
Mật ong nguyên chất được lấy ra từ tổ ong, những con ong làm tăng nhiệt độ của tổ ong bằng cách vỗ cánh và chạm vào nhau trong quá trình tạo mật, từ đó làm bay hơi nước trong mật nên hàm lượng nước thường ít hơn 20 %.
Sau khi tạo thành mật, nhiệt độ môi trường thấp hơn 13 độ C, đường glucose sẽ kết tinh, biến bọt khí trong mật ong thành một tinh thể rắn nên tạo ra hiện tượng mật ong kết tinh.
Điều kiện nào khiến mật ong bị kết tinh?
Một số mật ong kết tinh và một số thì không? Mật ong kết tinh cần đáp ứng 2 điều kiện:
1. Nhiệt độ môi trường thấp hơn 13 độ
Mật ong khi được bảo quản trong tủ lạnh có xu hướng kết tinh khi gặp nhiệt độ thấp. Ngoài ra do nhiệt độ ở miền bắc thấp hơn vào mùa đông nên khả năng kết tinh ở nhiệt độ phòng sẽ cao hơn so với miền nam.
2. Hàm lượng glucose càng cao càng dễ kết tinh
Mật ong từ các nguồn mật hoa khác nhau có hàm lượng glucose khác nhau. Một số loại mật ong bán sẵn trên thị trường không dễ kết tinh do hàm lượng glucose thấp.
Độ tinh khiết của mật ong là chưa đủ, một số nhà sản xuất sẽ thêm đường fructose nhân tạo mà không được phép (đường fructose nhân tạo là một trong những sản phẩm được chế biến từ tinh bột ngô), khiến cho mật ong không thể kết tinh.
Mật ong kết tinh có ăn được không?
Mật ong kết tinh là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của mật ong, có thể ăn được.
Hình thức bên ngoài của mật ong thay đổi theo mức độ kết tinh. Mật ong kết tinh ở mức nhẹ trông như có cặn ở đáy hoặc lẫn tạp chất ở giữa. Mật ong kết tinh ở mức hoàn toàn có thể đặc như mứt, thậm chí không chảy chút nào.
Nếu bạn muốn ăn mật ong kết tinh, có thể thử 3 cách dưới đây:
- Dùng nước ấm 40-50 độ C để đun, mật ong kết tinh dần dần chuyển sang dạng lỏng. Cần lưu ý nếu nhiệt độ nước vượt quá 50 độ C, hoạt tính enzym của mật ong có thể bị phá hủy.
- Mật ong kết tinh rất đặc, rất thích hợp để phết mứt lên bánh mì nướng hoặc bánh quy.
- Thay đường bằng mật ong kết tinh, thêm vào trà ấm, cà phê hoặc thêm nước ở nhiệt độ bình thường để pha thành nước uống.