Mật ong điên - món ăn quý ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Tuấn

Well-known member
Mật ong điên được coi là bài thuốc dân gian quý lưu truyền qua nhiều thế hệ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong túp lều ong bằng gỗ nhỏ đặt trên những cây cọc bọc kim loại, tiếng ong vò vẽ nghe rõ ràng và dai dẳng. Mặc bộ đồ bảo vệ nhưng không đeo găng tay, Hasan Kutluata bóp ống thổi trên máy hun khói ong chứa gỗ thông. Những vòng khói nhạt xoay tròn trong không khí. Khói có tác dụng làm giảm sự hung hãn của ong, che đi mùi pheromone mà chúng tiết ra khi cảm thấy nguy hiểm và cảnh báo để những con ong khác tấn công.

Khi Kutluta nhấc nắp tổ ong tròn bằng gỗ lên, tiếng vo ve càng rõ ràng. Nhưng những con ong này không tức giận, chỉ có mật của chúng "nổi điên".




Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:05
/
Thời lượng 0:08
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình

Một con ong đang hút mật trên dãy Kaçkar, nơi Kutluata đặt các nhà nuôi ong. Video: CNN
Kutluata bắt đầu thu hoạch deli bal, trong đó bal nghĩa là "mật ong" còn deli là "điên". Khu vực Biển Đen ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong hai nơi hiếm hoi trên thế giới sản xuất loại mật ong điên này. Nơi còn lại nằm trên dãy Himalaya ở Nepal.

Trong những khu rừng nguyên sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoa đỗ quyên tím nở rực rỡ vào mùa xuân. Những con ong hút mật từ loài hoa này để tạo ra loại "mật ong điên" nổi tiếng, theo Kutluata.

Ong hút mật hoa đỗ quyên để tạo ra mật ong điên. Ảnh: CNN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 433.219px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hoa đỗ quyên tím. Ong hút mật hoa đỗ quyên để tạo ra mật ong điên. Ảnh: CNN


Ong hút mật hoa đỗ quyên để tạo ra mật ong điên. Ảnh: CNN

Mật hoa chứa một loại độc tố tự nhiên có tên grayanotoxin. Lượng độc tố này có trong mật ong, và tùy theo mùa cũng như loại hoa ong đã hút mật. Một thìa nhỏ loại mật ong điên này có thể gây buồn ngủ và nếu ăn hết một lọ, bạn sẽ phải nhập viện.

Hàng nghìn năm qua, deli bal được sử dụng như một loại thuốc dân gian. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ uống một thìa mỗi ngày để hạ đường huyết hoặc tăng nhu cầu sinh lý. Ngày nay, mật ong điên được bán với giá cao, dù chúng có khả năng gây nguy hiểm. Kutluata nói mọi người không nên ăn quá nhiều loại mật này, nếu không sẽ bị chóng mặt, sốt nhẹ, buồn nôn và khó đi lại.


Kutluata dùng dao cẩn thận lấy mật ong ra khỏi tổ, hứng vào xô. Mật chảy ra sánh và ngọt, màu hổ phách sẫm, mùi rất nồng. Vị đắng của thảo mộc ẩn chứa trong vị ngọt của loại mật ong này, tạo cảm giác nóng rát lan tỏa nơi cuống họng.

"Chúng ta nên cẩn thận khi dùng, cái gì quá cũng không tốt", Kutluata nói.

Vào thế kỷ IV trước Công Nguyên, nhà lãnh đạo người Hy Lạp Xenophon viết về những người lính khi đến gần khu vực Biển Đen đã ăn quá nhiều loại mật ong này. Cuối cùng, không ai trong nhóm lính đó có thể đứng dậy. Những người ăn ít thì di chuyển lảo đảo giống say rượu, người ăn nhiều có triệu chứng điên loạn, một số tiên lượng nặng. Vì ăn quá nhiều mật dẫn đến sức khỏe không ổn định, quân đội của Xenophon thất bại.

Mật ong điên - món ăn quý ở Thổ Nhĩ Kỳ



Kutluata đang thu hoạch mật ong. Video: CNN
Khi Kutluata thu hoạch xong mật ong, anh xuống đất rồi rút thang để không ai có thể tiếp cận tổ ong ở phía trên. Tổ ong được đặt cách mặt đất khoảng 3 m nhằm ngăn chặn những con gấu rừng có thể leo lên và lấy mật. Kutluata từng có trải nghiệm đau thương khi bị gấu tấn công cách đây gần 20 năm. Khi đó, một con gấu đã lấy trộm mật ong điên ăn và ngủ say. Khi Kutluata đến nơi cũng là lúc con vật thức dậy. Anh và những người bạn khi đó đã bị gấu rượt đuổi. Kutluata phải vào phòng chăm sóc đặc biệt hơn một tuần, ngày nay chân tay anh vẫn còn vết sẹo do gấu để lại.

"Dù sợ gấu hay không, chúng tôi vẫn phải làm công việc này", Kutluata nói. Anh vẫn tiếp tục nuôi ong lấy mật và gặp gấu hầu như mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết các con gấu đều chạy trốn khi thấy người. "Chúng tôi cũng chạy khi thấy gấu", anh nói thêm.

Kutluata sống cùng bố mẹ và vợ con, gia đình anh ba đời đều nuôi ong và ở gần làng Yaylacılar (làng ong). Hàng ngày, anh đều lái xe tải từ nhà, lao ầm ầm trên những con đường mòn quanh co trên núi để đến chỗ lấy mật. Làng của anh rất mát vào mùa hè, không khí trong lành, có một con sông để mọi người cùng tắm mát, bơi lội. Cuộc sống trong làng cũng rất yên tĩnh, không có tiếng ồn.

Emine, vợ Kutluata, cho biết môi trường trong lành góp phần tạo nên chất lượng tốt cho mật ong. Vào mùa hè, nếu không mưa, đàn ong Kutluata của có thể cho thu hoạch mật sau 20 ngày. Mật càng để lâu trong tổ càng chất lượng.

Mật ong điên trứ danh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 491.453px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Mật ong điên trứ danh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN

Mật ong điên trứ danh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN

Mật ong là món ăn trong bữa sáng của các gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mọi người thường trộn mật với bơ và phết lên bánh mì để chào đón một ngày mới thịnh soạn và đầy năng lượng. Với Emine, mật ong đạt diện cho sức khỏe. Cô sử dụng khi đau họng, bị ho hay cảm thấy mệt.

Với Kutluata, những con ong chính là phương thuốc phục hồi sức khỏe tinh thần. Mỗi khi căng thẳng, chán nản hay phiền muộn trong cuộc sống, anh lại tìm đến những tổ ong. "Tôi mở tổ ra, chăm sóc chúng và cảm thấy bình yên, hạnh phúc. Mọi căng thẳng đều biến mất", anh nói.

Deli bal được bán hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ không khuyến nghị tiêu thụ loại này.
 
Bên trên