Từ Minh Quân
Well-known member
Tìm kiếm sự hỗ trợ qua fanpage mạo danh Bảo hiểm xã hội, một số người đã bị dẫn dụ "chuyển tiền để hoàn tất hồ sơ".
Tối 20/4, Cồng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã có một số nạn nhân bị mắc bẫy sau khi truy cập vào fanpage giả mạo cơ quan này. Hồi tháng 2, một người sinh năm 1992 tại Hải Dương báo mất 100 triệu đồng. Tuần này, một người tại Lạng Sơn cũng gặp thủ đoạn tương tự và mất 1,4 triệu đồng.
Ngày 19/4, có nhu cầu gộp sổ bảo hiểm, chị Hứa Thị B lên mạng xã hội tìm dịch vụ làm hồ sơ nhanh và thấy fanpage Giải đáp thắc mắc BHXH trên Facebook. Trang này sử dụng logo, hình ảnh của cơ quan bảo hiểm và có khoảng 1,2 nghìn người theo dõi, nhưng không có dấu tích xanh xác thực.
Fanpage mạo danh Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Fanpage này hướng dẫn chị B liên hệ với nhân viên tư vấn qua Zalo để được hỗ trợ nhanh. Sau khi yêu cầu cung cấp mã số sổ và thời gian đóng bảo hiểm, chị được yêu cầu nộp 500.000 đồng phí nộp hồ sơ qua tài khoản ngân hàng. Nhận văn bản "chốt sổ và gộp sổ" với dấu đỏ và chữ ký giống với cơ quan bảo hiểm, chị lại được thông báo cần chuyển 900.000 đồng để hoàn tất quá trình. Đến khi người kia đòi chuyển tiếp 2 triệu đồng, chị B tỏ ra nghi ngờ thì bị chặn liên hệ.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kẻ gian đánh vào tâm lý mong muốn được giải quyết hồ sơ nhanh qua mạng, không phải trực tiếp đến làm các thủ tục của người dân. Trong quá trình dẫn dụ, chúng thực hiện nhiều bước, mỗi bước lại yêu cầu nộp một khoản phí ngày càng tăng lên.
"Sau khi biết mình bị lừa, chị B liên lạc qua số điện thoại của Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, Lạng Sơn và được tư vấn thủ tục gộp sổ mà không mất khoản phí nào theo quy định", cơ quan này cho hay.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến nghị người dân cảnh giác trước các thông tin mạo danh trên Internet, không nên tìm hiểu thông tin qua các fanpage, diễn đàn không chính thống, nếu có nhu cầu có thể liên hệ qua số hotline 1900.9068, ứng dụng VssID, website chính thức hoặc các cơ quan bảo hiểm cấp huyện/tỉnh.
Trong báo cáo An toàn thông tin 2022, công ty Bkav thống kê trung bình cứ bốn người dùng Việt Nam thì có ba người từng tiếp xúc trò lừa online. Chiến lược "rải thảm" của hacker cùng các mánh khóe ngày càng tinh vi khiến người dùng dễ sơ sẩy trở thành nạn nhân. Bên cạnh việc tạo hàng loạt fanpage mạo danh, kẻ gian còn lập website, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin brandname của các cơ quan, tổ chức để dụ người dùng làm theo ý đồ.
Tối 20/4, Cồng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã có một số nạn nhân bị mắc bẫy sau khi truy cập vào fanpage giả mạo cơ quan này. Hồi tháng 2, một người sinh năm 1992 tại Hải Dương báo mất 100 triệu đồng. Tuần này, một người tại Lạng Sơn cũng gặp thủ đoạn tương tự và mất 1,4 triệu đồng.
Ngày 19/4, có nhu cầu gộp sổ bảo hiểm, chị Hứa Thị B lên mạng xã hội tìm dịch vụ làm hồ sơ nhanh và thấy fanpage Giải đáp thắc mắc BHXH trên Facebook. Trang này sử dụng logo, hình ảnh của cơ quan bảo hiểm và có khoảng 1,2 nghìn người theo dõi, nhưng không có dấu tích xanh xác thực.
Fanpage mạo danh Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Fanpage này hướng dẫn chị B liên hệ với nhân viên tư vấn qua Zalo để được hỗ trợ nhanh. Sau khi yêu cầu cung cấp mã số sổ và thời gian đóng bảo hiểm, chị được yêu cầu nộp 500.000 đồng phí nộp hồ sơ qua tài khoản ngân hàng. Nhận văn bản "chốt sổ và gộp sổ" với dấu đỏ và chữ ký giống với cơ quan bảo hiểm, chị lại được thông báo cần chuyển 900.000 đồng để hoàn tất quá trình. Đến khi người kia đòi chuyển tiếp 2 triệu đồng, chị B tỏ ra nghi ngờ thì bị chặn liên hệ.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kẻ gian đánh vào tâm lý mong muốn được giải quyết hồ sơ nhanh qua mạng, không phải trực tiếp đến làm các thủ tục của người dân. Trong quá trình dẫn dụ, chúng thực hiện nhiều bước, mỗi bước lại yêu cầu nộp một khoản phí ngày càng tăng lên.
"Sau khi biết mình bị lừa, chị B liên lạc qua số điện thoại của Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, Lạng Sơn và được tư vấn thủ tục gộp sổ mà không mất khoản phí nào theo quy định", cơ quan này cho hay.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến nghị người dân cảnh giác trước các thông tin mạo danh trên Internet, không nên tìm hiểu thông tin qua các fanpage, diễn đàn không chính thống, nếu có nhu cầu có thể liên hệ qua số hotline 1900.9068, ứng dụng VssID, website chính thức hoặc các cơ quan bảo hiểm cấp huyện/tỉnh.
Trong báo cáo An toàn thông tin 2022, công ty Bkav thống kê trung bình cứ bốn người dùng Việt Nam thì có ba người từng tiếp xúc trò lừa online. Chiến lược "rải thảm" của hacker cùng các mánh khóe ngày càng tinh vi khiến người dùng dễ sơ sẩy trở thành nạn nhân. Bên cạnh việc tạo hàng loạt fanpage mạo danh, kẻ gian còn lập website, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin brandname của các cơ quan, tổ chức để dụ người dùng làm theo ý đồ.